Bị áp xe răng nguy hiểm như thế nào? Và cần phải làm gì?

Thao Tran

27-07-2023

goole news
16

Áp xe răng là một những bệnh lý nha khoa nguy hiểm và là nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều người. Không chỉ gây ra những cơn đau nhức mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Bài viết hôm nay của bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ cung cấp những thông tin về áp xe chân răng, triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Áp xe răng là gì?

Áp xe là tình trạng các nhiễm trùng sưng viêm nặng và có tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn. Khi hệ miễn dịch phát hiện vi khuẩn (tác nhân gây bệnh), bạch cầu sẽ thực hiện vai trò tiêu diệt chúng. Chính vì vậy, mủ tích tụ trong áp sẽ bao gồm xác bạch cầu, xác vi khuẩn và dịch cơ thể.

áp xe chân răngHình ảnh áp xe chân răng

Tương tự như vậy, áp xe chân răng thường là hệ quả của tình trạng chân răng bị nhiễm trùng, xảy ra khi đường dưới nướu tổn thương và xoang sâu phát triển. Một khi bị nhiễm trùng chân răng, nước bọt không thể tác dụng đến vì chỉ có tính sát nhẹ đồng thời các mô nướu cũng có xu hướng hút hết chất lỏng viêm nhiễm. Điều này khiến các dịch mủ không thể thoát ra ngoài qua đường nướu nên dẫn đến tích tụ trong chân răng và hình thành nên ổ áp xe.

Lý do hình thành áp xe răng

Vi khuẩn tấn công tủy răng trong thời gian dài chính là nguyên nhân gây hình thành áp xe. Cụ thể có thể là do:

  • Do răng: Răng có viêm quanh răng hoặc răng viêm quanh cuống không được điều trị.
  • Nguyên nhân khác: Do chấn thương gây sứt mẻ răng khiến tủy răng lộ ra ngoài, do tai biến điều trị hoặc bị nhiễm trùng các vùng lân cận.

Nguyên nhân gây áp xe răngNguyên nhân gây áp xe răng

Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành áp xe mà bạn cần phải đặc biệt lưu ý như:

  • Thói quen chăm sóc răng miệng chưa tốt: Nếu không chải răng đúng cách hằng ngày, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải các bệnh lý liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm nướu, áp xe chân răng…
  • Chế độ ăn có chứa quá nhiều đường: Điều này gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể, nhất là răng. Đồ ngọt, đồ ăn có hàm lượng cao và nước có ga có thể gây sâu răng, đẩy nhanh tốc tổ hình thành các vết nhiễm trùng răng hoặc áp xe.
  • Các vấn đề sức khỏe: Người mắc các bệnh tự miễn hoặc đái tháo đường cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị áp xe ở chân răng. Vậy nên, nếu bị các bệnh này thì bạn càng phải chăm sóc răng cẩn thận hơn và thường xuyên kiểm tra tổng quát định kỳ.

Những triệu chứng dễ nhận biết của áp xe răng 

Triệu chứng của áp xe tương đối dễ nhận biết, khi kích thước ổ áp xe càng lớn thì các triệu chứng ngày càng nặng và có thể ảnh hưởng đến nhiều dây thần kinh cùng mô xung quanh. Các dấu hiệu đặc trưng gồm:

  • Sưng mặt nghiêm trọng, khởi phát ở vùng răng bị nhiễm trùng, sau đó lan rộng ra khắp hàm mặt.
  • Triệu chứng nhiễm cơ thể như chóng mặt, đổ mồ hôi, sốt, ớn lạnh, người nóng bừng…
  • Vị trí nhiễm trùng, áp xe răng có mủ là nơi đau nhất, có thể đi kèm theo chảy máu và mủ đặc. Đôi khi, tình trạng sưng đau có thể lan đến cổ và mặt.

sưng đau mặt dấu hiệu của áp xe răngSưng, đau mặt - Dấu hiệu của áp xe răng

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt đề được khám, chẩn đoán có bị áp xe không để có hướng điều trị phù hợp.

Áp xe răng có thể gây ra ảnh hưởng gì?

Bị áp xe chân răng có nguy hiểm không thì hầu hết các trường hợp bị áp xe răng nếu không điều trị sớm hoặc không điều trị tích cực thì đều sẽ có nguy cơ gặp phải các tình trạng sau:

Áp xe ngoài mặt

Hình thành đường rò đến vùng má và dưới cằm, người bệnh bị viêm tấy lan đến hố thái dương và sàn miệng. Không những cơn đau ngày một tăng lên mà tình trạng bệnh cũng bị cũng nặng hơn, đe dọa đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Viêm mô tế bào lan tỏa

Khi viêm mô tế bào lan tỏa đến sàn miệng và vòm miệng gây áp xe, người bệnh sẽ bị sưng đau toàn miệng, đồng thời chức năng của miệng cũng bị ảnh hưởng lớn Thậm chí, trường hợp nặng có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp, ngạt thở và dẫn tới tử vong. Chính vì vậy, việc điều trị áp xe ở răng kịp thời là điều vô cùng cần thiết để tránh bệnh diễn tiến đến biến chứng nguy hiểm này.

Nhiễm trùng xoang hàm & viêm nội tâm mạc

Đây là tình trạng viêm nhiễm cực kỳ nghiêm trọng, xảy ra khi nhiễm trùng đi theo đường máy lan đến tim, não và các cơ quan khác. Nhiễm trùng huyết có thể đe dọa tính mạng của người bệnh với những triệu chứng cấp tính. 

Cách điều trị áp xe

Khi có những dấu hiệu của áp xe, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra. Tại đây, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng để xác định tình trạng áp xe răng, đối với những răng bị nhiễm trùng thì vùng mô xung quanh có màu sẫm hơn vì các mô tủy hoại tử thấm vào phần xốp của răng. Lợi xung quanh răng sưng lên, có thể thấy dịch mủ bên trong giống như một cái mụn. Một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X - quang răng để chẩn đoán mức độ áp xe răng, định hướng điều trị và dẫn lưu mủ.

chữa áp xe chân răngĐến gặp bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín để khám và chữa áp xe chân răng

Tùy vào vào vị trí, mức độ áp xe răng, bác sĩ để tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó, nguyên tắc điều trị chung là loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng, phòng ngừa biến chứng và điều trị nguyên nhân tránh tái phát.

Điều trị cấp

Khi chữa áp xe răng, việc đầu tiên là cần thực hiện loại bỏ mủ trong áp xe, tránh sưng viêm nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến các mô cơ lân cận. Mỗi thủ thuật trích mủ sẽ được tiến hành để thoát dịch và làm sạch vi khuẩn gây bệnh tại vị trí răng bị nhiễm khuẩn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần sử dụng kháng sinh nhằm hỗ trợ hệ miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn, tránh tính trạng áp xe phát triển thêm. Các thuốc hỗ trợ đau, kháng viêm và thuốc bổ nâng cao thể trạng… cũng được bác sĩ chỉ định trong từng trường hợp cụ thể.

Điều trị tận gốc

Các triệu chứng đau đớn của người bệnh sẽ giảm bớt sau khi dẫn lưu mủ, tuy nhiên để tránh nhiễm trùng tái phát thì cần phải tiếp tục điều trị loại bỏ nguyên nhân. Bác sĩ sẽ thực hiện lấy cao răng, điều trị tủy, gắp mảnh răng vỡ, xử lý mặt gốc răng. Tuy nhiên với những trường hợp nặng, không thể điều trị bảo tồn răng thì cần được nhổ bỏ.

Bên cạnh đó, sau điều trị áp xe răng đề phòng ngừa bệnh tái phát thì bệnh nhân cần tái khám định kỳ để kiểm tra, lấy cao răng 6 tháng/lần và đừng quên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chăm sóc răng miệng tốt hơn.

Lấy cao răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệngLấy cao răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Cách phòng ngừa áp xe chân răng

Để phòng ngừa tình trạng áp xe răng thì cách tốt nhất là bạn nên thực hiện một chế độ chăm sóc răng miệng khoa học:

  • Đánh răng mỗi ngày 2 lần, đặc biệt là sau khi ăn. Ngoài ra, để khoang miệng luôn sạch, bạn nên sử dụng kết hợp nước súc miệng, nước muối sinh lý và chỉ nha khoa…
  • Khám răng định kỳ 2 lần/năm để kiểm tra sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm những bệnh lý có thể gặp phải.
  • Trám phòng ngừa đối với những trường hợp răng hàm có rãnh phức tạp, dễ bị mắc thức ăn gây viêm nha chu, sâu răng…
  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung vitamin, muối khoáng… Tránh xa những thực phẩm, đồ uống có hại cho răng miệng như đồ ngọt, đồ chua, nước uống có ga…

Qua những chia sẻ trên, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hy vọng đã giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích về áp xe răng. Bên cạnh chủ động bảo vệ sức khỏe răng miệng thì khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì bạn gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra và tư vấn cách chữa áp xe răng hiệu quả.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 1806 để được tư vấn hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,478

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám