Vòng đời sán lá gan bắt đầu từ đâu? Cách phòng ngừa nào hiệu quả

Nguyễn Phương Thảo

22-05-2025

goole news
16

Sán lá gan có thể sống hàng năm trong cơ thể người mà không gây triệu chứng rõ ràng, cho đến khi gan bị tổn thương nghiêm trọng. Điều đáng lo ngại là chu kỳ sống của sán lá gan bắt đầu từ những hành vi sinh hoạt rất phổ biến: ăn gỏi cá, rau sống hoặc uống nước chưa tiệt trùng. Nắm rõ vòng đời của sán lá gan chính là chìa khóa để phòng tránh nhiễm bệnh một cách hiệu quả và bền vững. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ sán lá gan bắt đầu từ đâu, lây truyền như thế nào và cách bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm này. 

Giới thiệu về sán lá gan 

Sán lá gan là một nhóm ký sinh trùng thuộc lớp Trematoda, ký sinh chủ yếu ở gan và ống mật của người và động vật. Trong số đó, hai loài phổ biến nhất gây bệnh ở người là Fasciola hepaticaFasciola gigantica – được gọi chung là sán lá gan lớn. Những loại sán này thường có hình lá dẹt, màu nâu nhạt, chiều dài từ 2 đến 7 cm và có thể tồn tại trong gan người tới nhiều năm nếu không được phát hiện và điều trị.

Hình dạng trung bình của toàn bộ đường viền cơ thể của các dạng trung gian F. gigantica, F. hepatica Hình dạng trung bình của toàn bộ đường viền cơ thể của các dạng trung gian F. gigantica, F. hepatica 

Bệnh sán lá gan trở thành tâm điểm chú ý của sức khỏe cộng đồng khi Jehan De Brie - một nhà khoa học người Pháp, mô tả loài ký sinh trùng đầu tiên được biết đến (F.Hepatica). Năm 1874, giáo sư James McConnell, một nhà nghiên cứu bệnh học và bác sĩ nội trú Calcutta, đã phát hiện ra Clonorchis sinensis, một loại sán lá gan ở người Trung Quốc khi ông tiến hành khám nghiệm tử thi một người thợ mộc 20 tuổi. Hiện nay, các loài lai nghi ngờ của F.hepatica và F.gigantica đang được nghiên cứu để xác định tình trạng phân loại thực sự của chúng. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 2.4 triệu người trên thế giới nhiễm sán lá gan, phần lớn tập trung ở các nước châu Á, Nam Mỹ và châu Phi, nơi điều kiện vệ sinh còn hạn chế và tập quán ăn uống liên quan đến thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín còn phổ biến. Ở Việt Nam, bệnh sán lá gan được xếp vào nhóm bệnh ký sinh trùng quan trọng, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như áp xe gan hoặc xơ gan nếu không được kiểm soát.

Sơ đồ trình bày vòng đời của sán lá gan 

Chu kỳ vòng đời của sán lá gan Chu kỳ vòng đời của sán lá gan 

Giai đoạn 1:  Ký sinh trong vật chủ chính (người và động vật có vú)

Sán lá gan là loài ký sinh có vòng đời phức tạp, liên quan đến vật chủ trung gian (ốc nước ngọt thuộc họ Lymnaeidae) và vật chủ chính (động vật có vú, bao gồm cả người). Khi nhiễm vào cơ thể, ấu trùng sán lá gan định cư tạm thời trong khoang phúc mạc khoảng 24 giờ sau khi xâm nhập qua thành ruột non. Sau đó, ấu trùng di chuyển đến gan, xâm nhập qua bao gan và tiếp tục phá hủy mô gan. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6–7 tuần, tùy theo loài, như ở Fasciola hepatica.

Giai đoạn 2: Trưởng thành và sinh sản trong đường mật

Sau khi xâm nhập nhu mô gan, ấu trùng sán lá gan sẽ tiến đến ống mật. Tại đây, chúng trưởng thành và bắt đầu sinh sản hữu tính. Trong vòng 3–4 tháng sau khi xâm nhập vào cơ thể người, sán sẽ hoàn toàn trưởng thành và bắt đầu đẻ trứng. Mỗi con sán trưởng thành có thể đẻ ra hàng nghìn trứng mỗi ngày, số lượng dao động tùy theo vật chủ như: 25.000 trứng ở cừu, 12.000 ở bò và 2.150 ở chuột.

Giai đoạn 3: Trứng được đào thải ra môi trường ngoài

Những trứng sán chứa phôi được bài tiết cùng với mật, sau đó xuống ruột non và theo phân ra ngoài môi trường. Trong điều kiện thích hợp về độ ẩm và nhiệt độ, trứng sán tiếp tục phát triển và nở ra ấu trùng gọi là miracidium. Giai đoạn này đòi hỏi môi trường nước ngọt để hỗ trợ quá trình phát triển và nở của trứng.

Giai đoạn 4: Xâm nhập vật chủ trung gian là ốc Lymnaeidae

Miracidium có lông bơi tự do, di chuyển trong lớp nước mỏng và sử dụng các tín hiệu ánh sáng, hóa học để tìm đến vật chủ trung gian thích hợp – thường là loài ốc Lymnaeidae. Sau khi tiếp xúc, miracidium dùng enzyme và cơ chế cơ học để xâm nhập vào mô cơ thể ốc và phát triển thành bào tử nang. Từ đó, chúng chuyển thành rediae mẹ rồi rediae con, trải qua quá trình nhân đôi không giới hạn trong cơ thể ốc.

Giai đoạn 5: Hình thành và giải phóng cercariae

Sau khi trải qua nhiều lần biến thái, ấu trùng sán lá gan phát triển thành cercariae – dạng có đuôi và có khả năng lây nhiễm. Cercariae rời khỏi cơ thể ốc và di chuyển trong nước để tìm nơi bám vào, thường là các lá cây thủy sinh như rau ngổ, rau muống, bèo… rồi đóng kén, biến thành metacercariae. Giai đoạn này diễn ra mạnh mẽ ở môi trường có độ ẩm >65%, nhiệt độ từ 25–30°C và lượng mưa trên 100mm/năm.

Giai đoạn cuối cùng: Lây nhiễm cho vật chủ mới

Vật chủ chính (như người hoặc động vật ăn cỏ) sẽ nhiễm bệnh khi vô tình ăn phải các loại rau thủy sinh còn sống chứa metacercariae. Khi vào đến tá tràng, nang bọc bị phá vỡ nhờ enzyme tiêu hóa của vật chủ, giải phóng ấu trùng sán. Sau đó, ấu trùng di chuyển qua thành ruột, quay lại gan và tái lập vòng đời mới, bắt đầu một chu kỳ ký sinh tiếp theo.

Xem thêm:

Nhận biết triệu chứng khi bị nhiễm bệnh sán lá gan 

Giai đoạn ủ bệnh, người bệnh sẽ rất khó để phát hiện ra những dấu hiệu của sán vì nó còn tùy thuộc vào số lượng ấu trùng đã ăn phải. Đối với sán lá gan nhỏ, nhiễm >100 sán mới xuất hiện biểu hiện rõ rệt. Với sán lá gan lớn, sẽ khó xác định được triệu chứng chính xác hơn. 

Nhiễm sán gây đau bụng thường tập trung ở vùng hạ sườn bên phải, cảm giác chướng bụng và khó tiêuNhiễm sán gây đau bụng thường tập trung ở vùng hạ sườn bên phải, cảm giác chướng bụng và khó tiêu

Những biểu hiện của người bệnh khi bị nhiễm sán lá gan, bao gồm: 

  • Đau bụng: Cơn đau quặn bụng xảy ra do sán lá gan di chuyển từ ruột tới sang, chui qua bao gan hoặc chui vào ống mật, dẫn đến tắc nghẽn ống mật; 
  • Da xanh xao, nhợt nhạt, vàng da: Sán ký sinh trong gan/mật gây tắc nghẽn và làm nhiễm trùng gan, ống dẫn mật. Điều này thể hiện qua việc da bị vàng, da xanh xao, nhợt nhạt. Ngoài ra, ở một số bệnh nhân còn bị nôn ói nhiều, chán ăn, tiêu chảy cũng dẫn đến tình trạng da xanh, tái bợt, nhợt nhạt. 
  • Buồn nôn và nôn, tiêu chảy, khó chịu trong người: Đây chính là hậu quả do ống dẫn mật bị tắc. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, vài tháng tuỳ theo mức độ nghiêm trọng do nhiễm trùng nhiều hay ít. 
  • Sụt cân: Do việc bị nhiễm sán lá gan trong thời gian dài sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy chán ăn nên rất dễ bị sụt cân.
  • Nổi phát ban: Triệu chứng này khá phổ biến trong giai đoạn đầu khi bị sán lá gan tấn công vào gan. Những nốt phát ban ngứa xuất hiện do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với sự nhiễm trùng do sán lá gan gây ra trên gan. 
  • Sốt: Do tắc nghẽn ở các ống mật sẽ dẫn đến nhiễm trùng làm người bệnh sẽ bị sốt.

Biện pháp phòng ngừa sán lá gan hiệu quả 

Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa sán lá gan được các chuyên gia y tế khuyến nghị:

  • Ăn chín, uống sôi: Không ăn các loại thực phẩm như cá, ốc, cua sống hoặc chưa được nấu chín kỹ, đặc biệt là các món gỏi cá. Ngoài ra, cần tránh uống nước lã hoặc sử dụng nước không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh. 
  • Hạn chế ăn rau sống mọc dưới nước: Chẳng hạn như rau ngổ, rau om, cải xoong, rau cần, ngó sen thường là nơi cư trú của ấu trùng sán lá gan. Dù có rửa kỹ dưới vòi nước chảy trực tiếp, ấu trùng vẫn có thể bám chặt vào thành rau. Vì vậy, nên nấu chín các loại rau này trước khi ăn để tiêu diệt ấu trùng sán. 
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, trước khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh: Đây chính là thói quen cần thiết để ngăn ngừa sự lây nhiễm của sán lá gan cũng như nhiều loại ký sinh trùng khác. 
  • Xử lý chất thải hợp lý: Không sử dụng phân tươi để bón rau, không thả phân tươi xuống ao nuôi cá và không phóng uế bừa bãi vào nguồn nước. Việc xử lý chất thải đúng cách giúp cắt đứt chuỗi lây truyền của sán lá gan trong môi trường. 
  • Sử dụng nước sạch: Đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong ăn uống và chế biến thực phẩm. Nước nhiễm bẩn có thể chứa ấu trùng sán lá gan, gây nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Tẩy giun định kỳ: Thực hiện tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần giúp loại bỏ các loại ký sinh trùng trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh sán lá gan. 
  • Tăng cường tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về tác hại của bệnh sán lá gan và các biện pháp phòng ngừa: Giúp nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi có nguy cơ cao. 

Kết luận 

Hiểu đúng về vòng đời sán lá gan không chỉ giúp phát hiện sớm nguy cơ mà còn chủ động trong phòng ngừa. Từ việc thay đổi thói quen ăn uống đến cải thiện vệ sinh môi trường và xét nghiệm định kỳ, mỗi bước nhỏ đều góp phần ngăn chặn loại ký sinh trùng này gây hại cho sức khỏe. Phòng bệnh từ gốc chính là cách bảo vệ bản thân và gia đình hiệu quả nhất. Nếu Quý khách có nhu cầu thăm khám, có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

43

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám