Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc bé bị viêm tai giữa cấp đúng cách tại nhà

Bích Ngọc

25-06-2024

goole news
16

Tình trạng bé bị viêm tai giữa khá thường gặp ở trẻ, đặc biệt là khoảng từ 6 tháng đến 2 tuổi. Bệnh tiến triển nhanh, có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng đến khả năng nghe của bé. Bên cạnh điều trị tại bệnh viện, cha mẹ cũng cần chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa đúng cách tại nhà. Qua bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ hướng dẫn cha mẹ chăm sóc bé bị viêm tai giữa ở nhà.

Tổng quan về bệnh viêm tai giữa cấp của trẻ

Viêm tai giữa cấp là gì?

Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng viêm ở tai giữa, chúng phát triển nhanh và ngắn với những triệu chứng của nhiễm trùng tai giữa, kèm theo có dịch trong tại vị trí viêm. Bệnh viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. 

Hơn nữa, nếu bé bị viêm tai giữa cấp nhưng không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. 

Bên cạnh thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ tại bệnh viện, cha mẹ nên kết hợp chăm sóc bé bị viêm tai giữa cấp tại nhà giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục. Nhờ đó, trẻ sẽ tránh gặp những triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống và biến chứng sau này. 

Viêm tai giữa cấp ở trẻ là tình trạng khá thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Viêm tai giữa cấp ở trẻ là tình trạng khá thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. 

Nguyên nhân gây ra bệnh

Nhiễm trùng tai thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi và phổ biến tới khi 8 tuổi. Có khoảng 25% trẻ bị tái nhiễm viêm tai giữa nhiều lần. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai giữa, do virus, vi khuẩn hoặc đồng nhiễm. 

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tai giữa của trẻ như: 

  • Hệ miễn dịch non nớt: Trẻ có hệ miễn dịch còn yếu nên dễ bị mắc một số bệnh, trong đó có viêm tai giữa cấp. 
  • Cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh: Ở trẻ nhỏ, các cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh khiến vi khuẩn và virus dễ xâm nhập vào tai giữa. Từ đó gây ra tình trạng viêm tai giữa ở trẻ. 
  • Các yếu tố khác: Độ tuổi, dị ứng, bệnh mạn tính, môi trường xung quanh,... cũng thể gây ra tình trạng bé bị viêm tai giữa cấp. 

Những dấu hiệu nhận biết

Khi bị mắc bệnh viêm tai giữa cấp, bé sẽ có một số triệu chứng như: 

  • Ngứa tai. 
  • Trẻ quấy khóc do đau nhức ở trong tai
  • Bé bỏ bú, bú kém, buồn nôn, nôn. 
  • Rối loạn tiêu hoá. 
  • Có tình trạng sốt. 
  • Sổ mũi, hắt hơi và ho. 

Bé cảm thấy ngứa tai kèm tình trạng sốt là dấu hiệu của viêm tai giữa cấpBé cảm thấy ngứa tai kèm tình trạng sốt là dấu hiệu của viêm tai giữa cấp

Bé bị viêm tai giữa cấp có nguy hiểm không

Viêm tai giữa ở trẻ là bệnh lý khá phổ biến, khi điều trị kịp thời thì bệnh sẽ được điều trị dứt điểm. Sau khi điều trị, thính giác của bé có thể phục hồi hoàn toàn. Chính vì vậy, cha mẹ cần biết những thông tin, kiến thức đầy đủ về bệnh sẽ giúp trẻ hạn chế những biến chứng nguy hiểm. 

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến tai mà còn gây nguy hiểm đến não. 

Đặc biệt, trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa sẽ khiến khả năng nghe của bé kém. Khi đó, trẻ không thể nghe rõ khiến khó nói theo được. Từ đó, có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của bé. 

Một số biến chứng mà bé bị viêm tai giữa có thể gặp phải, gồm: 

  • Viêm tai giữa mạn tính
  • Viêm xương chũm cấp
  • Viêm mê nhĩ
  • Liệt dây thần kinh số 7 
  • Viêm màng não, áp xe nào gây nguy hiểm đến tính mạng 
  • Xơ nhĩ
  • Xẹp nhĩ

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên ở trẻ có thể xảy ra nếu tình trạng viêm nặngLiệt dây thần kinh số 7 ngoại biên ở trẻ có thể xảy ra nếu tình trạng viêm nặng

Cách chăm sóc cho bé bị viêm tai giữa cấp tại nhà

Vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ cho bé

Về tai:

  • Khi tai bé chảy mủ, chảy dịch,.. cần vệ sinh sạch tai cho bé. Tuy nhiên, cần lưu ý không lau quá sâu và bên trong tai. 
  • Không được dùng bông nút bịt kín tai và nên để dịch thoát ra ngoài tự nhiên.
  • Tránh để nước rơi và ứ đọng trong tai trẻ khi tắm.

Về mũi:

Cha mẹ nên rửa mũi cho trẻ 2 lần/ngày bằng nước muối sinh lý. Khi thời tiết trở lạnh, cần ngâm ấm nước muối sinh lý trước khi vệ sinh mũi để tránh bị cảm lạnh. 

Về họng:

  • Nên vệ sinh lưỡi, rơ lưỡi mỗi ngày cho trẻ.
  • Đối với những trẻ lớn hơn nên vệ sinh miệng hàng ngày cho trẻ bằng nước muối.
  • Đối với trẻ lớn, cha mẹ nên nhắc nhở bé đánh răng 2 lần/ngày (sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ).

Khuyến khích trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 lần/ngàyKhuyến khích trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 lần/ngày

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

  • Nên cho trẻ ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa.
  • Nên cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia thức ăn thành nhiều bữa trong ngày và bổ sung thêm các loại nước hoa quả.
  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi còn bú mẹ hoàn toàn, nên tăng số lần bú lên.
  • Khi chăm sóc bé bị viêm tai giữa, phụ huynh nên chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý. 

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bên cạnh sử dụng thuốc uống và thuốc nhỏ tai theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, cha mẹ cần chú ý khi chăm sóc và theo dõi trẻ khi chưa hạ sốt. Không đẻ trẻ sốt quá cao vì có khả năng xảy ra co giật gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé sau này. Khi trẻ sốt nhẹ, cha mẹ nên chườm ấm giúp bé hạ nhiệt, mặc quần áo mỏng, thoáng mát và thấm hút mồ hôi. Đồng thời sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao trên 38.5°C, uống theo liều dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Bên cạnh đó, phụ huynh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ vì có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. Không chỉ vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ có những dấu hiệu như: Các cơn đau tai không giảm, trẻ khó chịu, quấy khóc, trẻ nôn nhiều lần, sốt nhưng không đáp ứng thuốc hạ sốt,... 

Sử dụng thuốc điều trị bệnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩSử dụng thuốc điều trị bệnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ

Đưa trẻ đến bệnh viện khi có biểu hiện nặng

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà cần chú ý đến tình trạng bệnh. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện thăm khám. 

Một số dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám gồm: 

  • Trẻ đau liên tục, mức độ và tần suất đau tăng. 
  • Trẻ sốt cao liên tục, sử dụng thuốc hạ sốt nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. 
  • Trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú trong thời gian dài. 
  • Trẻ nôn hoặc tiêu chảy. 

Xem thêm:

Cha mẹ nên làm gì để phòng ngừa bé bị viêm tai giữa cấp

Viêm tai giữa ở trẻ có thể phòng ngừa bằng những biện pháp sau đây: 

  • Vệ sinh tai - mũi - họng sạch sẽ, hạn chế khả năng bị sổ mũi, viêm họng. 
  • Giữ ấm trẻ bé, đặc biệt vùng cổ, gang bàn chân khi trời lạnh hoặc nằm phòng điều hoà, 
  • Hạn chế cho trẻ ngoáy mũi. 
  • Khi trẻ bị viêm họng, sổ mũi, viêm amidan,... cần được điều trị dứt điểm. 
  • Cho trẻ tiêm phòng. 
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, tránh khói bụi và ẩm mốc. 

Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ cho bé giúp giảm khả năng bị bệnh viêm tai giữa cấpVệ sinh tai mũi họng sạch sẽ cho bé giúp giảm khả năng bị bệnh viêm tai giữa cấp

Viêm tai giữa rất phổ biến ở trẻ em. Mặc dù đây là bệnh lành tính nhưng phụ huynh không nên chủ quan vì các biến chứng của bệnh có thể ảnh hưởng tới thính lực của trẻ suốt đời. Các biến chứng sọ não nghiêm trọng khác còn có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám để được điều trị phù hợp, giúp mau khỏi bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ, tránh biến chứng nghiêm trọng.

Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Bệnh viện đa khoa Phương Đông để được kịp thời giải đáp và hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
257

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám