Viêm tai xương chũm: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Thiên Hương

31-01-2023

goole news
16

Xương chũm là một phần cấu tạo của tai giữa và thông với hòm tai. Chính bởi cấu tạo này mà khi bị viêm tại giữa điều trị không đúng cách và dứt điểm thì khả năng gây viêm xương chũm là rất cao. Vậy triệu chứng nhận biết bệnh viêm tai xương chũm ra sao? Cách chẩn đoán và điều trị như thế nào để ngăn ngừa tái phát và triệt để bệnh? Sau đây, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giúp bạn có thêm thông tin chi tiết về bệnh lý này.

Tổng quan về bệnh viêm tai xương chũm

Viêm tai xương chũm là gì? Viêm tai xương chũm là tình trạng xương chũm ở xung quanh sào bào và tai giữa bị tổn thương. Viêm xương chũm thường chỉ kéo dài 5-7 ngày là khỏi, bệnh tích chủ yếu là viêm tắc mạch máu xương và viêm loãng xương. Khi này vách ngăn giữa các tế bào xương bị phá hủy, các ổ mủ nằm rải rác tập trung dần thành túi mủ, xương có thể chết từng khối, bị mục gây ra nhiều biến chứng.

Viêm xương chũm tai rất dễ tái phát trở thành mãn tính

Viêm xương chũm tai rất dễ tái phát trở thành mãn tính

Viêm xương chũm tai có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào nhưng ở trẻ em là phổ biến hơn cả. Hiện nay y học phân loại viêm tai xương chũm gồm 2 thể chính là viêm cấp tính và viêm mãn tính. Đặc điểm của 2 thể này như sau:

  • Viêm tai xương chũm cấp tính: Thường xuất hiện sau khi người bệnh mắc viêm tai giữa. Thông thường bệnh nhân bị viêm tai giữa trước đó khoảng 20 ngày với tình trạng viêm thông bào xương chũm (trong xương thái dương), có thể khiến viêm tai giữa cấp trở thành viêm tai giữa mạn.
  • Viêm tai xương chũm mãn tính: Được xác định khi tình trạng chảy mủ tai kéo dài trên 3 tháng. Khi đã tiến triển đến giai đoạn này, bệnh có thể gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, liệt dây thần kinh vận động cơ mặt,  áp xe não, áp xe cổ, áp xe quanh họng… dẫn tới tử vong.

Nguyên nhân gây viêm xương chũm

Hầu hết các trường hợp bệnh đều có nguyên nhân xuất phát từ việc mắc viêm tai giữa cấp tính khiến ống Eustachian bị tắc nghẽn (ống kết nối tai giữa đến họng mũi có vai trò giúp lưu thông không khí và dịch từ tai giữa), từ đó khiến mầm bệnh phát triển gây viêm nhiễm.

Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ dưới đây được đánh giá là có khả năng dẫn đến viêm xương chũm:

  • Nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu, liên cầu khuẩn tan huyết beta (nhóm A), Haemophilus influenzae, Streptococcus pyogenes, Staphylococcus,... gây nhiễm trùng.
  • Viêm tai giữa ứ mủ không thực hiện hút dịch mủ.
  • Lỗ màng nhĩ bị tắc, không được lưu thông mủ.
  • Do cảm lạnh, cảm cúm khiến sức đề kháng bị suy giảm, gây nhiễm trùng nặng.
  • Người có thể trạng yếu, dinh dưỡng kém, hệ miễn dịch yếu.

Hầu hết bệnh nhân bị viêm xương chũm là do mắc viêm tai giữa cấp tính

Hầu hết bệnh nhân bị viêm xương chũm là do mắc viêm tai giữa cấp tính

Triệu chứng của bệnh viêm tai xương chũm

Viêm xương chũm tùy thuộc vào tình trạng cấp hay mãn tính sẽ có các triệu chứng khác nhau. Để tránh tiến triển nặng, bạn hãy đề phòng ngay những triệu chứng viêm tai xương chũm sau đây:

Viêm xương chũm cấp tính

Triệu chứng toàn thân:

  • Đau tai, giảm thính lực, có xuất hiện phản ứng màng não (mê sảng, co giật)...
  • Sốt cao 39-40 độ C.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Trẻ sơ sinh bị bệnh thấy thóp phồng, có thể có co giật.

Triệu chứng cơ năng:

  • Đau sâu bên trong tai, đau theo nhịp mạch.
  • Cơn đau xuất hiện dữ dội, lan ra vùng thái dương và vùng chũm.
  • Nhức đầu.
  • Nghe kém kèm ù tai, chóng mặt.
  • Mủ tai có mùi thối, chảy nhiều hoặc ít đi do tắc dẫn dịch mủ.

Triệu chứng thực thể của viêm tai xương chũm cấp: 

  • Mặt chũm nề đỏ, ấn trên bề mặt có cảm giác đau rõ rệt.
  • Mủ tai chảy ra có màu xanh hoặc vàng, đôi khi có tia máu, mùi thối.
  • Ở trước trên nắp bình tai và phía sau tai có dấu hiệu sưng phồng, mất nếp nhăn sau tai, vành tai đẩy ra phía trước.
  • Mủ tai chảy theo cơ cổ ức đòn chũm xuống vùng cổ khiến vùng này sưng tấy đỏ, khó khăn khi quay cổ, vùng da có thể bị tổn thương tạo nên những lỗ rò.
  • Màng nhĩ nề đỏ, lỗ thủng sát thành ống tai xương, đáy phù nề xung huyết, bờ nham nhỏ.
  • Vách thông bào dày, mờ do các nhóm tế bào xương chũm bị phá hủy, một số nhóm bị mất vách và lan thành hốc rộng.

Viêm tai xương chũm gây nên những cơn đau dữ dội trong tai

Viêm tai xương chũm gây nên những cơn đau dữ dội trong tai

Viêm xương chũm mạn tính

Triệu chứng cơ năng: Tương tự như khi bị viêm tai giữa mãn tính tuy nhiên các tình trạng nặng hơn. 

  • Mủ tai chảy nhiều và liên tục, mùi thối bởi có chứa chất cholesteatoma, đây là dấu hiệu cảnh báo khả năng ăn mòn xương dẫn tới biến chứng nội sọ.
  • Đau tai lan ra nửa đầu bên bị viêm, cơn đau liên tục, âm ỉ đôi khi kịch phát.
  • Thính lực suy giảm rõ rệt.

Triệu chứng thực thể:

  • Lỗ thủng màng tai rộng, sát khung xương có thể thấy các mảnh trắng của cholesteatoma hoặc polyp ở trong hòm nhĩ, bờ nham nhở.
  • Mủ thối.
  • Thính lực bên bệnh giảm.
  • Tư thế Schuller xương chũm mất thông bào, hình ảnh X-quang cho thấy ảnh mờ đặc xương hoặc tiêu xương.
  • Biến chứng xương sọ gây nên cơn đau đầu dữ dội, phù gai thị (sưng phía sau mắt).

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Viêm tai xương chũm có thể xảy ra với bất cứ ai, tuy nhiên trẻ nhỏ (dưới 2 tuổi) là đối tượng có tỷ lệ mắc cao nhất. Bên cạnh đó, người bị suy yếu hệ miễn dịch hoặc bị viêm tai giữa cấp tính tái phát cũng là những người có nguy cơ cao bị viêm xương chũm.

Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm xương chũm

Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm xương chũm

Biến chứng của bệnh viêm xương chũm

Viêm tai xương chũm có nguy hiểm không? Viêm xương chũm là tình trạng nhiễm trùng tại vị trí có khả năng lây lan cao đến các cơ quan lân cận. Những biến chứng viêm tai xương chũm khi không được điều trị phù hợp đó là:

Biến chứng ngoài sọ do viêm tai xương chũm cấp tính gồm có:

  • Áp xe dưới màng xương: Là một dạng áp xe ngoại vi của hộp sọ, gần với xương chũm.
  • Áp xe tiểu não hoặc thuỳ thái dương.
  • Chèn ép dây thần kinh mặt dẫn tới liệt dây thần kinh.
  • Nhiễm trùng lây lan trong khoang tai giữa dẫn đến viêm mê đạo.
  • Viêm tủy xương, áp xe xương các phần của hộp sọ dẫn tới triệu chứng đau nửa đầu, chảy mủ tai, liệt dây thần kinh mặt.
  • Áp xe 
  • Áp xe Bezold: Do biến chứng viêm xương chũm lan ra các khu vực xung quanh dẫn tới áp xe vùng bên cổ.
  • Viêm xương chũm lan rộng gây áp xe vùng bên cổ.
  • Huyết khối xoang tĩnh mạch (ít gặp).

Bệnh viêm xương chũm gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh viêm xương chũm gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Phương pháp chẩn đoán viêm tai xương chũm

Để chẩn đoán bệnh nhân mắc viêm xương chũm, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp sau:

Chẩn đoán phân biệt

Thực hiện khám sức khỏe tổng thể và khai thác tiền sử bệnh để tránh bị bỏ sót triệu chứng. Để xác định bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng như nổi hạch, khối u, chấn thương, viêm mô tế bào, viêm tai ngoài. Tránh bị nhầm lẫn với các triệu chứng của các loại khối u như u nguyên bào sợi cơ phát triển, u cơ vân, sarcoma Ewing… Đây là những khối u khá nguy hiểm với các triệu chứng thần kinh tương tự như viêm tai xương chũm nhưng lại ít khi gây sốt như bệnh lý này.

Chụp CT-scan

Khi bác sĩ nghi ngờ tình trạng bệnh ở mức độ nặng, phức tạp hoặc mạn tính thì phương pháp chụp CT-scan sẽ được chỉ định. Phương pháp chẩn đoán này sẽ hỗ trợ nắm được sự gián đoạn của vách ngăn xương trong tế bào khí xương chũm. Đồng thời, dự đoán được khả năng nhiễm trùng lan rộng qua các hình ảnh:

  • Mất vách ngăn xương giữa các tế bào khí xương chũm.
  • Dịch đặc hoặc niêm mạc trong khu vực tai giữa tập trung ở xương chũm.
  • Vỏ xương chũm bị tổn thương và bị phá hủy.
  • Màng xương bị phá vỡ hoặc trở nên dày hơn hoặc bị áp xe.

Chụp CT-scan để xác định mức độ bệnh

Chụp CT-scan để xác định mức độ bệnh

Các phương pháp chẩn đoán khác

  • Nội soi tai mũi họng: Kiểm tra tai - mũi - họng bằng cách dùng ống soi để phát hiện viêm tai giữa.
  • X-quang Schuller: Phát hiện trạng thái của vách thông bào bị tổn thương như tạo thành hốc rỗng do mất vách ngăn giữa.
  • Chụp cộng hưởng từ: Áp dụng trong trường hợp viêm phức tạp, có thể hoặc đã gây nên các biến chứng.
  • Công thức máu: Kiểm tra nồng độ bạch cầu trong máu tăng hay không do nhiễm trùng.

Cách điều trị viêm tai xương chũm

Viêm tai xương chũm có chữa khỏi được không? Trước đây, phương pháp điều trị duy nhất cho tình trạng viêm tai xương chũm cấp tính là phẫu thuật khoét rộng xương chũm kết hợp đồng thời với sử dụng kháng sinh toàn thân và chống viêm. Tuy nhiên với sự tiến bộ của y học, một số trường hợp bệnh sẽ được chữa trị bằng cách trích rạch mở rộng lỗ dẫn lưu tại màng nhĩ sau đó tiêm thuốc. Với trường hợp bị viêm xương chũm mãn tính, phương án tối ưu nhất là phẫu thuật để bảo tồn thính lực và ngăn ngừa tái phát.

Nguyên tắc điều trị

  • Cách điều trị bệnh viêm tai xương chũm nội khoa: Sử dụng kháng sinh phổ rộng, liều cao ngay khi bắt đầu điều trị.
  • Kịp thời phẫu thuật để hạn chế biến chứng.
  • Điều trị nội khoa tích cực với kháng sinh phổ rộng, giảm đau và kháng viêm.
  • Trong các trường hợp sau, cần thực hiện phẫu thuật sớm: Khi hình thành túi mủ, khi mất vách ngăn tế bào, các triệu chứng toàn thân kéo dài (sốt, đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, giảm sức nghe…).

Điều trị nội khoa

Trọng tâm của phương án này chính là sử dụng liệu pháp kháng sinh. Bệnh nhân trong trường hợp bệnh tình không quá phức tạp, chưa xảy ra biến chứng và không có tiền sử bệnh quá nghiêm trọng sẽ được điều trị bằng đường tiêm tĩnh mạch.

Điều trị nội khoa bằng tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch trường hợp bệnh cấp tính

Điều trị nội khoa bằng tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch trường hợp bệnh cấp tính

Phẫu thuật viêm tai xương chũm

Trong các trường hợp bệnh nghiêm trọng, phương pháp điều trị nội khoa không có hiệu quả thì phẫu thuật được xem là tối ưu. Các chỉ định có thể là dẫn lưu mủ và làm sạch mô viêm bằng cách mở sào bào, cắt bỏ hoàn toàn xương chũm,... Cụ thể:

  • Đặt ống thông khí màng nhĩ: Trong trường hợp tụ dịch nhiều tại xương chũm gây hủy bè xương chũm, các triệu chứng nhiễm trùng hoặc triệu chứng thần kinh nhưng chưa có biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định đặt ống thông khí màng nhĩ kết hợp với điều trị kháng sinh IV, steroid liều cao IV.
  • Phẫu thuật xương chũm: Sau 48 giờ nhập viện, tình trạng viêm không cải thiện thì phương án phẫu thuật cắt xương chũm kết hợp với điều trị kháng sinh sẽ được chỉ định. Với những trường hợp không bị viêm tai giữa mạn tính thì kháng sinh IV vancomycin sẽ được lựa chọn có tác dụng chống tại các tác nhân như liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A, Streptococcus pneumoniae, liên cầu khuẩn pyogenes, tụ cầu vàng, vi khuẩn Haemophilus influenzae. Các trường hợp có tiền sử hoặc đang bị viêm tai giữa mạn tính thì kháng sinh vancomycin liều cao sẽ được chỉ định để ngăn chặn biến chứng do hai loại vi khuẩn là Streptococcus pyogenes và Staphylococcus aureus gây nên.

Biện pháp phòng ngừa bệnh

Để phòng ngừa bệnh viêm tai xương chũm, biện pháp hiệu quả nhất hiện nay đó chính là tiêm chủng. Những người không được tiêm vắc xin sẽ rất dễ bị nhiễm phế cầu gây viêm tai giữa - nguyên nhân hàng đầu dẫn tới lan viêm xương chũm. 

Vắc xin phế cầu 13 hiện nay có tác dụng ngừa các bệnh như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm tai giữa cấp tính… gây ra do phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae. Độ tuổi khuyến cáo tiêm chủng là trẻ từ 6 tháng tuổi, đặc biệt nhóm đối tượng bị suy giảm nhiễm trùng cũng cần chú trọng đến phương pháp ngừa bệnh này.

Bên cạnh đó, nếu bị viêm tai giữa cấp tính, người bệnh cần phải điều trị càng sớm càng tốt và dứt điểm. Mục đích là để tránh lây lan sang xương chũm gây nhiễm trùng. 

Tiêm vắc xin là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất

Tiêm vắc xin là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất

Khám và điều trị viêm tai xương chũm ở đâu?

Để hiệu quả chữa trị bệnh đạt tối đa, giảm thiểu biến chứng, nhanh phục hồi và tiết kiệm chi phí, việc lựa chọn đơn vị khám và điều trị là vô cùng quan trọng. Hiện nay, tai chuyên khoa tai  - mũi - họng đang tiếp nhận và thực hiện điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan, trong đó có viêm tai xương chũm.

Đến với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, bạn sẽ được thực hiện khám bệnh theo đúng quy trình dưới sự thực hiện của các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và được chỉ định điều trị bằng các phương án an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Bệnh nhân hoàn toàn an tâm về chất lượng dịch vụ để sớm thoát khỏi bệnh trạng và hồi phục sức khỏe nhanh nhất.

Viêm tai xương chũm là một bệnh lý có khả năng tái phát cao gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Phát hiện và điều trị sớm chính là chìa khoá “vàng” để ngăn ngừa những tác động đến sức khỏe, hãy thực hiện khám bệnh định kỳ và đến viện kiểm tra khi có những dấu hiệu bất thường.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,017

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Con bị viêm tai giữa mãi không khỏi, cha mẹ phải làm thế nào?

Rất nhiều cha mẹ có con nhỏ khổ sở vì con bị viêm tai giữa. Bệnh viện đa khoa Phương Đông nhận được không ít các câu hỏi từ các gia đình có con nhỏ...

20-08-2020
19001806 Đặt lịch khám