Xét nghiệm quai bị: Mục đích, phân loại, địa chỉ xét nghiệm uy tín

Nguyễn Phương Thảo

10-10-2024

goole news
16

Quai bị, một căn bệnh tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đặc biệt là đối với sức khỏe sinh sản. Để chẩn đoán chính xác bệnh quai bị và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, xét nghiệm là một công cụ không thể thiếu. Vậy xét nghiệm quai bị được thực hiện như thế nào? Có những loại xét nghiệm nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Mục đích thực hiện xét nghiệm quai bị 

Xét nghiệm kháng thể sởi quai bị rubella bao gồm những xét nghiệm nhỏ giúp bác sĩ xác định được chủng truyền virus, đồng thời có thể xác định được khả năng miễn dịch của người bệnh thông qua các kháng thể đặc trưng. Cụ thể hơn là:

  • Chẩn đoán bệnh quai bị: Xét nghiệm giúp xác định một người có đang nhiễm virus quai bị hay không, đặc biệt trong những trường hợp triệu chứng không rõ ràng hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm tuyến nước bọt không do virus. 
  • Phân biệt quai bị với các bệnh khác: Bởi các triệu chứng của quai bị (như sưng tuyến nước bọt, sốt) có thể tương tự với một số bệnh lý khác như viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn, bệnh hệ thống hoặc các nhiễm trùng khác. Từ đây các bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
  • Đánh giá mức độ miễn dịch: Xét nghiệm quai bị (đặc biệt là xét nghiệm kháng thể IgG) có thể kiểm tra xem người bệnh đã có miễn dịch với quai bị hay chưa. Đối với những người chưa có miễn dịch (IgG âm tính), xét nghiệm cung cấp thông tin để bác sĩ khuyến nghị tiêm phòng quai bị (vắc-xin MMR) nhằm ngăn ngừa bệnh.
  • Theo dõi tiến triển của bệnh: Xét nghiệm kháng thể IgM cho phép bác sĩ xác định xem bệnh nhân đang trong giai đoạn nhiễm virus quai bị cấp tính hay không. IgM thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh và có thể giảm dần khi cơ thể tạo ra kháng thể IgG lâu dài. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể theo dõi tiến triển của bệnh, đưa ra phương án điều trị và kiểm soát biến chứng.

Khi nào cần xét nghiệm quai bị 

Xét nghiệm quai bị cần được thực hiện khi có những dấu hiệu hoặc tình huống nghi ngờ mắc bệnh quai bị, nhằm chẩn đoán chính xác và ngăn ngừa biến chứng. Chẳng hạn như: 

Biểu hiện của bệnh nhân mắc bệnh quai bị

Biểu hiện của bệnh nhân mắc bệnh quai bị

  • Nghi ngờ có triệu chứng mắc bệnh quai bị như sưng đau tuyến nước bọt kèm theo sốt, đau đầu, mệt mỏi và chán ăn. Đau hoặc sưng tinh hoàn (ở nam giới) hoặc đau vùng bụng dưới (ở nữ giới). Cảm giác khô miệng, khó nhai.
  • Người đã tiếp xúc với bệnh nhân quai bị: Nếu đã tiếp xúc gần với người mắc quai bị, đặc biệt nếu chưa tiêm vắc-xin MMR hoặc không rõ về tình trạng miễn dịch của mình, bạn nên thực hiện xét nghiệm để xác định mình có bị nhiễm bệnh hay không.
  • Nghi ngờ biến chứng do quai bị: Nam giới bị đau và sưng tinh hoàn. Nữ giới có triệu chứng đau bụng hoặc viêm buồng trứng.
  • Khi triệu chứng không rõ ràng hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh khác: Như viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn, viêm tuyến giáp, hoặc các bệnh viêm khác, xét nghiệm quai bị giúp xác định chính xác tình trạng bệnh.

Xem thêm:

Phân loại xét nghiệm quai bị 

Xét nghiệm kháng thể 

Xét nghiệm kháng thể có thể được sử dụng để xác nhận khả năng miễn dịch hay chẩn đoán tình trạng của người bệnh. Kháng thể của bệnh quai bị là các protein cụ thể được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus. Hai loại kháng thể bao gồm:

Xét nghiệm kháng thể tìm ra nguyên nhân bị quai bị

Xét nghiệm kháng thể tìm ra nguyên nhân bị quai bị

 

  • Kháng thể IgM: Loại kháng thể này xuất hiện trong máu sau khi cơ thể tiếp xúc với virus quai bị hoặc sau tiêm chủng. Chúng có thể tăng trong vài ngày cho đến một mức tối đa và sau đó bắt đầu giảm dần ở các tuần tiếp theo. Nếu kháng thể IgM này xuất hiện ở những đối tượng chưa được tiêm chủng, khả năng rất cao người này sẽ bị lây nhiễm bệnh quai bị. Tuy nhiên, nếu cả hai kháng thể IgM và IgG cùng xuất hiện thì tỷ lệ rất cao người này đã mắc bệnh quai bị. 
  • Kháng thể IgG: So với kháng thể IgM thì kháng thể IgG sẽ xuất hiện muộn hơn nhưng hiệu quả trong việc bảo vệ cơ thể bị nhiễm trùng lại cao hơn. Khi chúng có mặt trong người đã được tiêm vaccine phòng ngừa hoặc hiện tại không mắc bệnh, chứng tỏ người này miễn dịch với virus gây bệnh. 

Khi kết quả xét nghiệm kháng thể sởi quai bị rubella cho ra, nếu một người không có cả hai loại kháng thể trên thì không được xem là miễn nhiễm với virus bệnh quai bị. 

Xét nghiệm vật liệu di truyền virus hay nuôi cấy virus 

Xét nghiệm này được thực hiện dựa trên một loạt các mẫu thông qua việc nuôi cấy virus hoặc xét nghiệm vật liệu di truyền của virus. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ xác định được tình trạng bệnh và không thể xác nhận được khả năng miễn dịch của cơ thể. 

  • Xét nghiệm vật liệu di truyền của virus (RT-PCR): Xét nghiệm này giúp phát hiện và xác định các chủng di truyền của virus. Phát hiện trực tiếp virus đôi khi có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân của những biến chứng nghiêm trọng liên quan tới quai bị. Đối tượng có hệ miễn dịch kém sẽ không có phản ứng với các kháng thể, do đó xét nghiệm vật liệu di truyền của virus sẽ được thực hiện để xác định chẩn đoán bệnh sởi, đặc biệt là khi kết quả xét nghiệm kháng thể cho ra không phù hợp với kết quả nghiên cứu lâm sàng. 
  • Xét nghiệm nuôi cấy virus: Kết quả dương tính hoặc xét nghiệm chất liệu di truyền của virus dương tính thể hiện là người đó hiện đang bị nhiễm virus gây bệnh. Ngược lại, nếu kết quả âm tính, chứng tỏ người đó không bị nhiễm bệnh hoặc có các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ do nguyên nhân khác. 

Xét nghiệm máu 

Xét nghiệm máu được thực hiện để xác định bệnh nhân bị quai bị hay không

Xét nghiệm máu được thực hiện để xác định bệnh nhân bị quai bị hay không

Nếu kết quả xét nghiệm máu, bạch cầu giảm, bạch cầu đa nhân trung tính giảm đối với nguyên nhân do virus và tăng đối với nguyên nhân vi khuẩn, xét nghiệm nước tiểu và amylase máu đều tăng. 

Bên cạnh đó, một số phương pháp xét nghiệm khác như: xét nghiệm dịch não tuỷ, các phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (HI), cố định bổ thể (CI), trung hòa đám hoại tử (NT), xét nghiệm nước tiểu, nước bọt. 

Địa chỉ xét nghiệm quai bị uy tín tại Hà Nội 

Xét nghiệm quai bị cần thiết để xác định được người bệnh có bị mắc quai bị hay không. Với những lợi thế về hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, Bệnh viện Phương Đông chính là địa chỉ vàng mỗi khi khách hàng có nhu cầu về xét nghiệm. 

Bệnh viện Phương Đông là địa chỉ xét nghiệm quai bị uy tín

Bệnh viện Phương Đông là địa chỉ xét nghiệm quai bị uy tín

Ưu điểm khi khách hàng sử dụng gói dịch vụ xét nghiệm tại Phương Đông: 

  • Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm là những chuyên gia đầu ngành thăm khám trực tiếp.
  • Hệ thống máy móc và các thiết bị y tế hiện đại, công nghệ tiên tiến.
  • Các gói xét nghiệm được xây dựng khoa học, có thể đánh giá tổng thể và chính xác về tình trạng sức khoẻ khách hàng. 
  • Quy trình lấy mẫu an toàn, đảm bảo theo tiêu chuẩn Bộ Y Tế 
  • Thủ tục đăng ký và thanh toán nhanh gọn, tối ưu.
  • Áp dụng lấy mẫu, khám tại nhà giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển.

Nếu khách hàng cần tư vấn chi tiết hơn về gói dịch vụ xét nghiệm tại Phương Đông, đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Phương Đông để được hỗ trợ.

Kết luận 

Xét nghiệm kháng thể sởi quai bị rubella không chỉ giúp chẩn đoán bệnh mà còn giúp theo dõi quá trình điều trị và đánh giá hiệu quả của vaccine. Việc thực hiện xét nghiệm đúng cách và kịp thời sẽ giúp chúng ta phát hiện bệnh sớm, điều trị hiệu quả và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
60

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám