Xét nghiệm Fibrinogen là gì? Thực hiện nhằm mục đích gì?

Trần Hồng Nụ

13-05-2021

goole news
16

Xét nghiệm Fibrinogen có mục đích chính là đánh giá chức năng cầm máu và đông máu của người bệnh. Bên cạnh đó, xét nghiệm này cũng có thể ứng dụng trong việc đánh giá hiệu quả điều trị một số bệnh lý, chẳng hạn như các bệnh về gan.

Xét nghiệm Fibrinogen là gì?

Fibrinogen là một loại protein do gan tổng hợp. Nó có mặt trong huyết tương và đóng vai trò như một yếu tố đông máu vô cùng cần thiết cho sự hình thành của cục máu đông.

Khi cơ thể có mô bị tổn thương, quá trình đông máu sẽ được diễn ra và hình thành nên cục máu đông để giúp cầm máu. Lúc này, các tiểu cầu kết hợp lại tại chỗ và tạo thành đinh tiểu cầu. Bên cạnh đó, các yếu tố giúp đông máu cũng được kích hoạt và cùng tham gia vào quá trình làm đông máu.

Fibrinogen có trong huyết tương sẽ tham gia vào giai đoạn gần cuối của quá trình đông máu bằng cách chuyển đổi thành dạng fibrin không tan. Các sợi fibrin này đan xen chéo với nhau thành một mạng lưới có nhiệm vụ bắt giữ các tế bào máu và tạo thành cục máu đông ổn định. Cũng nhờ vậy mà chúng có thể ngăn cản sự được sự mất máu khỏi lòng mạch. Nếu không có gì tác động, cục máu đông này sẽ tồn tại tới khi vị trí bị tổn thương được chữa khỏi hoàn toàn.

Xét nghiệm Fibrinogen
Xét nghiệm Fibrinogen giúp kiểm tra khả năng đông máu

Ngoài ra, Fibrinogen cũng là chất phản ứng giai đoạn cấp tính hoạt động cùng với các chất phản ứng viêm khác, chẳng hạn như CRP. Việc xác định nồng độ các chất này trong máu có thể giúp bác sĩ đánh giá tình trạng viêm của cơ thể người bệnh một cách chính xác.

Như vậy xét nghiệm fibrinogen chính là đánh giá nồng độ protein fibrinogen trong huyết tương, được sử dụng phổ biến trong các trường hợp sau:

  • Phát hiện viêm nhiễm.
  • Đánh giá chức năng đông máu của cơ thể.
  • Phát hiện các nguyên nhân gây ra sự bất thường của fibrinogen.
  • Theo dõi sự hồi phục của bệnh nhân trong quá trình điều trị tiêu fibrin hoặc các bệnh lý về gan.

Xét nghiệm Fibrinogen nhằm mục đích gì?

Xét nghiệm fibrinogen trong máu có rất nhiều ý nghĩa trong đánh giá, chẩn đoán một số bệnh lý của con người, cụ thể là:

  • Với bệnh lý nhiễm khuẩn, ung thư hay các bệnh tự miễn, việc kiểm tra nồng độ fibrinogen sẽ giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của hội chứng viêm. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác, cần phải kết hợp thêm với xét nghiệm CRP.
  • Trong bệnh gan mật, xét nghiệm fibrinogen giúp đánh giá mức độ nặng, nhẹ của bệnh lý này. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ cũng cần kết hợp với kiểm tra định lượng antithrombin III, nồng độ albumin, thời gian Quick và cholesterol.
  • Với người trước khi thực hiện đại phẫu, việc kiểm tra nồng độ fibrinogen là một bước quan trọng của bilan cầm máu. Phương pháp này sẽ kết hợp với xét nghiệm đánh giá thời gian cephalin, thời gian chảy máu, thời gian Quick và cả đếm số lượng tiểu cầu.

Xét nghiệm Fibrinogen
Xét nghiệm kiểm tra nồng độ Fibrinogen cũng được thực hiện trước khi người bệnh phẫu thuật

  • Trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân bị đông máu rải rác trong lòng mạch, bác sĩ sẽ sẽ xét nghiệm fibrinogen xem chỉ số này có giảm không.
  • Trong chẩn đoán hội chứng chảy máu, xét nghiệm fibrinogen giúp bác sĩ phát hiện các chứng giảm hoặc rối loạn fibrinogen máu.
  • Đối với tất cả các trường hợp người bệnh có kéo dài thời gian cephalin, thời gian thrombin, thời gian prothrombin mà không rõ nguyên nhân thì kiểm tra fibrinogen là việc không thể thiếu.
  • Với người bệnh bị huyết khối, đặc biệt là huyết khối động mạch, xét nghiệm fibrinogen sẽ giúp bác sĩ tìm kiếm căn nguyên gây bệnh.

Kết quả xét nghiệm Fibrinogen

Kết quả xét nghiệm bình thường: Ở người khỏe mạnh, xét nghiệm Fibrinogen trong huyết tương sẽ có ra kết quả là 200-400 mg/dL.

Kết quả xét nghiệm bất thường: Nồng độ Fibrinogen tăng hoặc giảm ngoài ngưỡng bình thường (200-400 mg/dL).

Nồng độ Fibrinogen tăng: Khi lượng fibrinogen trong máu tăng, chúng ta có thể rất dễ hình thành cục máu đông trong lòng mạch dẫn tới các bệnh lý về tim mạch. Nguyên nhân khiến chỉ số này tăng gồm:

  • Bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hoặc viêm mạn tính.
  • Xuất hiện khối u, u lympho.
  • Bệnh tự miễn.
  • Bệnh lý liên quan đến thận.
  • Nhồi máu cơ tim cấp tính và bệnh mạch vành.
  • Chấn thương.
  • Đột quỵ.
  • Phụ nữ đang mang bầu.
  • Sau phẫu thuật.

xét nghiệm fibrinogen
Phụ nữ đang mang bầu thường bị tăng nồng độ fibrinogen trong máu

Nồng độ fibrinogen giảm: Tình trạng này sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình đông máu hay cầm máu của cơ thể con người. Các nguyên nhân chính khiến nồng độ fibrinogen giảm là:

  • Bệnh lý về gan.
  • Hội chứng DIC (là hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch).
  • Bệnh lý có liên quan tới cục máu đông và huyết khối.
  • Tác dụng phụ của thuốc gây tiêu fibrin.
  • Bệnh thiếu fibrinogen trong máu bẩm sinh do từ khi sinh ra, người bệnh đã không thể sản xuất đủ được lượng fibrinogen cần thiết.
  • Bệnh mất fibrinogen trong máu bẩm sinh do từ khi sinh ra, người bệnh đã mất khả năng tổng hợp fibrinogen.
  • Rối loạn chất lượng fibrinogen bẩm sinh.

Chú ý: Kết quả xét nghiệm fibrinogen cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:

  • Lấy thiếu thể thích máu khi xét nghiệm.
  • Mẫu máu xét nghiệm bị vỡ hồng cầu do một nguyên nhân nào đó.
  • Thời gian thực hiện xét nghiệm fibrinogen gần với ngày người bệnh được truyền máu.
  • Thuốc tránh thai, Estrogen hay thuốc hạ Cholesterol máu,....

Xét nghiệm fibrinogen ở đâu?

Để đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm fibrinogen, bạn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện. Tại đây, các bác sĩ sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đối với xét nghiệm này từ bước lấy máu, vận hành máy móc, đánh giá và thông báo kết quả.

xét nghiệm fibrinogen
Bệnh viện ĐK Phương Đông sở hữu các trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu thăm khám và điều trị của người bệnh

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện là một cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng xét nghiệm hàng đầu tại Việt Nam. Tại đây sở hữu Trung tâm xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO.

Đáng chú ý, bệnh viện Đa khoa Phương Đông cũng có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, rất vững vàng về chuyên môn. Các hệ thống thiết bị xét nghiệm tại đây cũng được trang bị đồng bộ, hiện đại, luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh của cộng đồng.

Trong thời điểm hiện nay, khi mà dịch Covid-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp thì bạn có thể yên tâm lựa chọn bệnh viện Đa khoa Phương Đông là nơi thăm khám, chữa bệnh. Bởi bệnh viện đã triển khai công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng nghiêm ngặt qua nhiều khâu, giúp sàng lọc bệnh nhân một cách chính xác, nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó, Phương Đông cũng triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà ,à bạn có thể cân nhắc lựa chọn nếu ngại di chuyển.

Vừa rồi là những thông tin cơ bản về xét nghiệm fibrinogen. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn và đừng quên liên hệ 1900 1806 để được tư vấn thêm.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

10,750

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám