Viêm màng ngoài tim co thắt là gì? 8 điều bạn cần biết để vệ sức khỏe tim mạch

Nguyễn Phương Thảo

09-01-2025

goole news
16

Viêm màng ngoài tim co thắt là một trong những bệnh lý tim mạch nghiêm trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của trái tim và sức khỏe tổng thể. Dù không phổ biến như một số bệnh tim khác, tình trạng này có khả năng gây ra những biến chứng đặc biệt nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong bài viết này, Bệnh viện Phương Đông sẽ cung cấp thông tin toàn diện về căn bệnh này, từ định nghĩa, nguyên nhân, đến cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả, giúp bạn bảo vệ trái tim của mình một cách tốt nhất.

Khái quát về viêm màng ngoài tim co thắt 

Viêm màng ngoài tim co thắt là tình trạng lớp màng mỏng bao quanh tim trở nên dày và cứng do quá trình viêm mạn tính, dẫn đến mất tính đàn hồi. Sự xơ hóa và vôi hóa này tạo thành một "vỏ cứng" bao quanh các buồng tim, hạn chế khả năng giãn nở trong kỳ tâm trương, từ đó cản trở quá trình đổ đầy máu vào tâm thất và gây ra các triệu chứng suy tim. 

Hình ảnh minh hoạ về bệnh lý viêm màng ngoài tim

Hình ảnh minh hoạ về bệnh lý viêm màng ngoài tim

Bệnh nhân có thể gặp ở mọi độ tuổi từ 1-75. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh cao thường trong độ tuổi từ 30-50. Trong đó, nam giới dễ mắc bệnh hơn nữ giới (3 nam/1 nữ) 

Căn nguyên gây bệnh viêm màng ngoài tim co thắt 

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do viêm mủ màng ngoài tim không được điều trị hiệu quả. Những nguyên nhân gây viêm mủ màng ngoài tim có nguy cơ dẫn đến viêm màng ngoài tim co thắt bao gồm: 

  •  Các bệnh lý nhiễm trùng: Nhiễm khuẩn (cầu khuẩn màng não, vi khuẩn tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, liên cầu, bệnh lao, vi khuẩn lậu,...);
  • Nhiễm virus: Virus cúm A và B, virus Coxsackie A và B, virus gây bệnh thuỷ đậu;
  • Nấm Histoplasmosis;
  • Nhiễm ký sinh trùng amip lỵ, echinococcus;
  • Biến chứng sau phẫu thuật tim hoặc chấn thương vùng ngực;  
  • Tiếp xúc với tia xạ trong điều trị ung thư vùng ngực, đặc biệt là ở liều cao; 
  • Các bệnh lý tự miễn: Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp...;
  • Di căn của các khối u ác tính đến màng ngoài tim;
  • Tăng ure máu trong suy thận mạn tính. 

Việc nhận biết và điều trị sớm các nguyên nhân này là quan trọng để ngăn chặn tiến triển của viêm màng ngoài tim co thắt và bảo vệ chức năng tim.

Bệnh viêm màng ngoài tim co thắt có cơ hội chữa khỏi được không? 

Bệnh viêm màng ngoài tim co thắt là một bệnh lý nghiêm trọng, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân mà sẽ có cơ hội chữa trị khỏi hoàn toàn. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu cũng như điều trị kịp thời có thể gia tăng tỷ lệ khỏi bệnh. 

Đối với trường hợp có thể chữa khỏi 

Với những bệnh nhân mà nguyên nhân gây bệnh là tạm thời hoặc có thể điều trị triệt để như nhiễm trùng hoặc do tác dụng phụ của thuốc có thể điều trị và chữa khỏi hoàn toàn. 

Phẫu thuật cắt bỏ màng ngoài tim là phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất đối với trường hợp viêm màng ngoài tim co thắt nặng. Sau khi kết thúc cuộc phẫu thuật, nếu không xảy ra biến chứng nghiêm trọng, người bệnh hay chức năng tim có thể phục hồi và cải thiện đáng kể. 

Đối với trường hợp không thể khỏi hoàn toàn 

Nếu bệnh liên quan tới các nguyên nhân mãn tính như xơ hoá sau xạ trị, bệnh tự miễn (lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp), tình trạng viêm kéo dài thì việc điều trị có thể chỉ được kiểm soát chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Trường hợp này bệnh nhân cần điều trị lâu dài để duy trì chức năng tim và kiểm soát triệu chứng. 

Triệu chứng của bệnh viêm màng ngoài tim co thắt 

Triệu chứng lâm sàng của viêm màng ngoài tim có thể là cấp tính, bán cấp tính hoặc mãn tính. Tuy nhiên, đối với người bệnh thường biểu hiện các triệu chứng mãn tính bao gồm: 

  • Mệt mỏi; 
  • Chóng mặt, hoa mắt; 
  • Khó thở khi vận động gắng sức; 
  • Tràn dịch màng bụng; 
  • Phù nề ở chân và mắt cá chân; 
  • Giảm khối lượng cơ; 
  • Mất cảm giác thèm ăn, cảm thấy no nhanh mặc dù ăn rất ít. 

Các triệu chứng dựa vào việc thăm khám bao gồm: dấu hiệu Kussmaul, tĩnh mạch cổ nổi cao, tràn dịch màng phổi, tiếng cọ màng ngoài tim, cổ trướng, phù nề. 

Xem thêm:

Cách chẩn đoán bệnh viêm màng co thắt 

Việc chẩn đoán xác định tình trạng bệnh viêm màng ngoài tim co thắt không có quá nhiều trở ngại. Tuy nhiên, triệu chứng lại rất khó phát hiện, nhất là giai đoạn đầu. Đối với đối tượng nguy cơ cao hoặc khám sức khỏe tim mạch phát hiện bất thường cần được kiểm tra. 

Hình ảnh từ chụp cộng hưởng từ của màng ngoài tim

Hình ảnh từ chụp cộng hưởng từ của màng ngoài tim 

  • Siêu âm Doppler: Đây được xem là phương pháp đầu tiên để thăm dò chẩn đoán viêm màng ngoài tim co thắt cũng như các bệnh lý tim khác. 
  • Chụp MRI/chụp CT: Đối với chụp MRI sẽ giúp phát hiện sự vôi hoá và sự tràn dịch tim. Còn chụp CT sẽ cho ta thấy được hình ảnh chi tiết hơn, bao gồm các lát cắt thể hiện chính xác tình hình hoạt động của tim và màng tim. Ngoài ra, chụp CT còn cho thấy rõ màng tim dày lên, xuất hiện sẹo,  giãn tĩnh mạch chủ dưới, mô sợi,...
  • Điện tâm đồ (ECG): Điện tâm đồ thường được ứng dụng trong việc kiểm tra hoạt động của tim, song phương pháp này lại không đặc hiệu trong chẩn đoán viêm màng ngoài tim. Kết quả cho thấy sự biến đổi ST hoặc không, điện thế thấp, dấu hiệu nhịp nhanh,...
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm sinh hoá máu để tìm kiếm dấu hiệu suy tim cũng được dùng để chẩn đoán tình trạng viêm màng ngoài tim co thắt. Tuy nhiên với những bệnh nhân viêm màng ngoài tim thông thường, phương pháp này không được khuyến khích. 
  • Chụp X-quang: Phương pháp này ít được ứng dụng trong việc chẩn đoán viêm màng ngoài tim bởi chụp CT phổ biến và giá trị chẩn đoán cao hơn. Ảnh chụp X-quang có thể cho thấy được tình trạng vôi hoá xung quanh tim.

Điều trị viêm màng ngoài tim co thắt 

Điều trị viêm màng ngoài tim co thắt tập trung chủ yếu vào việc xác định nguyên nhân và kiểm soát triệu chứng nhằm đưa ra phác đồ điều trị thích hợp: 

Điều trị nội khoa 

  • Dùng thuốc lợi tiểu để giảm chất lỏng tích tụ và gánh nặng lên tim; 
  • Thuốc chống viêm (corticosteroid) có thể được sử dụng nếu bệnh liên quan tới viêm hoặc thuốc giảm đau không steroid trong 2-3 tháng; 
  • Điều trị gốc rễ nguyên nhân như kháng sinh nếu bệnh xuất phát từ việc bị nhiễm trùng. 

Phẫu thuật 

Phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất điều trị dứt điểm viêm màng ngoài tim co thắt mãn tính và có thể phải cắt bỏ toàn bộ màng ngoài tim nếu khả thi. 

Phẫu thuật được chỉ định với những nhân có triệu chứng dai dẳng kéo dài

Phẫu thuật được chỉ định với những nhân có triệu chứng dai dẳng kéo dài

Ước tính có 80- 90% bệnh nhân mắc bệnh viêm màng ngoài tim co thắt trải qua phẫu thuật cắt màng tim thành công, cải thiện đáng kể triệu chứng suy tim 1 và 2. Hơn 60% bệnh nhân hồi phục huyết động học tim sau phẫu thuật. 

Tuy nhiên, ở trong giai đoạn đầu của bệnh hoặc những bệnh nhân có bệnh tiến triển, phẫu thuật cắt màng ngoài tim có thể không được khuyến cáo vì nguy cơ rủi ro cao. Tỷ lệ tử vong ước tính từ 40- 60%. 

Cách sơ cứu khẩn cấp cho bệnh nhân bị viêm màng ngoài tim co thắt 

  • Liên hệ 115 cấp cứu ngay lập tức; 
  • Trong khi chờ xe cấp cứu tới hãy giữ cho người bệnh ở tư thế nửa ngồi, phần đầu và lưng được nâng cao để giảm bớt áp lực lên tim và phổi, giúp bệnh nhân dễ thở hơn. Không nên để bệnh nhân nằm thẳng vì sẽ khiến họ cảm thấy khó thở hơn; 
  • Kiểm tra nhịp tim và nhịp thở của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không thở được hoặc khó thở, hãy chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu cần. Trường hợp bệnh nhân ngừng tim hoặc ngừng thở đột ngột, cần thực hiện hồi sinh tim phổi (CPR) ngay lập tức. 
  • Dùng chăn hoặc áo khoác để giữ ấm cho người bệnh trong trường hợp tím tái hoặc họ cảm thấy lạnh. 

Lưu ý: 

  • Không tự ý cho bệnh nhân uống thuốc khi không được kê theo đơn của bác sĩ. Đặc biệt là thuốc giảm đau hay thuốc lợi tiểu;
  • Không di chuyển người bệnh nếu không cần thiết vì có thể làm tăng áp lực lên tim. 

Một số lưu ý đối với người bị viêm màng ngoài tim co thắt 

Để ngăn ngừa biến chứng cũng như đẩy nhanh quá trình hồi phục, người bệnh cần lưu ý một số điều sau: 

  • Tuân thủ phác đồ điều trị một cách nghiêm túc và chặt chẽ. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý ngưng dùng thuốc bởi điều này có thể làm cho tình trạng bệnh có thể trở nên nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chỉ nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ; 
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp và nhịp tim để nhận biết được các biến đổi thất thường. Từ đây bác sĩ sẽ điều chỉnh lại phác đồ điều trị phù hợp;
  • Xây dựng một chế độ ăn uống đủ chất và lành mạnh. Hạn chế dung nạp những thực phẩm nhiều muối để giảm tình trạng tích tụ chất lỏng trong cơ thể, một ngày chỉ nên dùng 2-3g;
  • Đảm bảo uống đầy đủ nước cơ thể cần cho một ngày, nhiều quá cũng sẽ không tốt bởi có thể gây áp lực lên tim;
  • Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc. Cố gắng tránh những tình huống khiến cho tinh thần căng thẳng, lo lắng vì sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn; 
  • Vận động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc các bài tập hít thở giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ tuần hoàn. Tránh hoạt động gắng sức khiến căng thẳng cho tim;
  • Liên hệ ngay với bác sĩ điều trị khi nhận thấy có các triệu chứng bất thường như khó thở, đau ngực dữ dội, ngất xỉu,...; 
  • Chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp bất ngờ, biết cách sơ cứu cơ bản;
  • Nếu trong trường hợp bắt buộc cần phẫu thuật, bệnh nhân và người nhà cần chuẩn bị sẵn tâm lý và tài chính vững vàng để đáp ứng điều trị; 

Đặt lịch khám tại Bệnh viện Phương Đông, Quý khách hàng có thể liên hệ qua hotline 1900 1806 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây. Đội ngũ tư vấn sẽ hỗ trợ khách hàng sớm nhất. 

Kết luận 

Hiểu rõ về viêm màng ngoài tim co thắt là bước đầu tiên để bảo vệ sức khỏe tim mạch và nâng cao chất lượng cuộc sống. Những kiến thức cơ bản và cách chăm sóc sức khỏe đúng đắn không chỉ giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả mà còn giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Đừng chờ đợi khi triệu chứng trở nên trầm trọng – hãy chủ động chăm sóc trái tim của mình từ hôm nay để đảm bảo một tương lai khỏe mạnh và bền vững.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

19

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám