Tìm hiểu về hormon ADH và ý nghĩa của xét nghiệm ADH?

Thao Tran

09-12-2023

goole news
16

Trong một số trường hợp nhất định, người bệnh sẽ được chỉ định xét nghiệm ADH. Tuy nhiên do không phổ biến nên nhiều người chưa biết đến hormon ADH là gì hay xét nghiệm ADH để làm gì…. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giải đáp giúp bạn đọc những thông tin nêu trên.

ADH và xét nghiệm ADH

ADH là gì?

ADH (còn được gọi là arginine vasopressin hay hormon chống bài niệu) là một hormon peptide, được cấu tạo từ 9 gốc acid amin (CysTyr-Phe-Gln-Asn-Cys-Pro-Arg-Gly-NH2) và một cầu nối disulfur (S-S) do vùng đồi dưới trong não sản sinh ra và được lưu trữ tại thùy sau tuyến yên. ADH đóng vai trò điều khiển tái hấp thu các phần tử nước trong ống thận nhờ vào tính thẩm thấu của mô, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp của mạch.

Xét nghiệm ADH là gì?

Xét nghiệm ADH là xét nghiệm đo định lượng của ADH có trong máu, nhằm mục đích:

  • Xác định, theo dõi và chẩn đoán nguyên nhân của tình trạng thiếu hoặc thừa ADH.
  • Chẩn đoán đái tháo nhạt với hai loại: đái tháo nhạt trug ương và đái tháo nhạt do thận
  • Chẩn đoán phân biệt các bệnh giảm Natri máu.

Khi nào cần xét nghiệm ADH?

Người bệnh thường được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm ADH cùng một số xét nghiệm khác (như xét nghiệm huyết học, độ thẩm thấu, chất điện giải…) khi có sự nghi ngờ về tình trạng mất nước hoặc quá tải nước trong cơ thể có liên quan đến sự sản xuất thiếu hụt hoặc dư thừa ADH.

Bên cạnh đó, xét nghiệm ADH có thể được chỉ định cho những người có định lượng Natri trong máu thấp mà chưa xác định được nguyên nhân hoặc có các triệu chứng liên quan tới hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (SIADH ). Nếu SIADH diễn triển từ từ, có thể không gây ra triệu chứng nhưng nếu tình trạng cấp tính sẽ thường có những dấu hiệu như:

  • Nhức đầu.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Lú lẫn.
  • Hôn mê và co giật với những trường hợp nặng.

Với những người nghi ngờ mắc đái tháo nhạt (khát nước nhiều, thường xuyên đi tiểu) bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm định lượng ADH.

Ý nghĩa của chỉ số ADH

Chỉ số ADH bình thường

Phạm vi bình thường của ADH trong máu là 1-5 pg/mL. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, phạm vi này có thể biến động nhỏ. 

Nồng độ ADH trong máu có thể bị sai lệch trong một số trường hợp như:

  • Bộ xét nghiệm có độ nhạy thấp.
  • Lưu trữ mẫu xét nghiệm không tốt.
  • Tư thế lấy mẫu máu, sự bài tiết ADH giảm khi nằm.
  • Người bệnh có hoạt động thể lực hay bị stress trong thời gian xét nghiệm.
  • Có ăn các loại thực phẩm hoặc sử dụng thuốc tác động đến sự tăng, giảm ADH.

xét nghiệm adhNên ngồi khi lấy máu để cho kết quả xét nghiệm chính xác.

Chính vì vậy, khi xét nghiệm ADH bạn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín và tham khảo kỹ càng ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện. Khoa Xét nghiệm và Ngân hàng máu, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông quy tụ đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chính xác cao. Để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để được chuyên viên tư vấn và hỗ trợ đặt lịch.

Chỉ số ADH thấp bất thường 

Nồng độ ADH thấp bất thường có thể do một số bệnh lý sau gây ra:

  • Tổn thương tuyến yên.
  • Polydipsia nguyên phát.
  • Đái tháo nhạt trung ương.

Chỉ số ADH cao bất thường 

Nồng độ ADH tăng có thể do:

  • Chấn thương.
  • Có khối u não.
  • Nhiễm trùng não.
  • Khối u hoặc nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
  • Nhiễm trùng phổi.
  • Ung thư biểu mô tế bào nhỏ.
  • Mất cân bằng chất lỏng sau khi phẫu thuật.
  • Hội chứng SIADH.
  • Đột quỵ.
  • Đái tháo nhạt do thận.
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính.

Thiếu hoặc thừa ADH gây ra điều gì?

Hormon ADH được giải phóng khi có áp lực thẩm thấu của máu tăng (tình trạng mất nước tương đối trong lòng mạch và máu bị cô đặc). Từ đó, thận sẽ đáp ứng với tác động của ADH bằng cách tăng tái tạo hấp thu nước nên khiến nước tiểu cô đặc. Phần nước bị giữ lại làm loãng máu, giảm độ thẩm thấu máu, tăng áp lực và khối lượng máu. Đồng thời, nếu quá trình này này không thể đủ khôi phục lại sự mất cân bằng nước trong cơ thể thì cảm giác khát sẽ bị kích thích để người bị ảnh hưởng uống thêm nhiều nước.

Vì vậy, những tình trạng rối loạn hay việc sử thuốc ảnh hưởng đến số lượng ADH được bài tiết và đáp ứng của thận với ADH có thể gây ra các triệu chứng cấp tính, mạn tính, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh. 

Thiếu ADH

Thiếu hụt ADH hoặc thận không đáp ứng với ADH sẽ khiến lượng lớn nước sẽ bị mất qua thận, nước tiểu loãng hơn bình thường và máu trở nên cô đặc hơn. Điều này có thể gây nên tình trạng đi tiểu thường xuyên, mất nước, khát nhiều và nồng độ natri trong máu tăng nếu không được bù đủ nước. 

thiếu hormon adhNồng độ ADH sụt giảm có thể làm bạn cảm thấy khát nước nhiều hơn.

Thừa ADH

Nếu nồng độ của hormon ADH tăng cao thì nước sẽ được giữ lại nhiều trong cơ thể, khối lượng máu tăng và người bệnh có thể sẽ cảm thấy đau đầu, buồn nôn, thờ ơ, mất phương hướng và giảm lượng natri trong máu.

Qua những thông tin nêu trên về hormon ADH và xét nghiệm định lượng ADH, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hy vọng rằng đã gửi đến bạn những kiến thức hữu ích. Nếu bạn còn các thắc mắc khác hoặc nhu cầu thực hiện xét nghiệm, hãy liên hệ qua tổng đài 1900 1806 để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ đặt lịch.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,875

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám