Viêm nang lông: Bệnh da liễu cần được trị sớm

Đào Thị Huyền

13-03-2022

goole news
16

Viêm nang lông là bệnh ngoài da xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trừ lòng bàn chân và bàn tay. Viêm nang lông không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ. Dưới đây là nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị viêm nang lông. Cùng tham khảo thêm để có những thông tin hữu ích.   

Thông qua các lỗ chân lông, bã nhờn và mồ hôi trong cơ thể được đào thải ra ngoài. Tuy nhiên vì nhiều lý do khiến chúng bị mắc kẹt lại trên da. Từ đó vi khuẩn gây bệnh phát triển làm viêm da, dần dần trở thành viêm nang lông.

Mặc dù đây là bệnh lý phổ biến, không gây nguy hiểm nhưng về lâu dài viêm nang lông vẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh; đặc biệt là các chị em, phụ nữ. Do đó, các chuyên gia luôn khuyến khích người bệnh nên đi khám sớm và điều trị tận gốc tình trạng này.   

Viêm nang lông là gì?

viêm nang lông là bệnh về da do các nang lông bị viêm trên cơ thể như: lưng, mông, cánh tay, chân

Viêm nang lông là bệnh về da do các nang lông bị viêm trên cơ thể như: lưng, mông, cánh tay, chân

Viêm nang lông là bệnh về da do các nang lông bị viêm trên cơ thể như: chân, cánh tay, râu, lưng, mông và chân.

Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi nhưng thường xuất hiện nhiều nhất là ở người trẻ và thanh thiếu niên. Nguyên nhân do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn. 

Ban đầu, trên da sẽ xuất hiện những nốt mụn nhỏ đầu trắng hoặc những búi nhỏ màu đỏ xung quanh nang lông. Nếu không đi khám và điều trị, tình trạng bệnh sẽ tiến triển và lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể.

Bệnh không nguy hiểm, nhưng bệnh để lại cảm giác khó chịu, đau, ngứa. Trong những trường hợp nghiêm trọng; bệnh có thể để lại sẹo và gây rụng tóc vĩnh viễn.

Với trường hợp bệnh nhẹ, có thể điều trị bằng các biện pháp tự chăm sóc cơ bản và bệnh sẽ khỏi sau vài ngày. Đối với trường hợp nặng hoặc tái phát nhiều lần. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị theo chỉ định của các chuyên gia. 

Phân loại bệnh viêm nang lông

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương của bệnh. Bệnh được phân loại thành 2 thể gồm:

  • Viêm nang lông nông: Tình trạng này liên quan đến một phần nang trứng. Xảy ra do nấm Pityrosporum, vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc sử dụng dao cạo lông sai cách…
  • Viêm nang lông sâu: Tình trạng này liên quan đến toàn bộ nang trứng. Xảy ra do các vi khuẩn gram âm hoặc viêm nang lông bạch cầu ái toan...

Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông

Vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) là tác nhân gây viêm nang lông

Vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) là tác nhân gây bệnh

Để điều trị được bệnh viêm nang lông. Việc xác định nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết. Đa số các bệnh ngoài da đều do nhiều yếu tố tác động; trong đó có bệnh viêm nang lông. 

Theo các chuyên gia, vi khuẩn staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) là tác nhân gây nên viêm nang lông. Chúng ẩn nấp dưới các nang lông chờ thời điểm thuận lợi sẽ phát triển và gây bệnh. 

Ngoài ra cũng có thể do nấm hoặc virus và một số nguyên nhân khác, cụ thể như sau:

  • Do da tăng tiết bã nhờn khiến dầu nhờn sản sinh ra nhiều hơn, gây bít tắc nang lông.
  • Dùng các mỹ phẩm kém chất lượng; lạm dụng hoặc dùng không đúng cách.
  • Cạo tẩy lông chân, vệ sinh da không đúng cách.
  • Không tẩy da chết.
  • Hệ miễn dịch suy yếu.
  • Một số yếu tố khác như thời tiết, di truyền...

Dấu hiệu viêm nang lông

dấu hiệu viêm nang lông là trên da xuất hiện các nốt đỏ lan rộng

Dấu hiệu bệnh là trên da xuất hiện các nốt đỏ lan rộng

Các dấu hiệu và biểu hiện viêm nang lông bao gồm:

  • Vùng da xuất hiện một số nốt sần, đỏ hoặc mụn đầu trắng xung quanh nang lông.
  • Da bị sưng, ngứa rát hoặc có cảm giác đau.
  • Trên da xuất hiện các nốt đỏ lan rộng, lông mọc ngược xoắn vào bên trong. Nặng hơn nữa là có nhọt, mủ, nhọt vỡ ra có thể rỉ máu.
  • Ở vùng bị viêm nhiễm sẽ thấy ngứa rát, khó chịu. Đôi khi có thể ảnh hưởng đến những khu vực xung quanh. 
  • Theo thời gian nếu không điều trị, tình trạng viêm nhiễm có tính chất lây lan nhanh sang những vùng nang lông gần đó và dần phát triển thành vết loét. 

Ngoài các triệu chứng trên, có nhiều trường hợp người bệnh sẽ gặp một số dấu hiệu khác mà không được đề cập. Do đó, ngay khi thấy có những bất thường xuất hiện trên da trong thời gian dài. Bạn cần nhanh chóng đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và tiến hành điều trị sớm. 

Đối tượng dễ bị viêm nang lông

người bị mụn trứng cá là đối tượng dễ bị viêm nang lông

Người bị mụn trứng cá là đối tượng dễ bị viêm nang lông

Như đã đề cập phía trên, bệnh gặp ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Tuy nhiên các chuyên gia chỉ ra một số yếu tố dễ mắc phải tình trạng này, cụ thể: 

  • Người mắc bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầu mạn tính và HIV/AIDS. Đa số người mắc các bệnh làm giảm sức đề kháng với nhiễm trùng đều có nguy cơ cao bị viêm nang lông. 
  • Người bị viêm da hoặc bị mụn trứng cá.
  • Người đã từng dùng một số loại thuốc có chứa steroid hay thuốc kháng sinh trong một thời gian dài để trị mụn trứng cá.
  • Người thường xuyên mặc quần áo giữ nhiệt; đeo găng tay cao su; giày cao cổ khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi. 
  • Người có thói quen ngâm mình trong bồn tắm nước nóng nhưng chất lượng nước và nhiệt độ nước không được duy trì tốt. 

Biện pháp chẩn đoán viêm nang lông

soi da là cách bác sĩ chẩn đoán bạn có bị viêm nang lông hay không

Soi da là cách bác sĩ chẩn đoán bạn có bị viêm nang lông hay không

Sau khi phát hiện những bất thường xuất hiện trên da. Bạn nên đi khám để được bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Và xác định xem có phải là bị viêm nang lông hay không. 

Để chẩn đoán bệnh, đầu tiên bác sĩ da liễu sẽ kiểm tra tổng quát vùng da có dấu hiệu kích ứng. Đồng thời hỏi người bệnh một số câu hỏi liên quan đến tiền sử mắc bệnh; triệu chứng xuất hiện từ khi nào; một số loại thuốc điều trị đang dùng (nếu có). 

Sau đó bác sĩ có thể sử dụng kỹ thuật kiểm tra bằng kính hiển vi để soi da xem nguyên nhân gây bệnh trên da bạn là do đâu. Với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể lấy mẫu dịch ở lỗ chân lông bị viêm. Để tiến hành một số xét nghiệm chuyên sâu. Từ đó, nguyên nhân gây nhiễm trùng sẽ được xác định chính xác và bác sĩ sẽ dựa theo kết quả để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả với tình trạng của người bệnh. 

Tùy theo thể trạng của từng người mà có người điều trị lần đầu đã khỏi; nhưng có người áp dụng phương pháp điều trị ban đầu không khỏi. Với trường hợp này, bác sĩ có thể sử dụng tăm bông để lấy mẫu tóc hoặc da bị nhiễm bệnh của người bệnh để xét nghiệm giúp xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng trên da. 

Phương pháp điều trị viêm nang lông

Tùy vào mức độ nghiêm trọng cũng như nguyên nhân, triệu chứng của bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh: 

Dùng thuốc bôi kết hợp thuốc uống để điều trị viêm nang lông

điều trị viêm nang lông bằng thuốc

Điều trị viêm nang lông bằng thuốc

Thông thường, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng các loại thuốc với công dụng giảm viêm đỏ, sát trùng, ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn, nấm… Một số loại thuốc được dùng sẽ phù hợp với mỗi nguyên nhân gây bệnh và mức độ của các triệu chứng biểu hiện trên cơ thể từng người:  

  • Dung dịch sát khuẩn:

Các dung dịch thường được sử dụng để chữa trị bệnh như Hexamidine 0,1%, Povidon - iod 0,1%, Chlorhexidine 4% có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh; làm sạch vùng da bị viêm nhiễm; hạn chế sự tiến triển của bệnh. Người bệnh nên sử dụng dung dịch sát khuẩn 2 - 4 lần/ngày để mang lại kết quả tốt nhất. 

  • Thuốc kháng sinh tại chỗ:

Sau khi sử dụng dung dịch sát khuẩn, bác sĩ sẽ cho người bệnh kết hợp dùng kháng sinh tại chỗ nhằm tiêu diệt các vi khuẩn còn bám sâu ở nang lông giúp cho quá trình điều trị nhanh hơn, hạn chế nguy cơ tái phát. Một số loại thường dùng như: Metronidazol, B - lactam, Amoxicillin, Cephalosporin, Ciprofloxacin... Những thuốc này được bác sĩ chỉ định dùng cho trường hợp nếu bệnh xảy ra do tụ cầu vàng và tổn thương da nặng.

  • Thuốc kháng nấm:

Thuốc kháng nấm dạng bôi được sử dụng để điều trị viêm nang lông do nấm gây ra như Mycoster, Nizoral, Canesten. Với trường hợp nặng hơn, các bác sĩ sẽ khuyến cáo nên sử dụng các thuốc kháng nấm dạng uống để đẩy lùi bệnh nhanh chóng hơn. 

  • Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide:

Khi bạn bị viêm nang lông ở mặt do sử dụng kháng sinh đường uống trong thời gian dài. Bác sĩ sẽ sử dụng Benzoyl peroxide để giúp sát khuẩn, bong lớp sừng và tróc vảy da. Đồng thời cho phép người bệnh ngừng uống kháng sinh. 

  • Thuốc kháng virus:

Đây là loại thuốc nhằm tiêu diệt các virus gây bệnh đặc biệt là virus herpes. Bác sĩ sẽ kê thuốc này dưới dạng uống hoặc dạng bôi tùy theo mức độ của bệnh. 

Dùng phương pháp hiện đại chữa trị viêm nang lông

điều trị viêm nang lông bằng phương pháp sử dụng tia laser

Điều trị viêm nang lông bằng phương pháp sử dụng tia laser

Với những trường hợp trong quá trình điều trị bệnh liên tục tái phát nhiều lần. Các bác sĩ có thể cân nhắc người bệnh chuyển sang điều trị bằng các phương pháp sau: 

  • Liệu pháp ánh sáng:

Đây là phương pháp có thể áp dụng để chữa viêm nang lông toàn thân. Liệu pháp ánh sáng sử dụng 2 nguồn ánh sáng sinh học là ánh sáng quang phổ và sóng siêu âm cường độ cao để điều trị bệnh đạt kết quả nhanh hơn. Thời gian điều trị được rút ngắn rất nhiều. 

  • Sử dụng tia laser:

Trong trường hợp viêm nang do nhổ và cạo lông không đúng cách. Bác sĩ sẽ khuyên bạn triệt lông bằng tia laser. Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng xung cường độ cao tại vùng da có những lỗ chân lông to, xù xì. Ngoài khả năng điều trị mang lại hiệu quả cao. Sử dụng tia laser còn giúp da sáng mịn hơn, kích thích collagen phát triển. Đồng thời còn giúp phòng bệnh, cải thiện thẩm mỹ và hạn chế thâm nám sau nhiều lần nhổ, cạo lông. 

  • Tiểu phẫu:

Người bệnh có thể cần làm tiểu phẫu để loại bỏ mủ nếu kích thước nhọt quá lớn. Điều này giúp hạn chế ngứa rát, khó chịu đồng thời góp phần hỗ trợ thúc đẩy quá trình bình phục.  

Điều trị tại nhà với trường hợp bệnh nhẹ

điều trị viêm nang lông bằng phương pháp dân gian

Điều trị viêm nang lông bằng phương pháp dân gian

Nếu các triệu chứng của bệnh mới chớm ở giai đoạn đầu, chưa phát triển nặng. Người bệnh có thể áp dụng một số cách trị bệnh viêm nang lông dân gian ngay tại nhà. Một số phương pháp có thể kể đến như: 

  • Sử dụng chanh, mật ong và đường kính:

Mật ong có tính chống viêm, dưỡng ẩm khi kết hợp với chanh sẽ giúp giảm các vết thâm do viêm nang để lại. Và đường kính giúp tẩy tế bào chết trên da, giúp kích thích sản sinh collagen; vừa giúp chữa trị bệnh hiệu quả, vừa giúp làn da trắng khỏe, không còn di chứng của viêm nang lông. 

  • Sử dụng tinh dầu dừa:

lượng lớn vitamin E trong dầu dừa giúp da tươi trẻ, mềm mịn. Tăng sức đề kháng cho da, giúp da khỏe mạnh và hỗ trợ điều trị bệnh viêm nang lông. Người bệnh có thể bôi trực tiếp tinh dầu dừa lên vùng da bị viêm nang lông. Sau đó massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 - 15 phút rồi rửa sạch lại với nước. Để rút ngắn thời gian và đạt được hiệu quả nhanh chóng. Người bệnh có thể dùng dầu dừa thoa lên da hàng ngày. 

Ngoài ra, có thể dùng 4 - 5 muỗng nước cốt chanh trộn với tinh dầu dừa. Sau đó lấy vỏ chanh nhúng vào hỗn hợp và thoa lên vùng da bị viêm. Massage nhẹ nhàng khoảng 15 phút sau đó tắm lại bằng nước ấm. Sự kết hợp giữa chanh và tinh dầu dừa giúp kháng khuẩn cho làn da, chống lại sự phát triển của nấm, vi khuẩn… trả lại cho các chị em một làn da trắng mịn, không còn viêm nang lông.

Cách phòng ngừa viêm nang lông

hạn chế dùng cạo lông chân, tay và không sử dụng các sản phẩm tẩy lông không rõ nguồn gốc, xuất sứ

Hạn chế dùng cạo lông chân, tay và không sử dụng các sản phẩm tẩy lông không rõ nguồn gốc, xuất sứ

Viêm nang lông là một bệnh không quá nghiêm trọng hay có khả năng đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài người bệnh vẫn có thể gặp một số biến chứng phức tạp phát sinh. Do đó, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên thực hiện các việc sau để tránh mắc bệnh viêm nang lông: 

  • Ăn nhiều rau củ quả để cung cấp đầy đủ khoáng chất và giúp da khỏe mạnh
  • Uống nhiều nước, 2-3 lít/ngày
  • Để đảm bảo làn da được thông thoáng cần tẩy tế bào chết 2 lần/tuần 
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm hàng ngày để giảm thiểu tối đa hiện tượng lỗ chân lông bị bít tắc
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm uy tín nhất là vào mùa đông
  • Mặc trang phục thấm hút mồ hôi tốt, rộng rãi, không mặc quần áo quá bó sát
  • Giặt sạch hoặc thay ga trải giường thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn và  bụi bẩn 
  • Hạn chế dùng cạo lông chân, tay và không sử dụng các sản phẩm tẩy lông không rõ nguồn gốc

Viêm nang lông tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng khiến làn da sần sùi, mất thẩm mỹ làm chị em, phụ nữ tự ti với cơ thể mình. Ngoài ra, bệnh viêm nang lông khá dai dẳng và khó điều trị, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. 

Chính vì vậy, để không phải sống chung với viêm nang lông cả đời. Khi thấy những bất thường trên da, người bệnh nên đi khám và điều trị sớm để các bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, tiêu diệt bệnh tận gốc, tránh trường hợp tái phát nhiều lần. Mọi thắc mắc cần được giải đáp cũng như đăng ký khám vui lòng gọi 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

4,106

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh vảy nến là căn bệnh ngoài da thường gặp ở người Việt Nam. Bệnh không lây nhiễm nhưng gây ra nhiều khó chịu, làm ảnh hưởng trầm trọng

17-05-2022
19001806 Đặt lịch khám