Tại sao phải chụp CT đầu? Lợi ích, nguy cơ và quy trình chụp CT đầu

Ngọc Anh

17-01-2024

goole news
16

Chụp CT đầu là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hàng đầu hiện nay, giúp các bác sĩ chẩn đoán kịp thời và chính xác các tổn thương phần đầu. Bài viết ngày hôm nay, Bệnh viện Phương Đông sẽ giải đáp đầy đủ các câu hỏi của các bạn xoay quanh phương pháp này!

Những điều cần biết về chụp CT đầu

Thế nào là chụp cắt lớp đầu?

Chụp CT đầu (chụp cắt lớp vi tính sọ não) là phương pháp sử dụng chùm tia X quét từ cằm đến đỉnh đầu để ghi nhận chi tiết về mô, cấu trúc não và hiển thị lại dưới dạng hình ảnh 2D hoặc 3D. Kết quả thu được sẽ giúp các bác sĩ đánh giá các bệnh lý có triệu chứng đau đầu trên các bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh về não.

Đặc biệt, kết quả chụp cũng được sử dụng phổ biến kết hợp cũng các phương pháp khác để chẩn đoán ung thư não với độ chính xác lên đến 90%.

Mục đích của chụp CT đầu

Các bác sĩ thường sử dụng kỹ thuật này để phát hiện: 

  • Chảy máu, chấn thương sọ não và gãy xương sọ ở bệnh nhân chấn thương đầu
  • Chảy máu do phình vỡ động mạch hoặc rò rỉ ở người bệnh đau đầu dữ dội, đột ngột
  • Chảy máu trong não với trường hợp có triệu chứng đột quỵ
  • U não
  • Khoang não mở rộng ở  não úng thuỷ

Ngoài ra, chụp CT đầu còn được thực hiện trong lập kế hoạch xạ trị cho bệnh ung thư não, lấy mẫu mô (sinh thiết) từ não,... 

Lợi ích và rủi ro khi thực hiện chụp CT đầu 

Khi nào cần chụp cắt lớp vi tính đầu?

Ngoài các đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh về não, thủ thuật này còn được chỉ định cho các bệnh nhân có các triệu chứng thiếu máu não. Một số bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu thần kinh: lú lẫn, méo mặt, đau đầu, giảm/ mất thị lực, yếu liệt chi,..

 (Đau đầu cũng là một trong các trường hợp bác sĩ có thể chỉ định chụp CT đầu )

(Đau đầu cũng là một trong các trường hợp bác sĩ có thể chỉ định chụp CT đầu)

Lợi ích khi chụp CT đầu? Chụp CT đầu có an toàn không?

Cùng Bệnh viện Phương Đông theo dõi ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này qua bảng dưới đây!

Lợi ích của chụp CT đầu

Rủi ro của chụp CT đầu

  • Không đau, thời gian chụp (10 - 20’) và trả kết quả nhanh (30-45 phút).
  • Hỗ trợ chẩn đoán kịp thời đối với các ca cấp cứu.
  • Vài trường hợp chịu tác dụng phụ của thuốc cản quang: đau đầu, buồn nôn,...
  • Phù hợp với nhiều đối tượng: trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người mắc bệnh nguy hiểm,...
  • Dễ thực hiện đối với những bệnh nhân không hợp tác.
  • Một số đối tượng chống chỉ định chụp CT: Người dị ứng với chất cản quang, phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân suy thận...
  • Trẻ em nhạy cảm với bức xạ nên chỉ nên chụp CT khi cần thiết.
  • Chụp xương, mô mềm và mạch máu cùng một lúc. 
  • Chụp được nhiều góc và lát cắt mà không cần nội soi, phẫu thuật.
  • Hình ảnh sắc nét, chi tiết mang giá trị chẩn đoán cao.
  • CT sọ não không nhạy trong trường hợp phát hiện các tổn thương có cùng độ đậm. 
  • Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể phải chụp cộng hưởng từ (MRI) để phát hiện các tổn thương chi tiết của mô mềm (đặc biệt là não). Phần này ít được nhìn thấy hơn trên ảnh chụp CT đầu.
  • Hình ảnh có độ tương phản cao, hỗ trợ tốt trong trường hợp phân biệt mức độ tổn thương nhỏ.
  • Khoảng thời gian giữa 2 lần chụp cho bệnh nhân là vài ngày, tối thiểu là vài tuần.

Để hỗ trợ quá trình chẩn đoán, các bác sĩ lâm sàng có thể chỉ định tiêm thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch để làm tăng tương phản của các vùng bất thường. Từ đó hình ảnh trả về giúp các bác sĩ kiểm tra chính xác hơn sự lưu thông mạch máu, nhận diện khối u,...

Chụp CT đầu có an toàn không?

Về bản chất chụp cắt lớp là kỹ thuật dùng tia X nên vẫn tồn tại khả năng gây nhiễm xạ. Tuy nhiên, chẩn đoán CT đầu có độ chính xác cao giúp phòng ngừa kịp thời. Mặt khác, liều lượng bức xạ cho thủ thuật này được quy định nghiêm ngặt nên mức độ nhiễm xạ mỗi lần chụp là tối thiểu.

(Chụp CT đầu là phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn cho bệnh nhân)
(Chụp CT đầu là phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn cho bệnh nhân)

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân chụp CT đầu là trẻ em, gia đình và người thân có thể cần trao đổi kỹ hơn với bác sĩ để chuẩn bị tâm lý và hiểu rõ nguy cơ bức xạ ảnh hưởng đến trẻ. 

Lưu ý dành cho bệnh nhân: Cần chuẩn bị gì trước khi chụp cắt lớp?

  • Trang phục rộng rãi, thoải mái: Tránh mặc những trang phục cầu kỳ bởi bạn có thể phải thay áo choàng, cởi bỏ áo ngực đối với phụ nữ để thực hiện thủ thuật.

  • Tránh đeo đồ trang sức kim loại có thể gây nhiễu khi chụp như: kính mắt, kẹp tóc, khuyên tai, gọng kim loại, răng giả... 

  • Nhịn ăn: Nếu được chỉ định sử dụng thuốc cản quang, bệnh nhân cần nhịn ăn trước từ 4-6h

  • Chủ động khai báo thông tin: Nhân viên y tế cần được biết bệnh nhân đang dùng các loại thuốc nào, có bị các bệnh như tiểu đường, hen suyễn,... Hoặc đang mang thai, có triệu chứng có thai (đối với phụ nữ) trước khi thực hiện.

                                         (Kỹ thuật viên luôn giữ kết nối với bệnh nhân trong khi chụp CT đầu )
    (Kỹ thuật viên luôn giữ kết nối với bệnh nhân trong khi chụp CT đầu )

Thời gian chụp: Chụp CT đầu bao lâu có kết quả? 

Kết quả chụp CT sẽ được trả về luôn trong ngày. Sau khi có kết quả, bác sĩ phụ trách sẽ hỗ trợ đọc, điều trị cũng như giải đáp các thắc mắc cho bệnh nhân.

Quy trình chụp Cắt lớp sọ não

 

Nội dung

Trước khi chụp

  • Thăm khám, kiểm tra tình trạng cơ thể với bác sĩ như tiền sử dị ứng, có đang mang thai, kiểm tra chức năng thận.
  • Thay trang phục, tháo bỏ đồ trang sức kim loại
  • Tùy trường hợp được chỉ định tiêm thuốc tương phản hoặc không

Trong khi chụp

  • Bệnh nhân nằm trên bàn quét trượt vào lỗ tròn lớn của máy quét
  • Bệnh nhân nằm một mình trong phòng, giao tiếp với kỹ thuật viên ở phòng bên cạnh qua loa máy quét.
  • Tư thế nằm ngửa, 2 tay xuôi dọc theo thân theo hướng dẫn của KTV.
  • Giữ nguyên tư thế trong suốt quá trình chụp CT đầu, thường mất khoảng 10 phút.

Sau khi chụp

  • Trường hợp 1: Không tiêm thuốc cản quang:

Hoạt động bình thường ngay sau đó.

  • Trường hợp 2: Tiêm thuốc cản quang:

Theo dõi 20-30’ sau khi chụp và bổ sung thêm nước. Nếu không có bất thường, người bệnh có thể hoạt động trở lại.

Chụp cắt lớp đầu bao nhiều tiền? Chụp CT đầu ở đâu Hà Nội?

Tuỳ trình độ máy móc kỹ thuật, tay nghề kỹ thuật viên bác sĩ, chi phí chụp CT đầu cho mỗi bệnh nhân sẽ không giống nhau. Tuy nhiên thông thường chi phí dao động từ 900.000 - 5.000.000 đồng. 

Đồng thời, dựa theo Phụ lục III Thông tư số 39/2018/TT-BYT thì chi phí dành cho kỹ thuật chụp CT kiểm tra vùng đầu thuộc danh mục người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả. Để được hỗ trợ viện phí, bệnh nhân nếu muốn đi khám và chữa bệnh phải thăm khám tại các cơ sở y tế đúng tuyến. 

Trong trường hợp bệnh nhân muốn khám và nhận kết quả trong ngày, Bệnh viện Phương Đông luôn sẵn sàng đón tiếp và hưởng trợ cấp viện phí từ bảo hiểm nếu thuộc danh sách bảo hiểm bảo lãnh của Phương Đông. 

  (Máy chụp CT đầu - CT Scanner 128 dãy ở Bệnh viện Phương Đông)
(Máy chụp CT đầu - CT Scanner 128 dãy ở Bệnh viện Phương Đông)

Hiện nay, bệnh nhân có thể đăng ký chụp cắt lớp vi tính đầu ở các bệnh viện công, tư nhân, phòng khám cả nước. Tuy nhiên trình độ bác sĩ, cơ sở vật chất của cơ sở y tế cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả.

Bệnh viện Phương Đông là một trong số ít các bệnh viện sở hữu cả đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Đồng thời bệnh viện sở hữu hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính 128 dãy Ingenuity Elite với những ưu điểm nổi bật như:

  • Chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt với liều tia thấp, năng lượng thấp và độ nhiễu thấp giúp chẩn đoán an toàn cho nhiều lứa tuổi, từ trẻ em đến người già.
  • Loại bỏ ảnh hưởng của nhịp tim nhanh > 70 nhịp/phút đối với hình ảnh cắt lớp, giảm ảnh ảo và nhiễu do chuyển động của dòng máu. Các bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim không cần can thiệp bằng thuốc hạ nhịp tim, tránh các tương tác không mong muốn của thuốc.
  • Phát hiện được các tổn thương nhỏ đến 5mm, sâu trong cơ thể, thường không thể thấy khi chụp X quang hoặc MSCT < 64 lát cắt, giúp ích rất nhiều trong việc chẩn đoán các khối u ác tính."

Trên đây là những thông tin về chụp CT đầu - phương pháp chẩn đoán các tổn thương ở đầu hiệu quả. Hy vọng bài viết đã đem lại những hiểu biết sơ bộ về giải pháp này! Để đặt lịch hẹn khám và tìm hiểu thêm, xin vui lòng liên hệ 19001806 để được hỗ trợ. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

1,369

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám