Xương chũm là phần xương thái dương nằm phía trên khoang tai giữa, bao gồm nhiều tế bào khí liên kết với nhau. Phần xương này có thể bị viêm nếu nhiễm trùng tai giữa không được điều trị dứt điểm, cần nhanh chóng khắc phục ngừa các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Xương chũm là gì?
Xương chũm (tên tiếng Anh Mastoid Bone) là một khối xương nhỏ nhô ra phía sau vành tai, có thể sờ thấy bằng tay. Đây là một trong 22 xương sọ, kết nối các cơ chính vùng đầu cổ, dây thần kinh và các mô.

Xương chũm là một khối xương nhỏ nhô ra phía sau vành tai
Xương tai chũm nằm dưới đáy xương thái dương hai bên hộp sọ, tiếp giáp với các cơ quan thiết yếu như màng não, mạch máu, dây thần kinh và não. Xương chũm thường xuyên bị ảnh hưởng từ vấn đề nhiễm trùng hoặc tổn thương tai.
Cấu tạo của xương chũm
Xương tai chũm ở dạng hình nón, bề mặt bên trong có một rãnh sâu được gọi là hố hai lá gắn liền với cơ. Cấu tạo bên ngoài về cơ bản cứng như phần bên trong tương đối mềm, xốp.
Bao gồm các phần khác như:
- Tế bào hơi còn gọi tế bào khí chũm là các hốc khí nằm trong xương chũm, đảm nhiệm chức năng thông khí tai giữa và điều chỉnh áp suất tai.
- Hang chũm hay sào bào là hốc khí lớn của xương chũm, nằm ở vị trí trung tâm khối tế bào khí.
- Ống thông hang hay sào đạo là ống nối dẫn trực tiếp từ hang chũm sang tai giữa.
Xương chũm có tính chất thông hang nên khi tai giữa khởi phát các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn, khả năng lây lan, hình thành biến chứng rất cao.

Cấu tạo và vị trí xương tai chũm tạo điều kiện thuận lợi khởi phát bệnh lý
Ngoài ra xương tai chũm còn kết nối với các xương hộp sọ khác qua các khớp:
- Khớp sọ nối xương chũm với xương thái dương để cố định hộp sọ.
- Khớp thái dương hàm nối xương hàm với xương chũm đảm bảo khả năng cử động hàm dưới hoạt động hiệu quả.
Chức năng hoạt động
Xương chũm đảm nhiệm chức năng truyền âm từ tai ngoài vào tai trong. Đây là loạn xương xốp gồm nhiều tế bào khí nên trọng lượng tương đối nhẹ, song khả năng dẫn truyền âm thanh tốt.
Một số chức năng phụ khác cũng cần được đề cập đến:
- Hỗ trợ các cơ tai giữa bằng cách điều chỉnh áp lực không khí.
- Khả năng cân bằng nhờ cách dẫn truyền các rung động từ tai trong đến não.
Viêm tai xương chũm - Bệnh lý thường gặp
Viêm tai xương chũm là bệnh lý thường gặp, do vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng các tế bào khí. Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh tiến triển, phổ biến nhất là viêm tai giữa không được điều trị dứt điểm, gây biến chứng nguy hiểm.
Xương chũm nằm ở vị trí đặc biệt, có cấu trúc phức tạp cùng sự kết nối nhiều cơ quan quan trọng nên dễ dàng gặp các vấn đề bệnh lý. Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm, cụ thể:
- Thính lực bị ảnh hưởng: Viêm tai xương chũm bước đầu khiến người bệnh bị ù tai, ong ong trong tai. Diễn tiến nặng có thể làm tổn thương cấu trúc trong tai, gây mất thính lực một phần hoặc hoàn toàn.
- Các triệu chứng khó chịu khác ảnh hưởng đến đời sống như đau nhức tai dữ dội, đau lan lên thái dương, gáy, tai. Tai và vùng sau tai có thể bị đỏ bừng, sưng tấy hoặc chảy mủ từ ống tai, xuất hiện mùi hôi khó chịu.

Những bệnh lý thường gặp ở vùng xương tai chũm
Trường hợp xấu bệnh nhân phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm khác:
- Viêm màng não là biến chứng nghiêm trọng, do vi khuẩn từ ổ nhiễm trùng lan đến màng não gây viêm nhiễm và tổn thương.
- Áp xe não có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh, tử vong khi không được can thiệp kịp thời.
- Liệt dây thần kinh mặt khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc cử động khuôn mặt.
- Thuyên tắc mạch máu do vùng áp xe vỡ ra di chuyển vào mạch máu, trực tiếp tác động đến các cơ quan khác của cơ thể.
Chất lượng cuộc sống người bị viêm tai xương chũm bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không chỉ gây bệnh lý thực thể, bệnh nhân có thể gặp các vấn đề tinh thần như stress, lo lắng, thậm chí trầm cảm.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lý thường gặp
Bệnh lý ở tai thường liên quan đến xương chũm, gây loại triệu chứng khó chịu mà bạn cần chủ động theo dõi, nhận biết:
- Chóng mặt, ù tai.
- Liệt dây thần kinh vận động cơ mặt.
- Tai chảy máu.
- Tai chảy mủ kèm mùi hôi.
- Thính lực suy giảm, thậm chí mất thính lực.
- Sốt cao đột ngột kèm suy nhược cơ thể.
- Mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn,...
- Tai đau nhức bất thường, gia tăng về ban đêm. Tình trạng đau nhức lan sâu vào trong tai, lan lên nửa đầu và vùng thái dương.

Dấu hiệu nhận biết các nhóm bệnh lý thường gặp
Biện pháp phòng ngừa bệnh lý liên quan
Điều trị dứt điểm các bệnh lý nhiễm trùng tai là cách phòng ngừa bệnh lý xương chũm hiệu quả nhất hiện nay. Khi có biểu hiện bất thường cần nhanh chóng thăm khám y tế, xử lý kịp thời trước khi khởi phát các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng, nhiễm khuẩn máu.
Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông luôn sẵn sàng đội ngũ y tế thăm khám và tích cực điều trị bệnh nhân. Liên hệ 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám ngay hôm nay.
Kết luận
Xương chũm là một loại xương cơ bản của cơ thể con người, nằm ngay phía sau tai có hình nón, rãnh sâu dễ dàng sờ được bằng tay. Mỗi cá nhân cần chú ý công tác vệ sinh tai, các triệu chứng khó chịu nhằm phòng ngừa sự tiến triển nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.