Xét nghiệm CMV là gì? Những điều cần biết trước khi thực hiện

Nguyễn Phương Thảo

04-07-2025

goole news
16

Xét nghiệm CMV là một trong những xét nghiệm quan trọng được chỉ định trong thai kỳ, trước khi làm IVF hoặc với những người có hệ miễn dịch suy yếu. Virus CMV có thể âm thầm tồn tại trong cơ thể mà không gây triệu chứng rõ rệt, nhưng lại là mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu lây truyền từ mẹ sang con hoặc gây nhiễm trùng nặng ở những người có sức đề kháng yếu. Trước khi thực hiện xét nghiệm CMV, người bệnh cần nắm rõ mục đích, quy trình và các yếu tố cần chuẩn bị để đảm bảo kết quả chính xác và kịp thời có hướng xử trí phù hợp.

Khái quát về virus CMV 

CMV (Cytomegalovirus) - là một loại virus vô cùng phổ biến, thuộc họ Herpesviridae, trong phân họ Betaherpesvirinae. CMV cùng họ với các virus Epstein – Barr, Herpes và Varicella, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh như zona, thuỷ đậu. 

Virus CMV là một loại virus thuộc họ herpesvirus, có khả năng gây nhiễm trùng ở ngườiVirus CMV là một loại virus thuộc họ herpesvirus, có khả năng gây nhiễm trùng ở người

Tỷ lệ số người bị nhiễm virus CMV khá cao, được tìm thấy ở trong nhiều dịch cơ thể như máu, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch, dịch não tuỷ, sữa mẹ, dịch tiết âm đạo,...Sau khi nhiễm trùng tiên phát được giải quyết, virus CMV hoạt động khá tiềm ẩn, có thể không gây ra triệu chứng đáng kể với sức khỏe, trừ khi hệ miễn dịch cơ thể bị suy giảm đáng kể. Tại Hoa Kỳ, theo thống kê, có tới 50 – 85% người mắc CMV, chủ yếu ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên. 

Chu kỳ hoạt động của virus CMV gồm 2 giai đoạn, bao gồm: 

  • Giai đoạn thể ngủ: virus CMV không hoạt động khi cơ thể khoẻ mạnh bình thường. 
  • Giai đoạn hoạt động: virus CMV có thể tái hoạt động và gây ra các bệnh lý cho cơ thể khi người bệnh có hệ miễn dịch bắt đầu suy yếu. 

Người bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khoẻ. Vì vậy, nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. 

Xét nghiệm CMV là gì? 

Xét nghiệm CMV được sử dụng để phát hiện sự hiện diện của virus Cytomegalovirus trong cơ thể. Xét nghiệm CMV được sử dụng để phát hiện sự hiện diện của virus Cytomegalovirus trong cơ thể

Xét nghiệm CMV là một phương pháp được thực hiện nhằm kiểm tra sự có mặt của virus cytomegalovirus trong máu của người bệnh. Đa số những người bị nhiễm CMV đều là những người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ. 

Khi mang thai, người mẹ nhiễm virus CMV hoặc nhiễm CMV trước khi có thể tái phát, gây nhiễm trùng bẩm sinh cho trẻ. Theo thống kê, có tới 10% trẻ sơ sinh bị nhiễm CMV bẩm sinh bị chậm phát triển trí tuệ và có thính giác bất thường. 

Nhiễm trùng bào thai cũng có thể gây ra các dị tật bại não, đầu nhỏ, não úng thuỷ, chậm phát triển hay nguy hiểm hơn là ảnh hưởng tới tính mạng. 

Xem thêm:

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm máu CMV?

Đối với bệnh nhân bị nghi nhiễm 

Bệnh nhân bị nghi nhiễm thường là phụ nữ có thai, trẻ nhỏ. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, điều này sẽ tạo điều kiện cho virus tái hoạt động, gây ra nhiễm trùng cùng nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Xét nghiệm CMV bằng phương pháp miễn dịch tự động, PCR. Nếu có các triệu chứng nghi nhiễm, bệnh nhân cần tới bệnh viện để được xét nghiệm sớm đồng thời cũng xác định được mình có thực sự bị mắc bệnh hay không.

Các đối tượng ở trường hợp này thường có các triệu chứng như cúm hay bạch cầu đơn nhân, dấu hiệu bao gồm: 

  • Mệt mỏi, uể oải, yếu; 
  • Nhức đầu; 
  • Đau nhức cơ; 
  • Đau họng; 
  • Viêm gan, viêm phổi; 
  • Sưng hạch bạch huyết; 
  • Sốt. 

Đối với phụ nữ mang thai 

Với phụ nữ mang thai bị nhiễm CMV hoặc có sẵn virus CMV trong người, đang trong giai đoạn hoạt động có thể gây nhiễm CMV bẩm sinh cho trẻ.  Trẻ bị nhiễm CMV bẩm sinh có thể mất thính giác, bại não, chậm phát triển trí tuệ, não úng thuỷ, thậm chí là tử vong. Do đó, xét nghiệm CMV là vô cùng cần thiết với phụ nữ mang thai. 

Nếu phát hiện virus CMV trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bác sĩ có thể chỉ định chọc ối để xét nghiệm xem thai nhi có bị nhiễm virus không, từ đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị kịp thời. 

Đối với trẻ sơ sinh 

Nếu nghi ngờ em bé bị nhiễm CMV bẩm sinh thì cần cho bé xét nghiệm sớm, trong vòng 3 tuần đầu sau sinh để có thể xác định xem em bé nhiễm virus từ trong bụng mẹ hay là do môi trường bên ngoài. 

Để được tư vấn chính xác về trường hợp cụ thể của bạn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Nếu quý khách hàng có các thắc mắc nào khác cần giải đáp thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của BVĐK Phương Đông để được hỗ trợ.

Quy trình tiến hành xét nghiệm CMV 

Với sự phát triển của y học hiện đại, hiện nay có rất nhiều phương pháp xét nghiệm CMV như: 

  • Xét nghiệm huyết thanh học IgG/IgM: Giúp phát hiện kháng thể CMV, xác định tình trạng nhiễm mới hoặc đã từng nhiễm.
  • Quan sát virus trên kính hiển vi: Dùng trong trường hợp cần quan sát trực tiếp tế bào nhiễm.
  • Phân lập virus: Nuôi cấy virus trong phòng thí nghiệm để xác định chủng và tính chất.
  • Xét nghiệm CMV-DNA bằng PCR (Real-Time PCR): Phương pháp hiện đại có độ nhạy cao, xác định định lượng virus.

Tùy theo tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp nhằm sàng lọc, chẩn đoán hoặc theo dõi hiệu quả điều trị.

Các đối tượng thường được sàng lọc CMV

  • Trẻ sơ sinh: Tầm soát nguy cơ nhiễm CMV bẩm sinh.
  • Phụ nữ mang thai: Phát hiện sớm nguy cơ lây truyền virus từ mẹ sang con.
  • Người hiến máu/tạng: Đảm bảo an toàn trước khi hiến tặng.
  • Theo dõi sau truyền máu/ghép tạng: Phát hiện sớm dấu hiệu tái hoạt virus.
  • Người sốt không rõ nguyên nhân: Kết hợp với xét nghiệm miễn dịch (IgG/IgM), EBV, cúm... nếu có triệu chứng như mệt mỏi, viêm họng, nổi hạch, đau khớp.

Quy trình xét nghiệm CMV-DNA bằng Real‑Time PCR

Bước 1: Lấy mẫu: 2 ml máu ngoại vi, dùng ống EDTA để chống đông.

Bước 2: Chuẩn bị mẫu: Tách chiết ADN từ mẫu máu.

Bước 3: Thực hiện phản ứng Real‑Time PCR:

  • Chuẩn bị tối thiểu 3 mẫu chuẩn (với nồng độ ADN đã biết) và 1 mẫu đối chứng âm (nước vô trùng hoặc đệm TE).
  • Ghi nhãn ống, cho lần lượt mẫu ADN + master mix (kit định lượng sẵn) hoặc ADN + buffer + enzyme + primer + probe nếu dùng lẻ.
  • Đưa ống phản ứng vào máy PCR, nhập thông tin mẫu và lập lịch chu trình nhiệt (theo hướng dẫn kit hoặc thiết lập tối ưu).
  • Chọn kênh huỳnh quang phù hợp, xác định vị trí lưu file kết quả, bấm Start.

Bước 4: Phân tích kết quả:

  • Kiểm tra đường cong chuẩn và mẫu đối chứng âm để đảm bảo không nhiễm.
  • Nếu các mẫu kiểm tra đạt tiêu chuẩn, tiến hành đọc kết quả các mẫu bệnh nhân.
  • Nếu có dấu hiệu bất thường (mẫu âm dương tính, không có tín hiệu từ mẫu chuẩn…), cần xác định lỗi và làm lại xét nghiệm.

Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm CMV 

Sau khi thực hiện xét nghiệm CMV (Cytomegalovirus), bạn sẽ nhận được kết quả từ bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chuyên môn. Việc hiểu đúng các chỉ số xét nghiệm là rất quan trọng để xác định tình trạng sức khỏe hiện tại và có hướng xử lý phù hợp.

  • Kết quả âm tính (bình thường): Cho thấy bạn không bị nhiễm CMV tại thời điểm xét nghiệm. Đây là dấu hiệu tốt, đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai hoặc người chuẩn bị cấy ghép nội tạng.
  • Kết quả dương tính (bất thường): Cho thấy cơ thể bạn đã hoặc đang nhiễm CMV.

Trong trường hợp xét nghiệm kháng thể CMV (IgG, IgM):

  • Nếu hiệu giá kháng thể tăng cao trong một khoảng thời gian ngắn (vài tuần), điều này cho thấy bạn vừa mới nhiễm CMV hoặc virus đang hoạt động mạnh trong cơ thể.
  • Ngược lại, nếu kháng thể không thay đổi trong thời gian dài, có thể bạn đang ở giai đoạn nhiễm CMV mãn tính. Mặc dù virus không còn hoạt động mạnh, nhưng vẫn có nguy cơ tái kích hoạt – đặc biệt là ở những người bị suy giảm miễn dịch (như bệnh nhân HIV, ung thư, ghép tạng).

Dựa trên kết quả cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra hướng tư vấn chuyên sâu như: xét nghiệm bổ sung, theo dõi định kỳ, điều trị bằng thuốc kháng virus hoặc các biện pháp phòng ngừa khác. Để đảm bảo độ chính xác và phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị, không nên tự diễn giải kết quả hoặc sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định y tế.

Kết luận

Xét nghiệm CMV không chỉ giúp phát hiện nguy cơ nhiễm virus mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa biến chứng, đặc biệt trong thai kỳ và các tình huống y tế đặc biệt. Việc hiểu đúng và chủ động xét nghiệm sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn tình trạng sức khỏe, bảo vệ bản thân cũng như em bé trong bụng. Đừng chờ đến khi có triệu chứng mới đi kiểm tra – với CMV, sự chủ động luôn là điều cần thiết.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

13

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám