ACTH là gì? Những điều cần biết về xét nghiệm ACTH

Thao Tran

07-08-2023

goole news
16

ACTH là thuật ngữ được dùng tương đối phổ biến trong y khoa. Tuy nhiên, tương đối nhiều người vẫn chưa biết đến ACTH là gì, hay chỉ số ACTH trong máu phản ánh điều gì… Chính vì, trong bài viết ngày hôm nay, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông xin mời các bạn đọc cùng tìm hiểu thêm về ACTH và xét nghiệm ACTH.

Tìm hiểu chung về ACTH và xét nghiệm ACTH 

Trước khi đi vào nội dung xét nghiệm ACTH là làm gì, xin mời bạn đọc tìm hiểu qua về ACTH.

ACTH là gì? 

ACTH là tên viết tắt của adrenocorticotropic hormone - hormone kích thích vỏ thượng thận tiết ra các glucocorticoid. ACTH là một phân tử polypeptide có kích thước lớn, bao gồm 39 acid amin. Chúng được thùy trước tuyến yên tiết ra dưới tác dụng kích thích của hormone giải phóng corticotropin CRH của vùng dưới đồi.

acthACTH - Một hormone do thùy trước tuyến yên giải phóng

Hormone vỏ thượng thận (ACTH) có các công dụng như: 

  • Tác dụng lên cấu trúc của vỏ thượng thận: ACTH làm tăng sinh tế bào vỏ thượng thận, nhất là tế bào của lớp lưới và bó (những tế bào tiết ra androgen và cortisol) nên làm tuyến nở to. Nếu thiếu loại hormone này thì vỏ thượng thận sẽ bị teo lại.
  • Tác dụng lên chức năng vỏ thượng thận: ACTH kích thích vỏ thượng thận tổng hợp và bài tiết hormon do hoạt hóa các enzym proteinkinase A (enzym có tác dụng thúc đẩy chặng đầu tiên của quá trình sinh tổng hợp hormon của vỏ thượng thận).
  • Tác dụng lên não: ACTH là hormone có vai trò tăng cường trí nhớ và cảm xúc sợ hãi.
  • Tác dụng lên tế bào sắc tố: ACTH kích thích tế bào sắc tố sản sinh sắc tố melanin, sau đó phân tán sắc tố này trên bề mặt da. Do đó, nếu thừa loại hormone này sẽ làm da xuất hiện những mảng sắc tố, ngược lại thiếu sẽ khiến da không có sắc tố (người bạch tạng).

Xét nghiệm ACTH là gì?

Xét nghiệm ACTH là xét nghiệm giúp chẩn đoán các bệnh lý về tuyến thượng thận và tuyến yên, trong đó 2 bệnh lý thường gặp là bệnh Addison và hội chứng Cushing. Với người khỏe mạnh, chỉ số ACTH trong máu ổn định và giao động trong khoảng 6,0- 76,0 pg/ml hoặc 1,3-16,7 pmol/L. Khi chỉ số này có sự thay đổi bất thường (giảm, tăng đột biến) là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã mắc phải một số bệnh lý nào đó.

Xét nghiệm ACTHXét nghiệm ACTH 

Xét nghiệm ACTH có thể được chỉ định thực hiện riêng lẻ hoặc kết với một vài xét nghiệm khác và khám lâm sàng. Ngoài chức năng để phát hiện, chẩn đoán bệnh lý về vùng thượng thận và tuyến yên, xét nghiệm này còn được dùng để theo hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh, từ đó đưa ra phương án thay đổi cho phù hợp (nếu cần thiết).

Đối tượng cần làm xét nghiệm ACTH

Cần làm xét nghiệm hormone kích thích vỏ thượng thận khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng rối loạn hormone cortisol như:

  • Thiếu hụt cortisol: các biểu hiện thường gặp như béo mặt, bé phần thân, mọc nhiều mụn, da sần sùi, bong tróc, lông và tóc phát triển rậm rạp… kèm theo chỉ số số natri cao, kali thấp, nồng độ glucose trong máu tăng, huyết áp thấp…
  • Tăng cortisol: cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung, chán ăn, da sạm, nứt nẻ, rụng lông, tóc… kèm theo chỉ số natri thấp, kali cao, nồng độ glucose trong máu giảm và huyết áp cao… 

Quy trình tiến hành xét nghiệm ACTH

Xét nghiệm hormone kích thích vỏ thượng thận được tiến hành gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị 

  • Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều tinh bột trong vòng 2 ngày trước khi làm xét nghiệm.
  • Nhịn ăn và hạn chế vận động mạnh trong vòng 12 giờ trước khi làm xét nghiệm.
  • Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Bước 2: Tiến hành xét nghiệm

  • Mẫu máu xét nghiệm thường được lấy vào buổi sáng (khoảng 6-8h sáng, thời điểm nồng độ hormone ACTH cao nhất) và cũng có thể lấy thêm vào buổi tối nếu trên lâm sàng có dấu hiệu tăng tiết ACTH (khoảng 9h tối, thời điểm nồng độ ACTH thấp nhất). Lưu ý: mẫu máu sau khi lấy sẽ được đựng trong ống nghiệm tráng chất chống đông heparin hoặc EDTA và cần được bảo quản ở nhiệt độ -20०C trong vòng 8 tiếng, chỉ được rã đông 1 lần vì ACTH dễ bị phân hủy.
  • Gửi mẫu xét nghiệm đến phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích. Việc tiến hành xét nghiệm ACTH tương đối đơn giản nhưng đòi hỏi kỹ thuật viên phải có chuyên môn và kinh nghiệm. Chính vì vậy, để có được kết quả chính xác, bạn nên đến những cơ sở xét nghiệm uy tín, đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi cùng trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để thực hiện.

Lấy mẫu máu để tiến hành thực hiện xét nghiệm ACTHLấy mẫu máu để tiến hành thực hiện xét nghiệm ACTH

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ dựa trên chỉ số ACTH để chẩn đoán bệnh lý mà người đã thực hiện xét nghiệm có khả năng mắc phải.

Những yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm ACTH

Bên cạnh do bệnh lý, chỉ số ACTH có thể thay đổi do một số nguyên nhân không mong muốn khác. Do đó, cần loại bỏ các yếu tố này để có được kết quả đánh giá chính xác nhất. Cụ thể như:

  • Tình trạng cơ thể như căng thẳng, stress, mệt mỏi và ngủ không đủ giấc…
  • Có sử dụng các loại thuốc điều trị làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như canxi gluconat, corticosteroid, amphetamin, ethanol, lithium, estrogen, spironolacton…
  • Đang xạ trị ung thư. 

Ý nghĩa của chỉ số ACTH trong máu

Chỉ số ACTH trong máu phản ánh tình trạng sức khỏe, các bệnh lý liên quan. Chình vì đây, đây là một xét nghiệm quan trọng để phát hiện rối loạn và triệu chứng của các bệnh lý, từ đó giúp kiểm soát được quá trình điều trị.

Chỉ số ACTH bình thường

Một người bình thường, khỏe mạnh sẽ có chỉ số ATCH trong máu dao động ở khoảng an toàn từ 6.0 - 76.0 pg/ml. Lúc này, cơ thể không bị ảnh hưởng bởi một số bệnh lý nhất định.

Chỉ số ACTH tăng

Nồng độ ACTH trong máu tăng có thể vì những nguyên nhân dưới đây:

  • Do stress.
  • Bệnh Addison.
  • Suy thượng thận tiên phát.
  • Tiết ACTH lạc chỗ.
  • U biểu mô tuyến yên.
  • Bệnh Cushing.

Chỉ số ACTH giảm

Nồng độ ACTH trong máu giảm thường do các nguyên nhân sau:

  • Hội chứng Cushing.
  • Suy tuyến yên.
  • Cường chức năng vỏ thượng thận tiên phát vì khối u ác tính hoặc lành tính.
  • Giảm chức năng của thượng thận thứ phát.

Tóm lại, xét nghiệm có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đánh giá hội chứng Cushing, bệnh Addison và một số bệnh lý tuyến yên khác. Việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn.

Hiện nay, có nhiều địa chỉ cung cấp dịch vụ xét nghiệm ACTH, tuy nhiên bạn nên lựa chọn xét nghiệm tại các cơ sở y tế chuyên khoa lớn, uy tín để có kết quả chính xác và nhanh chóng nhất. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông quy tụ đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại là một trong những địa chỉ được người tin chọn để làm các xét nghiệm và điều trị các bệnh lý.

Quý khách vui hàng vui lòng liên hệ đến Hotline để được tư vấn và để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám cùng chuyên gia hàng đầu tại BVĐK Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,348

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám