Áp xe ngoài màng cứng là một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gây chèn ép tủy sống và dẫn đến biến chứng nguy hiểm như liệt vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. Dù bệnh có thể được kiểm soát bằng kháng sinh ở giai đoạn sớm, nhưng trong nhiều trường hợp, phẫu thuật là lựa chọn bắt buộc để loại bỏ ổ áp xe và giải phóng sự chèn ép. Vậy khi nào cần can thiệp ngoại khoa? Những dấu hiệu nào cảnh báo tình trạng nguy cấp?
Áp xe ngoài màng cứng là tình trạng như thế nào?
Áp xe ngoài màng cứng là một tình trạng nhiễm trùng khu trú trong không gian ngoài màng cứng của tủy sống hoặc não bộ, nơi chứa mô mỡ và mạch máu. Đây là một dạng áp xe nghiêm trọng, có thể gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Hình chụp MRI cột sống cổ và não
*Ghi chú:
- (A) Có sự hình thành áp xe trên khoang cạnh đốt sống, khoang ngoài màng cứng và khoang đĩa đệm ở mức C4e5 (mũi tên). Áp xe ngoài màng cứng đang phình ra và chèn ép tủy sống (mũi tên).
- (B) Áp xe ngoài màng cứng đang phình ra và chèn ép tủy sống (mũi tên).
- (C) Não thất thứ tư giãn đáng kể, phù hợp với tình trạng não úng thủy tắc nghẽn (mũi tên). Chụp cộng hưởng từ MRI ¼.
Về mặt giải phẫu, không gian ngoài màng cứng kéo dài từ nền sọ xuống đến vùng cùng cụt, bao quanh tủy sống nhưng không bao gồm não bộ (trừ một số trường hợp hiếm gặp). Khi vi khuẩn hoặc tác nhân gây nhiễm trùng xâm nhập vào khu vực này, hệ miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách hình thành một ổ mủ bao quanh để cô lập tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, do đặc tính giới hạn về không gian của ống sống, sự hình thành áp xe có thể dẫn đến chèn ép tủy sống hoặc rễ thần kinh, gây tổn thương thần kinh nghiêm trọng.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người lớn, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch suy giảm hoặc mắc các bệnh lý nền như tiểu đường hay nhiễm trùng mạn tính. Áp xe ngoài màng cứng thường được xem là một tình trạng cấp cứu y khoa, đòi hỏi can thiệp nhanh chóng để tránh nguy cơ tổn thương thần kinh vĩnh viễn hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.
Tham khảo:
Nhận biết dấu hiệu bị áp xe ngoài màng cứng
Áp xe ngoài màng cứng có các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí áp xe. Tuy nhiên, chúng vẫn có những triệu chứng chung như:
- Đau đầu;
- Rối loạn ý thức;
- Sốt;
- Gặp vấn đề về phối hợp và chuyển động;
- Khó khăn khi đi lại;
- Suy nhược chung các cơ ở tay và chân;
- Bị liệt nửa hoặc cả người;
- Đau ở cổ và lưng;
- Không có khả năng kiểm soát ruột và bàng quang;
- Cảm thấy buồn nôn và nôn;
- Mệt mỏi và uể oải.
Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây áp xe ngoài màng cứng
Áp xe ngoài màng cứng là một rối loạn hiếm gặp do nhiễm trùng. Hầu hết nhiễm trùng thường do vi khuẩn gây ra nhưng cũng có thể do nấm hoắc các loại bệnh nhiễm trùng khác trong cơ thể (đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu) hoặc do vi khuẩn lây lan qua máu. Tuy nhiên, ở một số người không tìm thấy nguồn nhiễm trùng nào khác.
Áp xe bên trong hộp sọ còn được gọi là áp xe ngoài màng cứng nội sọ. Nguyên nhân có thể bao gồm:
- Nhiễm trùng tai mãn tính;
- Viêm xoang mãn tính;
- Chấn thương đầu;
- Viêm xương chũm;
- Phẫu thuật thần kinh gần đây
Áp xe cột sống còn được gọi là áp xe ngoài màng cứng cột sống. Nó có thể được nhìn thấy ở những người có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Phẫu thuật lưng trước đó hoặc thực hiện các thủ thuật xâm lấn khác liên quan đến cột sống;
- Nhiễm trùng máu;
- Mọc nhọt, đặc biệt là ở lưng hoặc da đầu;
- Nhiễm trùng xương cột sống (viêm tủy xương đốt sống)
Những người sử dụng chất kích thích như ma tuý cũng có nguy cơ cao hơn.
Chẩn đoán và điều trị áp xe ngoài màng cứng
Áp xe ngoài màng cứng là một tình trạng nghiêm trọng cần được phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tổn thương thần kinh. Khi bệnh nhân xuất hiện đau lưng dữ dội sau chấn thương, đặc biệt nếu kèm theo đau khi ấn vào cột sống, sốt hoặc có tiền sử nhiễm trùng gần đây, bác sĩ cần cân nhắc ngay khả năng mắc bệnh. Các triệu chứng thần kinh như yếu chi, rối loạn cảm giác hay mất kiểm soát tiểu tiện có giá trị chẩn đoán cao hơn nhưng thường xuất hiện muộn. Vì vậy, việc trì hoãn chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác cho đến khi tổn thương thần kinh trở nên rõ ràng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tiên lượng điều trị.
- Sử dụng phương pháp cấy máy bằng kiểm tra vi khuẩn trong máu;
- Công thức máu toàn bộ (CBC);
- Chụp CT đầu hoặc cột sống;
- Thực hiện kiểm tra và dẫn lưu áp xe;
- MRI đầu hoặc cột sống;
- Nuôi cấy và phân tích nước tiểu.
Điều trị áp xe ngoài màng cứng
Các phương pháp điều trị thường là điều trị nội khoa và can thiệp phẫu thuật nếu có chỉ định. Cụ thể:
Điều trị nội khoa: Bằng kháng sinh (thuốc kháng nấm, kí sinh trùng), thời gian điều trị kéo dài 4 - 8 tuần, điều trị hỗ trợ chống phù não, chống viêm, chống co giật, giảm đau, hạ sốt, cân bằng dịch, điện giải, dinh dưỡng,...
Can thiệp nếu có chỉ định: Người bệnh co giật, hôn mê ứ đọng đường thở cần được thở máy qua nội khí quản, đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm duy trì an thần giảm đau đường tĩnh mạch, phẫu thuật lưu ổ áp xe.
Phẫu thuật điều trị áp xe ngoài màng cứng bao gồm:
- Chọc hút ổ áp xe: Được áp dụng trong trường hợp ổ áp xe nằm sâu trong tổ chức não, có nhiều ngăn hoặc khi bệnh nhân đã tiến triển nặng. Tuy nhiên, phương pháp này thường không loại bỏ hoàn toàn ổ nhiễm trùng, dẫn đến nguy cơ tái phát cao.
Thực hiện hút bỏ áp xe ngoài màng cứng
- Dẫn lưu ổ áp xe: Hiệu quả đối với những ổ áp xe có kích thước lớn nằm ở vị trí ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng. Phương pháp này giúp giảm áp lực nội sọ và loại bỏ dịch mủ, góp phần kiểm soát nhiễm trùng.
- Loại bỏ hoàn toàn ổ áp xe: Áp dụng khi ổ áp xe được bao bọc bởi lớp xơ chắc, nằm sâu trong mô não hoặc khi nguyên nhân là chấn thương sọ não do hỏa khí, có dị vật như mảnh xương hoặc vật lạ trong ổ áp xe. Đây là biện pháp triệt để nhất nhưng có thể gây tổn thương đến các vùng não lành, thậm chí làm tăng nguy cơ thủng vỡ bọc áp xe, dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Quý khách cần đăng ký thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có thể liên hệ qua hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám trực tiếp tại website.
Không phải mọi trường hợp áp xe ngoài màng cứng đều cần phẫu thuật, nhưng nếu bệnh diễn tiến nặng với các dấu hiệu như rối loạn vận động, đau lưng dữ dội hoặc sốt cao kéo dài, việc can thiệp sớm có thể giúp ngăn ngừa tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Điều quan trọng là nhận biết triệu chứng, thăm khám kịp thời và tuân thủ phác đồ điều trị phù hợp.