Xông cảm lạnh có hiệu quả không? Thực hiện như thế nào?

Thu Hiền

27-11-2023

goole news
16

Xông cảm lạnh là phương pháp trị cảm được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Bằng cách xông hơi, các tinh dầu thảo dược sẽ được đưa vào sâu đường hô hấp để làm người bệnh khỏe hơn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người băn khoăn về hiệu quả thực sự của phương pháp trị bệnh này. Hãy cùng Bệnh viện Phương Đông tìm hiểu chi tiết về cách xông cảm lạnh, hiệu quả của nó trong bài viết này nhé.

Bị cảm lạnh có nên xông hơi không?

Xông hơi được dùng trong điều trị nhiều bệnh thông thường, nhưng phổ biến nhất vẫn là cảm. Xông hơi cho kết quả tốt với những người đang bị cảm mạo ở giai đoạn đầu.

Xông hơi được dùng rất nhiều trong điều trị cảm lạnhXông hơi được dùng rất nhiều trong điều trị cảm lạnh

Dưới tác dụng của hơi nóng, các loại tinh dầu, dược chất từ thảo dược bay hơi sẽ làm giãn mạch máu ngoại biên. Chúng đi sâu vào đường hô hấp, giúp tăng cường lượng máu lưu thông, làm sạch đường hô hấp một cách hiệu quả.

Đặc biệt, hơi nóng từ nước xông còn kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh để đào thải các chất độc trong cơ thể. Do đó, xông hơi thực sự mang lại nhiều hiệu quả trong việc điều trị cảm lạnh.

Tuy nhiên, biện pháp này mang lại hiệu quả mang tính nhất thời. Người bệnh vẫn cần chú ý chăm sóc cơ thể, điều trị bệnh theo chỉ định nếu được bác sĩ yêu cầu để bệnh nhanh khỏi hơn.

Tác dụng của lá xông cảm lạnh

Theo đông y, mỗi loại thảo dược lại mang những đặc tính khác nhau, từ đó hỗ trợ cơ thể trị bệnh theo những cách khác nhau. Các loại lá xông có chứa rất nhiều dược chất quý, khi được xông hơi, đưa vào cơ thể sẽ mang lại các tác dụng sau đây:

  • Khu phong trừ hàn, trị cảm mạo.
  • Giải nhiệt, tiêu đờm, thanh tâm, sát khuẩn, trị cảm sốt nhanh chóng.
  • Giải cảm, khử uế, tiêu thực, trị sốt ho và đau đầu lâu khỏi.
  • Cầm máu, điều hòa khí huyết.
  • Kích thích ra mồ hôi, tiêu độc.
  • Sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn đường thở.
  • Làm thông thường thở, trị sổ mũi, nghẹt mũi nhanh chóng.

Các loại lá xông giải cảm lạnh

Ở trên, chúng ta đã tìm hiểu về công dụng chung của dược liệu dùng trong xông hơi. Dưới đây, cùng tìm hiểu chi tiết về từng thành phần nhé.

Lá tre

Trong Đông Y, tre còn được gọi là trúc diệp. Đây là vị thuốc giải cảm hiệu quả, lành tính và dễ kiếm. TRong lá tre có chứa các kháng sinh thực vật với khả năng giải độc, kháng viêm, hạ nhiệt cơ thể nhanh chóng.

Lá sả

Trong sả có thành phần quan trọng là tinh dầu geraniol, citral. Chúng giúp kháng khuẩn, chống ho và làm giảm nhiệt độ cơ thể nhanh chóng khi bị sốt. Hương thơm từ tinh dầu trong cây sả cũng giúp ổn định, điều hòa khí huyết và ổn định hệ thần kinh.

Sả là thành phần không thể thiếu trong nồi nước xôngSả là thành phần không thể thiếu trong nồi nước xông

Đặc biệt, việc sử dụng lá sả khi xông hơi sẽ giúp đẩy nhanh các triệu chứng khó chịu thường gặp của bệnh cảm. Như tiêu chảy, đờm nhiều, nôn mửa, đau bụng, đầy hơi, nóng mặt, ho…

Gừng

Gừng là loại dược liệu không thể thiếu trong nồi lá xông. Tinh dầu gừng sẽ giúp làm giảm bớt cảm giác đau đầu, giảm ho, giảm lượng đờm. Đồng thời, nó còn có khả năng chống nôn hiệu quả để người ốm thấy dễ chịu hơn.

Lá bưởi

Các tinh dầu như alpha-pinen, limonene alpha-terpineol có thể tìm thấy trong lá bưởi. Đây là những dược chất có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như hạ nhiệt, giảm ho, sát trùng đường thở, giảm đau nhanh… Đặc biệt, mùi của lá bưởi cũng giúp nồi nước xông thơm và dễ chịu hơn nhiều.

Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài 19001806 của Bệnh viện Phương Đông nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp về cảm lạnh hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.

Ngải cứu

Lá ngải cứu có mùi vị hơi đắng, cay nhẹ nhưng rất thơm. Trong lá có nhiều hoạt chất giúp thúc đẩy khả năng lưu thông máu, đả thông khí huyết. Từ đó, giúp người ốm nhanh hết mệt mỏi, uể oải. Đồng thời thải độc khỏi cơ thể một cách hiệu quả.

Ngải cứu từ lâu đã nổi tiếng với khả năng làm thông khí huyết giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng hơnNgải cứu từ lâu đã nổi tiếng với khả năng làm thông khí huyết giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn

Hương nhu

Hương nhu là vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, chỉ chống trường, trừ thấp, hành khí… Nó luôn là vị thuốc vàng trong điều trị cảm mạo và các bệnh đường hô hấp. Khi thêm loại lá này vào nồi nước xông, nó giúp đổ mồ hôi nhanh hơn và giảm triệu chứng nhức đầu một cách hữu hiệu.

Bạc hà

Trong lá bạc hà, các nhà khoa học đã tìm thấy một hàm lượng lớn menthol, α - β pinene. Chúng có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, làm loãng đờm. Khi dùng để xông hơi, nó giúp người cảm khỏe nhanh hơn, làm giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh.

Tía tô

Trong lá tía tô có nhiều thành phần giúp kháng khuẩn, kháng viêm và thư giãn tinh thần. Chính vì vậy, nó là một thành phần không thể thiếu trong nồi nước xông.

Lá tía tô với các tinh dầu sẽ giúp người bệnh giảm cảm giác nặng nề, mệt mỏi. Đồng thời chống lại các triệu chứng viêm, đau đường hô hấp nhanh chóng nhất có thể.

Lá chanh

Lá chanh tươi có nhiều tinh dầu với mùi thơm cực dễ chịu. Đây là loại thảo dược có vị ngọt nhẹ, tính ôn với tác dụng tiêu đờm, sát khuẩn mạnh. Thêm loại lá này vào nồi nước xông sẽ giúp giảm triệu chứng cảm sốt, ho do thời tiết thay đổi bất thường đấy.

Cách xông cảm lạnh đúng phương pháp

Để mang lại hiệu quả cao, phương pháp xông cảm lạnh cần được thực hiện đúng. Cụ thể như sau:

Chuẩn bị

Bạn hãy đi mua lá tre, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, lá chanh, tía tô mỗi thứ một nắm lớn. Sau đó rửa thật sạch với nước, để riêng trên rổ cho ráo.

Bạn mua các loại lá xông về và rửa sạchBạn mua các loại lá xông về và rửa sạch

Mua một củ gừng già về rửa sạch với nước, giữ nguyên vỏ. Sau đó đập dập, cắt thành từng khúc cỡ 1cm là được.

Nấu nước xông cảm lạnh

Bạn cho tất cả nguyên liệu trên vào một nồi lớn, đổ nước ngập mặt các loại lá. Sau đó đun sôi, khi nước sôi bùng thì hạ nhỏ lửa đun thêm 15 phút thì bắc nồi xuống. Thêm vào một ít lá bạc hà để xông.

Cách xông hơi cảm lạnh

Bạn chọn một nơi không có gió thổi, kín đáo để xông. Tốt nhất là một phòng nhỏ. Sau đó bỏ bớt quần áo, đặt nồi nước xông trước mặt và ngồi xuống trùm chăn dày cho kín đầu.

Sau đó từ từ mở hé nồi nước xông để hơi nước trong nồi bốc ra. Bạn có thể điều chỉnh mở nồi to hay bé sao cho hơi nóng bốc lên ở mức chịu đựng được, không gây khó chịu hay gây bỏng.

Xông hơi đến khi cơ thể ướt đẫm mồ hôi, nước trong nồi lá xông cũng nguội bớt là được. Bạn mở chăn ra, ngồi khoảng 5 phút cho cơ thể thích nghi rồi lau sạch người với khăn mềm và đi tắm nước ấm. Sau đó đi nghỉ một lát là sẽ thấy người nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

Các loại thuốc xông cảm lạnh thay lá

Xông hơi dù tốt nhưng lại mất nhiều thời gian chuẩn bị. Đặc biệt, các nguyên liệu này cũng không dễ kiếm ở thành phố. Chính vì vậy, bệnh nhân cảm lạnh có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc xông cảm lạnh tiện như: viên xông hơi hương tràm, thảo dược xông lá sả,...

Khi xông lá trị cảm lạnh cần lưu ý điều gì?

Để đảm bảo hiệu quả mang lại khi xông hơi, mọi người cần lưu ý những vấn đề sau.

  • Sau khi xông hơi, nên lau người, ngồi 1 chút cho cơ thể thích nghi. Không tắm ngay để tránh gây sốc nhiệt hay làm lỗ chân lông bị kích ứng nhé.
  • Nhiệt độ của nồi nước xông quá cao, hơi nước bốc lên có thể gây bỏng. Mọi người cần cẩn thận để tránh làm tổn thương da trong khi xông.
  • Nếu đang xông hơi mà bạn nhận thấy các triệu chứng khó chịu như choáng váng, khó thở, bủn rủn, cần yêu cầu người thân trợ giúp và ngừng xông hơi ngay.
  • Xông hơi sẽ khiến cơ thể bị mất nước. Chính vì vậy sau khi xông bạn cần uống bù một lượng nước ấm để cơ thể dễ chịu hơn. Không uống nước lạnh nhé, nó sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng đấy.
  • Mỗi ngày nên xông hơi từ 1- 3 lần. Nếu không có thời gian chuẩn bị các loại lá xông, bạn có thể sử dụng các gói thuốc xông hơi bán sẵn để tiện hơn nhé.

Sau khi xông hơi, bạn nên uống nước ấm để bù nướcSau khi xông hơi, bạn nên uống nước ấm để bù nước

Ai không nên xông hơi trị cảm?

Dù là một biện pháp chữa cảm tự nhiên, lành tính, nhưng xông hơi không phù hợp với tất cả. Dưới đây là những trường hợp mọi người nên tránh xông hơi, thay vì vậy hãy tìm một biện pháp trị cảm lạnh phù hợp hơn nhé.

  • Những người đang sốt cao, bị ra quá nhiều mồ hôi hay tiêu chảy, mất nước đều không nên xông. Nguyên nhân là khi xông cơ thể đổ nhiều mồ hôi có thể gây mất nước, tụt huyết áp.
  • Người bị huyết áp cao hay huyết áp không ổn định, mắc các bệnh lý tim mạch cũng không nên xông hơi. Cảm giác nóng lạnh có thể khiến người bệnh khó chịu, suy nhược cơ thể.
  • Phụ nữ mang thai không nên xông hơi nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi nếu muốn xông hơi cần có người lớn giám sát để tránh nguy hiểm.
  • Không xông hơi với những bệnh nhân bị cảm nắng, mệt lả hay thấy buồn nôn sau khi đi nắng về.

Lời kết

Như vậy, trên đây là cách xông cảm lạnh an toàn cho người bệnh có thể áp dụng. Hi vọng sẽ giúp ích cho quá trình cải thiện tình trạng nếu không may bị mắc bệnh cảm lạnh.

Quý khách hàng có thể liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 của Bệnh viện Phương Đông nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,802

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám