Xét nghiệm PAP sàng lọc ung thư cổ tử cung và những điều cần biết

Thao Tran

03-07-2023

goole news
16

Ung thư cổ tử cung là một trong 3 bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung có ý nghĩa to lớn trong quá trình điều trị, kéo dài sự sống cho người bệnh. Tầm soát ung thư cổ tử cung chính giải pháp tốt nhất và PAP là xét nghiệm được thực hiện phổ biến. Do đó, trong bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ gửi đến chị em các thông tin xoay quanh nội dung về xét nghiệm PAP.

Xét nghiệm PAP là gì?

Xét nghiệm PAP (còn được gọi là xét nghiệm Pap smear hay phết tế bào cổ tử cung) là phương pháp chẩn tầm soát giúp phát hiện những tế bào cổ tử cung biến đổi bất thường. Đây là kỹ thuật kinh điển được Georgios Nikolaou PAPanikolaou - bác sĩ lỗi lạc người Hy Lạp tìm ra cách đây hơn 70 năm. 

xét nghiệm papXét nghiệm PAP tầm soát sớm ung thư cổ tử cung 

Với xét nghiệm PAP, bác sĩ sẽ thu thập mẫu tế bào ở bề mặt cổ tử cung, sau đó phết trực tiếp lên lam kính hoặc trộn lẫn mẫu trong một dịch cố định để gửi đến phòng xét nghiệm và kiểm tra dưới kính hiển vi. Bên cạnh phát hiện những tế bào có nguy cơ hình thành ung thư cổ tử cung, xét nghiệm PAP còn có thể tìm thấy papillomavirus ở người (HPV). Nhiễm HPV là một trong những yếu tố tăng nguy cơ nhiễm ung thư cổ tử cung, đặc biệt là khi nhiễm 2 chủng HPV 16 và 18.

Xét nghiệm phết tế bào tử cung PAP có độ độ nhạy trong khoảng 50 – 75% và độ đặc hiệu đạt 80 – 90%. Nếu bạn nhận được kết quả xét nghiệm bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để có thể khẳng định chắc chắn bạn có bị ung thư cổ tử cung hay không.

Đối tượng nào nên làm xét nghiệm PAP Smear?

PAP là loại xét nghiệm chuyên dùng để tầm soát ung thư cổ tử cung, có thể thực hiện cùng khám phụ khoa và xét nghiệm HPV (với phụ nữ từ 30 tuổi trở lên). Theo khuyến cáo của các chuyên gia, chị em phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên thực hiện xét nghiệm Pap Smear tầm soát ung thư cổ tử cung:

  • Từ 21 – 29 tuổi: Định kỳ 3 năm 1 lần.
  • Từ 30 – 65 tuổi: Trường hợp âm tính với HPV thì định kỳ 3 năm/lần hoặc 5 năm/lần khi kết hợp xét nghiệm Pap Smear và HPV. Trường hợp dương tính với HPV, thực hiện đồng thời  Pap Smear và HPV định kỳ hàng năm.
  • Trên 65 tuổi: Không cần thiết phải xét nghiệm, đặc biệt là kết quả xét nghiệm trong 10 năm gần nhất đều âm tính.

Chị em phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung định kỳChị em phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung định kỳ 

Ngoài ra, những phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung thì cần thực hiện xét nghiệm thường xuyên. Cụ thể như phết Pap phát hiện tế bào tiền ung thư, nhiễm HIV, phơi nhiễm với diethylstilbestrol trước sinh, hệ miễn dịch suy yếu do từng ghép tạng, hóa trị, sử dụng thuốc kháng viêm corticosteroid,...

Cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm Pap Smear?

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung PAP chính xác nhất, trước khi làm xét nghiệm chị em nên:

  • Kiêng quan hệ tình dục ít nhất trong 48h.
  • Không thụt rửa âm đạo, sử dụng thuốc đặt âm đạo, bọt tránh thai,... tối thiểu 24h.
  • Thời gian lý tưởng nhất nên thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung là sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt 5 ngày. Trong những ngày hành kinh, vẫn có thể thực hiện xét nghiệm này nhưng kết quả không được đảm bảo chính xác.
  • Nên đi tiểu trước khi làm xét nghiệm vì bàng quang đầy có thể làm bạn bị khó chịu.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đặt ra cho bạn một số hỏi liên quan đến xét nghiệm trước khi thực hiện như:

  • Bạn có đang mang thai không?
  • Bạn có đang sử dụng thuốc tránh thai hoặc các biện pháp tránh thai khác?
  • Ngày kinh nguyệt lần gần nhất là khi nào và kéo dài bao lâu?
  • Gần đây, bạn có sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị bệnh gì không?
  • Bạn có triệu chứng đau rát, ngứa, đỏ và lở loét ở âm đạo không?
  • Bạn đã thực thực hiện thủ thuật hay phẫu thuật ở cơ quan sinh sản chưa?
  • Trước đây, bạn đã từng làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung chưa, nếu có thì kết quả như thế nào?

Các bước tiến hành lấy mẫu làm xét nghiệm PAP

Lấy mẫu xét nghiệm Pap tương đối đơn giản và thường diễn ra rất nhanh gọn, chỉ mất khoảng vài phút. Bạn được yêu cầu nằm tư thế khám phụ khoa: nằm ngửa, người thả lỏng, gập gối và 2 chân dạng rộng. Bác sĩ đặt nhẹ nhàng mỏ một dụng cụ được gọi là mỏ vịt vào trong âm đạo, mở rộng, cố định thành âm đạo để quan sát rõ khu vực cổ tử cung.

lấy mẫu xét nghiệm PAP SmearHình ảnh lấy mẫu xét nghiệm PAP Smear

Trước khi lấy mẫu, bác sĩ sẽ dùng một que quấn gòn chùi nhẹ nhàng cổ tử cung và chùi bớt chất nhầy trong lỗ cổ tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng Spatula đầu to (bằng nhựa hoặc gỗ) cào toàn bộ chu vi cổ ngoài cổ tử cung, bắt đầu xoay 1 vòng theo kiểu kim đồng hồ ở vị trí 9h và kết thúc ở vị trí 9h để lấy mẫu cổ ngoài cổ tử cung. Rồi tiếp tục lấy mẫu cổ trong cổ tử cung bằng cách đưa bàn chải tế bào vào cổ trong cổ tử cung và xoay ¼ -½ vòng theo 1 chiều.

Hai mẫu tế bào cổ ngoài và cổ trong cổ tử cung sẽ được phết vào mỗi đầu trên lam kính, rồi gửi đến phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích. Thông thường, sau khoảng 1 ngày, bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm.

Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm PAP

Sau khi làm xét nghiệm PAP, kết quả có thể là một trong số các trường hợp sau:

  • Bình thường: Đồng nghĩa cổ tử cung bình thường và bác sĩ sẽ tư vấn về thời điểm nên xét nghiệm lại.
  • Biến đổi tế bào vảy không xác định (ASCUS): Điều này có nghĩa là trong mẫu xét nghiệm có một số tế bào có hình dáng bất thường và bạn cần làm thêm các xét nghiệm để kiểm tra nguyên nhân thay đổi này có phải là do nhiễm HPV không. Đồng thời, bạn cần thực hiện lại xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung trong vòng 6 - 12 tháng. Nếu kết quả vẫn bất thường thì có thể bạn cần phải xét nghiệm nội soi cổ tử cung.
  • Biến đổi tế bào vảy không loại trừ tổn thương nội mô lát tầng mức độ cao (ASCH): Điều này có nghĩa là các tế bào trong mẫu xét nghiệm có hình dáng không bình thường và sự thay đổi này liên quan đến virus HPV. Các tế bào bất thường có nguy cơ tiến triển thành tiền ung thư cao hơn so với người có kết quả ASCUS nên cần phải làm xét nghiệm nội soi cổ tử cung.

lắng nghe tư vấn của bác sĩ sau khi có kết quả xét nghiệm PAPBình tĩnh, lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa sau khi có kết quả xét nghiệm PAP

Xét nghiệm PAP Smear cho kết quả bất thường không có nghĩa chắc chắn bạn bị ung thư cổ tử cung vì có thể chỉ là những tế bào cổ tử cung biến đổi lành tính vì một nguyên nhân nào đó. Thay vì quá lo lắng, bạn hãy bình tĩnh lắng nghe và làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Các câu hỏi liên quan đến xét nghiệm Pap

Xét nghiệm PAP Smear có đau không?

Nhiều chị em thắc mắc xét nghiệm PAP Smear - phết tế bào cổ tử cung có đau không? Trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm, chị em thường không đau nhưng có thể cảm thấy không thoải mái. Một số lời khuyên cho chị em là nên làm trống bàng quang trước khi lấy mẫu để cảm thấy ít khó chịu hơn. Đồng thời, trong suốt quá trình này hãy thư giãn và hít thở sâu.

Chưa quan hệ có xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung được không?

Hiện nay có nhiều phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung khác nhau cho cả những bạn nữ đã quan hệ tình dục và chưa quan hệ tình dục. Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thường không dành cho các bạn nữ chưa quan hệ tình dục. Thay vào đó, bác sĩ thường căn cứ vào triệu chứng của người bệnh để chẩn đoán ban đầu. 

Đặc biệt, nếu người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ di truyền từ gia đình, sử dụng thuốc lá sớm, trong giai đoạn mang thai người mẹ có dùng DES thì bác sĩ sẽ chỉ định các nghiệm tầm soát chuyên sâu. Vì hầu hết những người bệnh bị ung thư cổ tử cung sớm khi chưa quan hệ tình dục thường xuất phát từ rồi loạn di truyền hoặc nhiễm HPV. 

Mục đích của xét nghiệm PAP Smear và xét nghiệm HPV có giống nhau không?

Xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV có mục đích khác nhau và không thể thay thế cho nhau. Xét nghiệm PAP Smear giúp phát hiện những tế bào bất thường ở cổ tử cung có khả năng tiến triển thành tế bào tiền ung thư hoặc ung thư. Còn xét nghiệm HPV giúp phát hiện sự hiện của virus HPV - nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung.

Chính vì vậy, xét nghiệm PAP Smear và xét nghiệm HPV có thể kết hợp với nhau, để đưa chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Thực tế, với phụ nữ có độ tuổi trên 30 nên thực hiện đồng thời cả xét nghiệm PAP và HPV để không bỏ sót các bất thường so với làm xét nghiệm PAP riêng lẻ.

Xét nghiệm PAP hết bao nhiêu tiền? 

Chi phí xét nghiệm PAP hết bao nhiêu là mối quan tâm của nhiều chị em vì hạng mục này không được bảo hiểm chi trả. Thông thường khi làm xét nghiệm PAP, chị em còn phải khám phụ khoa, soi cổ tử cung,... và một số xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ, tùy vào từng trường hợp, độ tuổi và các biểu hiện bất thường (nếu có).

Tổng chi phí xét nghiệm PAP sẽ bao gồm các mục trên, ngoài ra còn phụ thuộc vào cơ sở y tế bạn lựa chọn. Thay vì lựa chọn những thực hiện xét nghiệm với giá rẻ, chị em nên cân nhắc tìm những địa chỉ uy tín, mức giá phù hợp để đảm bảo kết quả nhận được chính xác. Thêm vào đó, thay vì chỉ làm xét nghiệm PAP, chị em nên tham khảo các gói khám phụ khoa với đầy đủ các danh mục khám quan trọng, bao gồm cả xét nghiệm PAP nhằm tiết kiệm chi phí và tầm soát nhiều bệnh lý phụ khoa khác.

xet-nghiem-pap-smear-tai-bvdk-phuong-dongPhòng Labo thực hiện các xét nghiệm tại Phương Đông

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang triển khai Gói khám phụ khoa tiêu chuẩn dành cho cả người chưa quan hệ tình dục và người đã quan hệ tình dục. Lựa chọn Phương Đông chắc chắn chị em sẽ không phải thất vọng:

  • Khám phụ khoa cùng các chuyên gia, bác sĩ trên 30 năm kinh nghiệm.
  • Đầy các danh mục khám, siêu âm và xét nghiệm cần thiết giúp phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và tầm soát sớm ung thư cổ tử cung, ung thư vú,... Đồng thời đánh giá chức năng sinh sản và tầm soát sớm vô sinh - hiếm muộn.
  • Chi phí cạnh tranh, đặc biệt thường xuyên có các chương trình ưu đãi hấp dẫn.

Nếu muốn nhận thông tin chi tiết về chương trình ưu đãi của Gói khám phụ khoa tiêu chuẩn tại Bệnh viện Phương Đông để được hỗ trợ nhé. Để đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng điền thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806.

Qua những chia sẻ trên về xét nghiệm PAP - phết tế bào cổ tử cung, hy vọng rằng đã giúp chị em hiểu rõ về tầm quan trọng của loại xét nghiệm này. Hãy luôn chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để phát hiện sớm các bất thường và có hướng điều trị kịp thời.

1,741

Bài viết hữu ích?

Nguồn tham khảo

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám