Quai bị lây qua đường nào? Cách bảo vệ bản thân hiệu quả

Nguyễn Phương Thảo

09-10-2024

goole news
16

Quai bị, một căn bệnh tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đặc biệt là đối với sức khỏe sinh sản. Vậy, quai bị lây qua đường nào và làm thế nào để chúng ta có thể phòng tránh hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Quai bị lây qua đường nào? 

Bệnh quai bị bắt nguồn từ virus quai bị (mumps virus) thuộc giống Rubulavirus có họ là Paramyxoviridae. 

Loại virus gây bệnh này có thể tồn tại rất lâu ở ngoài môi trường từ 30- 60 ngày với nhiệt độ 15- 20 độ, đối với những nơi có nhiệt độ âm sâu từ -25 tới -70 độ chúng vẫn sống tới 1 hoặc 2 năm. Tuy nhiên, nhiệt độ 56 độ C hoặc dưới tác động các tia tử ngoại, ánh sáng mặt trời hoặc những hoá chất khử khuẩn bệnh viện thường dùng, virus quai bị sẽ bị diệt nhanh chóng.

Khi bị nhiễm bệnh, thời gian ủ bệnh thường từ 12- 25 ngày. Có tới 1/3 trường hợp, không thể hiện bất kỳ triệu chứng nào trước khi chúng phát tác mạnh hơn. 

"Quai bị lây qua đường nào?"

Bệnh quai bị phân bố rộng trên toàn cầu. Ở nước ta, do thời tiết nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, mát lạnh, khô hanh giúp cho bệnh có thể lan truyền mạnh hơn. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn ở nữ giới. 

Bệnh quai bị có thể lây nhiễm qua đường hô hấp

Bệnh quai bị có thể lây qua con đường hô hấp 

  • Nguồn truyền nhiễm: Ổ chứa và người chính là nguồn truyền nhiễm chính. Trong ổ dịch, có khoảng 3-10 người mắc bệnh quai bị lâm sàng sẽ mang virus lành, chủ yếu là do tiếp xúc với người bệnh và thời gian ủ bệnh cho đến khi chúng phát tác mạnh mẽ hơn. 
  • Thời kỳ lây truyền: Virus có trong nước bọt của bệnh nhân quai bị trước khi khởi phát (có sốt, viêm tuyến nước bọt) khoảng 3 - 5 ngày, và sau khi khởi phát khoảng 7 - 10 ngày, đây chính là giai đoạn lây truyền của bệnh, trong đó mạnh nhất khoảng 1 tuần xung quanh ngày khởi phát.
  • Con đường lây truyền: Bệnh quai bị lây qua đường hô hấp. Chúng xuất hiện trong nước bọt, dịch tiết mũi họng bắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ hoặc nói chuyện. Nếu vô tình hít phải không khí bị nhiễm virus hoặc dùng chung đồ cá nhân với người bị bệnh sẽ có nguy cơ cao bị truyền nhiễm. Những giọt bắn này có kích thước siêu nhỏ, dạng khí dung dưới 5mm bay lơ lửng trong không khí. Khi những hạt khí dung này gặp gió chúng có thể phát tán nhanh hơn. Bên cạnh đó, virus cũng có thể tìm thấy trong nước tiểu của bệnh nhân. 

>>> Câu trả lời cho câu hỏi "Quai bị lây qua đường nào?" chính là đường hô hấp. 

Cách phòng ngừa quai bị cho bản thân hiệu quả 

Để bảo vệ bản thân khỏi những virus quai bị gây hại cho bản thân, ai trong mỗi chúng ta cần được trang bị đầy đủ kiến thức phòng ngừa bệnh, đặc biệt là tiêm vaccine. 

Tiêm vaccine phòng ngừa 

Biện pháp phòng ngừa chủ động và hiệu quả nhất đối với bệnh quai bị chính là sử dụng vaccine cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Chế phẩm dưới dạng vaccine quai bị đơn phối hợp với vaccine phòng sởi và rubella có tên MMR II - hiệu lực bảo vệ đạt trên 95%, gây được miễn dịch lâu bền, dùng cho cả người đã từng có miễn dịch. 

Tiêm vaccine chính là biện pháp phòng ngừa bệnh quai bị

Tiêm vaccine chính là biện pháp phòng ngừa bệnh quai bị 

Đối tượng tiêm vaccine là trẻ em từ 1 tuổi trở lên, những người làm trong môi trường đông người như nhà trẻ, trường học, bệnh viện. Liều dùng 0,5ml/mũi tiêm dưới da với 1 liều cơ bản gây miễn dịch, sau đó nên tiêm nhắc lại sau 5 năm, khi trẻ vào lớp 1 hoặc người trưởng thành có nguy cơ cao.

Để biết chi phí tiêm phòng quai bị, Quý khách vui lòng liên hệ tới hotline tư vấn 1900.1806 hoặc Đặt lịch khám trực tiếp để được hỗ trợ.

Phòng ngừa lây nhiễm trong môi trường công cộng

Phòng ngừa lây nhiễm bệnh quai bị trong môi trường công cộng là việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn virus quai bị lây lan giữa các cá nhân chẳng hạn như: 

  • Đeo khẩu trang ở những nơi đông người như trường học, siêu thị, nhà ga, và các phương tiện giao thông công cộng giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus qua các giọt bắn từ miệng và mũi khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi chạm vào các bề mặt công cộng như tay vịn, nút bấm thang máy, cửa ra vào
  • Tránh bắt tay, ôm hôn, hoặc chia sẻ đồ dùng cá nhân (như cốc, ly, khăn mặt) với người khác, nhất là khi không chắc chắn về tình trạng sức khỏe của họ.
  • Giữ khoảng cách tối thiểu 1-2 mét với người khác khi ở nơi công cộng, đặc biệt khi có dấu hiệu bệnh (ho, hắt hơi, sốt). Hạn chế nguy cơ tiếp xúc với các giọt bắn chứa virus.

Giữ khoảng cách nơi đông người hạn chế sự khi bị quai bị

Giữ khoảng cách nơi đông người hạn chế sự khi bị quai bị

  • Trong giai đoạn dịch bệnh hoặc khi có nguy cơ bùng phát bệnh, cần hạn chế tham gia các sự kiện tập trung đông người như lễ hội, hội nghị, hoặc các buổi gặp mặt đông đúc
  • Nâng cao nhận thức về cách lây lan của bệnh quai bị và các biện pháp phòng ngừa thông qua truyền thông, tờ rơi, hoặc các buổi hướng dẫn tại trường học, công sở.
  • Khuyến khích người dân kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm phòng đầy đủ.

Phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình

Quai bị là bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp, vì vậy, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

  • Khi một thành viên trong gia đình bị mắc quai bị, cần cách ly họ khỏi những người khác, đặc biệt là trẻ em và những người chưa tiêm vắc-xin. Từ khi xuất hiện triệu chứng sưng tuyến nước bọt, vì đây là thời điểm virus dễ lây lan nhất.
  • Người bệnh và các thành viên trong gia đình nên đeo khẩu trang y tế khi ở gần nhau để hạn chế sự lây lan qua đường hô hấp.
  • Hướng dẫn các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ, về thói quen rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ lây nhiễm.
  • Tránh dùng chung ly uống nước, chén bát, dao kéo, khăn mặt và các vật dụng cá nhân khác với người bệnh. Đồ dùng của người bệnh nên được rửa sạch và khử trùng sau khi sử dụng.
  • Đảm bảo không gian trong nhà thông thoáng bằng cách mở cửa sổ, cửa ra vào để không khí được lưu thông, giúp giảm mật độ virus trong không gian.
  • Tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ, đều được tiêm vắc-xin MMR (sởi, quai bị, rubella) đầy đủ. Vắc-xin MMR là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa quai bị. 

Xem thêm:

Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi

Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đúng cách rất quan trọng đối với người mắc bệnh quai bị, giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn và giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng: 

Chế độ dinh dưỡng của người mắc bệnh quai bị đóng vai trò quan trọng

Chế độ dinh dưỡng của người mắc bệnh quai bị đóng vai trò quan trọng

  • Người bệnh quai bị thường gặp triệu chứng sưng đau ở vùng tuyến nước bọt, làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Vì vậy, nên chọn những món mềm, dễ tiêu như cháo, súp, canh, sữa, khoai tây nghiền hoặc sinh tố để giảm đau khi nhai và nuốt.
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Nguồn thực phẩm giàu vitamin A, C, Kẽm, Protein bao gồm cà rốt, khoai lang, cam, bưởi, thịt gà, hải sản, trứng và các loại rau xanh như cải bó xôi, bông cải xanh…
  • Uống đủ nước vì người bệnh dễ bị mất nước do sốt và việc khó uống nước do đau vùng cổ họng hoặc tuyến nước bọt. Cần bổ sung nhiều nước, có thể uống nước lọc, nước ép trái cây, trà thảo dược hoặc nước canh để duy trì độ ẩm cho cơ thể.
  • Tránh ăn thực phẩm cay, chua hoặc mặn vì chúng có thể kích thích tuyến nước bọt và làm tình trạng sưng đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bệnh nên nghỉ ngơi trong khoảng thời gian từ 7- 10 ngày, đặc biệt trong giai đoạn có sốt và sưng đau mạnh ở tuyến nước bọt. Tránh các hoạt động mạnh, vận động quá mức vì có thể làm gia tăng nguy cơ biến chứng, đặc biệt là viêm tinh hoàn ở nam giới. Đảm bảo người bệnh luôn giữ ấm, tránh bị lạnh vì cơ thể lúc này dễ bị suy yếu và dễ bị nhiễm trùng thứ phát. Tâm trạng cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình hồi phục. Người bệnh cần được nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh, thoải mái và tránh lo âu, căng thẳng.

Kết luận  

Qua bài viết này, chúng ta đã hiểu rõ hơn về câu hỏi “quai bị lây qua đường nào” và tầm quan trọng của việc phòng ngừa. Theo thống kê, hàng năm vẫn có rất nhiều trường hợp mắc bệnh quai bị, đặc biệt là ở trẻ em. Vì vậy, việc tiêm phòng đầy đủ vaccine MMR là vô cùng cần thiết. Hãy cùng chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng cách nâng cao ý thức về phòng chống bệnh quai bị.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
244

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám