Con bị viêm tai giữa mãi không khỏi, cha mẹ phải làm thế nào?

Đặng Nguyễn Vân Anh

20-08-2020

goole news
16

Rất nhiều cha mẹ có con nhỏ khổ sở vì con bị viêm tai giữa. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông nhận được không ít các câu hỏi từ các gia đình có con nhỏ về bệnh này. Trong đó tình trạng nhiều nhất là con bị viêm tai giữa – uống kháng sinh nhưng không khỏi. Vậy gặp tình huống như trên, chúng ta cần có thái độ xử trí như thế nào cho đúng?

Hiểu đúng về viêm tai giữa

Viêm tai giữa cấp, là tình trạng nhiễm trùng tại tai giữa. Viêm tai giữa thường xuất hiện do vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường hô hấp trên. Chúng sau đó lan lên tai qua vòi nhĩ rồi triển trong tai giữa. Hậu quả là dẫn đến các triệu chứng của viêm tai giữa cấp.

Bệnh thường gặp ở trẻ em (6 đến 18 tháng tuổi). Trẻ nhỏ mắc viêm tai giữa cấp có thể có các triệu chứng, dấu hiệu không rõ ràng:

  • Sốt, khó chịu
  • Quấy khóc, ngủ không yên giấc
  • Ăn uống kém, chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy
  • Đau mắt đỏ

3 sai lầm khiến bệnh Viêm tai giữa ở trẻ càng nặng thêm

Thứ nhất: Chẩn đoán chưa đúng bệnh.

Chẩn đoán viêm tai giữa cấp cần được thực hiện bởi một bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng giàu kinh nghiệm.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Màng nhĩ phồng và có dịch ở bên trong tai giữa
  • Chảy mủ ở tai (do thủng màng nhĩ)
  • Màng nhĩ xung huyết kèm theo các triệu chứng cấp tính (đau tai, sốt…)

bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ khiến cha mẹ và bé khổ sở 

Thứ hai: Không điều trị triệt để cho một đợt bệnh viêm tai giữa cấp

Khi đã được chẩn đoán xác định viêm tai giữa cấp, bạn cần phối hợp với bác sĩ để kiên trì đi đến cuối phác đồ điều trị. Thông thường sau khi bắt đầu điều trị khoảng 03 ngày triệu chứng sẽ cải thiện rõ (trẻ đỡ đau tai, đỡ quấy khóc, ngủ ngon giấc...). Tuy nhiên mầm bệnh gây viêm tai giữa cấp sẽ chưa bị tiêu diệt hết.

Trẻ dưới 2 tuổi cần ít nhất 10 ngày, trẻ trên 2 tuổi cần ít nhất 5 đến 7 ngày để xác định hiệu quả của một đợt điều trị viêm tai giữa cấp.

Viêm tai giữa cấp tái phát được xác định bệnh phát triển trở lại trong vòng 30 ngày sau khi hoàn thành điều trị thành công. Khi tái phát xảy ra trong vòng 15 ngày sau khi hoàn thành điều trị cho đợt điều trị trước đó. Điều này thường xảy ra do tồn tại mầm bệnh của đợt điều trị trước đó.

Cho dù có dùng kháng sinh hay không dùng kháng sinh, sự tồn tại của dịch ứ đọng trong tai giữa sau khi giải quyết các triệu chứng cấp tính là phổ biến:

  • Sau 02 tuần 70% vẫn còn dịch trong tai giữa
  • Sau 01 tháng 40% vẫn còn dịch trong tai giữa
  • Sau 02 tháng 20% vẫn còn dịch trong tai giữa
  • Sau 03 tháng 10%vẫn còn dịch trong tai giữa.

Xem thêm: Nguyên nhân triệu chứng của viêm tai giữa có mủ và cách điều trị

Thứ ba: Tiếp nhận thông tin chưa có chọn lọc, chậm đưa trẻ tới bác sĩ

Việc tiếp nhận thông tin không cặn kẽ dẫn tới việc các bậc cha mẹ tự ý giữ trẻ ở nhà để theo dõi, cho đến khi đứa trẻ bị nặng mới đưa đi khám. Điều nay gây khó khăn và làm phức tạp quá trình điều trị viêm tai giữa cấp.

“Chờ” hay “quan sát ban đầu” trong điều trị viêm tai giữa cấp được lựa chọn khi người chăm sóc hiểu được lợi ích và rủi ro của lựa chọn này. Trong quá trình “quan sát ban đầu” (thường từ 01 đến 03 ngày) cần được đánh giá và kiểm soát liên tục bởi các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Hiện nay, việc “chờ” trong điều trị viêm tai giữa cấp có thể áp dụng: ở những trẻ trên 6 tháng đến 02 tuổi với chẩn đoán viêm tai giữa cấp 1 bên với các triệu chứng nhẹ (đau tai ít dưới 48h, sốt dưới 39 độ).

Với những trẻ trên 2 tuổi (không có suy giảm miễn dịch, không có bất thường về sọ mặt) với các triệu chứng nhẹ, không có chảy dịch tai (không thủng màng nhĩ) quan sát ban đầu có thể phù hợp nếu cha mẹ (người chăm sóc) có thể hiểu rõ được lợi ích và tác hại của vấn đề này.

Lời khuyên cho các bậc cha mẹ khi con bị mắc Viêm tai giữa cấp

Hãy lựa chọn cho con mình 1 bác sĩ phù hợp nhất đồng thời và kiên trì điều trị hết phác đồ bác sĩ đưa ra

Chia sẻ với bác sĩ thật kỹ trước khi lựa chọn phương án điều trị cho con mình

Cân nhắc mặt lợi ích và tác hại của mỗi phương pháp điều trị

Khi có bất kỳ khó khăn nào liên quan đến cách xử trí các bệnh Tai Mũi Họng cho con. Cha mẹ hãy gọi đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo số: 19001806 để các tư vấn viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,499

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám