Amidan vòm là hạch bạch huyết lớn nhất của của cơ thể, nằm ở cửa ngõ ra vào của hầu họng và không được bao phủ bởi một lớp biểu mô phía trên. Đây cũng là lý do khu vực này rất dễ tấn công bởi các tác nhân gây bệnh dẫn đến viêm và gây ra các triệu chứng khó chịu như ngủ ngáy, thở bằng miệng, hôi miệng, mất ngủ,...
Amidan vòm là gì?
Amidan vòm (hay VA) là tổ chức lympho hình tam giác nằm ở vòm họng, là hạch bạch huyết lớn nhất của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hấp. Cơ quan này phát triển mạnh ở trẻ nhỏ từ 2 - 6 tuổi và thường teo dần sau tuổi dậy thì.
Về vị trí, amidan vòm nằm phía sau khoang mũi, ngay trên vòm họng và gần đường ống nối giữa tai và họng nhưng lại không được bao phủ bởi lớp biểu mô. Do vị trí và cấu tạo đặc biệt, amidan vòm dễ bị viêm nhưng khó phát hiện bằng mắt thường và chỉ nhìn thấy khi quan sát bằng ống mềm qua nội soi.

Amidan vòm là khối lympho hình tam giác nằm ở vòm họng
Trên thực tế, tình trạng phì đại amidan thường xảy ra với các trẻ em dưới 10 tuổi bị nhiễm virus, nhiễm vi khuẩn hay là biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh tuy không đe doạ tính mạng nhưng phì đại nặng dễ làm gây ra các vấn đề sức khoẻ như:
Triệu chứng viêm amidan vòm
Nhìn chung, đặc điểm chung của các bệnh nhân mắc phì đại amidan được đề cập đến như sau:
- Thở bằng miệng lâu dài
- Ngáy ngủ
- Rối loạn giấc ngủ
- Hôi miệng
- Viêm tai giữa cấp tính tái phát
- Nghe kém dẫn truyền (sau khi bị viêm tai giữa tái phát hoặc tràn dịch tai giữa dai dẳng)
Ngoài ra, nếu amidan vòm bị viêm lâu ngày cũng có thể kéo theo mũi họng bị viêm mạn tính, chảy máu cam và ho.

Thở bằng miệng là một trong các dấu hiệu của viêm amidan
Chẩn đoán trường hợp viêm amidan vòm
Bác sĩ sẽ chẩn đoán các trường hợp viêm amidan dựa trên các bước sau:
Khám lâm sàng
Bác sĩ chuyên khoa sẽ khai thác tiền sử bệnh, các triệu chứng và kiểm tra vùng cổ xem có hạch lympho không. Sau đó, các bác sĩ cũng sẽ soi họng để đánh giá sơ bộ hình thái bên ngoài.
Nội soi tai mũi họng
Vì amidan vòm nằm phía sau mũi, mắt thường không thể thấy được. Bác sĩ sẽ dùng nội soi mềm đấu có gắn camera – luồn qua mũi để quan sát trực tiếp. Đây là thủ thuật quan trọng nhất để đánh giá tình trạng sưng viêm, chảy dịch hay amidan.
Trong một vài trường hợp, các bác sĩ có thể chọn chụp X quang phim nghiêng để đánh giá kích thước VA khi bệnh nhân còn quá nhỏ, không thể nội soi. Đồng thời, chẩn đoán hình ảnh cấp độ cao như CT, MRI cũng có thể được cân nhắc thực hiện nếu bac sĩ nghi ngờ bệnh nhân có nguy cơ u xơ mạch hoặc ung thư cao.

Nội soi tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Một số xét nghiệm khác như xét nghiệm máu để đánh giá cơ thể có đang mức độ viêm của cơ thể, xét nghiệm dịch họng,... cũng nằm trong số các xét nghiệm bổ sung để đánh giá viêm amidan.
Điều trị viêm amidan vòm như thế nào?
Phương pháp điều trị tập trung vào điều trị nguyên nhân, điều trị triệt để nguyên nhân gây viêm. Với các trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định uống thuốc giảm đau, hạ sốt và thuốc kháng viêm. Ngoài ra, bạn có thể súc miệng nước muối sinh lý hoặc xịt mũi để giảm triệu chứng.
Với các ca bệnh nặng hoặc viêm amidan tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ gợi ý cho bệnh nhân cắt bỏ VA để hạn chế tái phát bệnh. Đây là phẫu thuật gây mê toàn thân, thường được thực hiện với bệnh nhân ngoại trú và có khả năng phục hồi xuất viện trong vòng 2 -3 ngày.
Phòng ngừa viêm amidan vòm
Để giảm nguy cơ viêm amidan vòm, bạn có thể:
- Vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ và mũi trong thời tiết lạnh.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề hô hấp.
Phòng ngừa viêm amidan vòm không khó, bạn chỉ cần chú ý vệ sinh và thay đổi vài thói quen hàng ngày theo các hướng dẫn dưới đây:
Giữ gìn vệ sinh răng miệng
Vi khuẩn trong miệng là nguyên nhân lớn gây viêm amidan vòm, nên bạn cần đánh răng hai lần mỗi ngày với kem có fluor. Súc miệng nước muối ấm (1 thìa muối/200ml nước) mỗi tuần 1-2 lần để rửa sạch mảng bám ở họng. Dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải lưỡi cũng giúp loại bỏ sạch sẽ thức ăn thừa, hạn chế nguy cơ vi khuẩn sinh sôi.

Hãy rèn thói quen giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Tăng cường hệ miễn dịch
Cơ thể khỏe mạnh sẽ chống lại virus, vi khuẩn tốt hơn. Hãy ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, ổi (khoảng 2 quả/ngày) và kẽm từ hạt bí, hàu. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giữ niêm mạc họng ẩm, khó bị kích ứng. Ngoài ra, việc ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm và tập thể dục nhẹ (đi bộ 30 phút) cũng hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.
Giữ gìn vệ sinh chung
Ngoài ra để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp khác, bạn nên giữ khoảng cách 1-2 mét với người bệnh, đeo khẩu trang khi cần. Đồng thời, chú ý rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trong 40-60 giây, đặc biệt sau khi ra ngoài, cũng giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Có thể nói, viêm amidan vòm có thể được kiểm soát hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vì amidan vòm nằm ở vị trí khó quan sát nên cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ là bạn hãy theo sát các dấu hiệu bất thường của cơ thể và chủ động thăm khám để được hỗ trợ chẩn đoán và điều trị kịp thời.