Bệnh đơn dây thần kinh chi dưới: Đâu mới là giải pháp điều trị tối ưu?

Nguyễn Phương Thảo

12-04-2025

goole news
16

Bệnh đơn dây thần kinh chi dưới có thể gây ra tê bì, yếu cơ và hạn chế vận động, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Tình trạng này thường bắt nguồn từ chèn ép thần kinh, chấn thương hoặc các bệnh lý nền như tiểu đường. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ đâu là phương pháp điều trị hiệu quả nhất: nghỉ ngơi, vật lý trị liệu hay can thiệp y khoa? Việc lựa chọn sai hướng điều trị có thể kéo dài triệu chứng và làm trầm trọng thêm tổn thương thần kinh. Vậy đâu mới là giải pháp tối ưu? Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề.

Khái quát về bệnh đơn dây thần kinh chi dưới 

Bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới là tình trạng một dây thần kinh ngoại biên ở vùng chân bị tổn thương hoặc rối loạn chức năng, dẫn đến các vấn đề về vận động và cảm giác tại khu vực mà dây thần kinh đó chi phối. Các dây thần kinh này xuất phát từ đám rối thắt lưng-cùng, bao gồm đám rối thắt lưng (hình thành từ rễ thần kinh L1 đến L4) và đám rối cùng (từ rễ L5, S1 và một phần rễ S2, S3). Từ đây, các dây thần kinh phân nhánh và điều khiển hoạt động cũng như cảm giác của chi dưới. 

Đám rối thắt lưng - cùng được chia thành hai thành phần chính bao gồm  đám rối thắt lưng rễ L1 đến rễ L4) và đám rối xương cùng (rễ S2, S3)Đám rối thắt lưng - cùng được chia thành hai thành phần chính bao gồm đám rối thắt lưng rễ L1 đến rễ L4) và đám rối xương cùng (rễ S2, S3)

Tổn thương đơn dây thần kinh ở chi dưới có thể ảnh hưởng đến một số dây thần kinh chính như:

  • Dây thần kinh đùi: Chi phối vận động cho các cơ phía trước đùi và cảm giác cho mặt trước và trong của đùi.
  • Dây thần kinh tọa: Là dây thần kinh lớn nhất, chi phối hầu hết các cơ ở chân và cảm giác cho phần lớn da ở chân.
  • Dây thần kinh mác chung : Phân nhánh từ dây thần kinh tọa, kiểm soát các cơ nâng bàn chân và ngón chân, cũng như cảm giác ở phần trên của bàn chân. Bệnh lý dây thần kinh mác chung là một trong những bệnh lý đơn dây thần kinh phổ biến nhất ở chi dưới.
  • Dây thần kinh chày: Cũng phân nhánh từ dây thần kinh tọa, điều khiển các cơ ở mặt sau của cẳng chân và lòng bàn chân, đồng thời cung cấp cảm giác cho lòng bàn chân.

Bất kỳ ai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này nếu dây thần kinh nào bị chèn ép kéo dài hoặc chịu áp lực khác. Những người mắc một số bệnh lý nhất định như tiểu đường thường sẽ có nguy cơ cao hơn. 

Bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới thuộc nhóm bệnh lý thần kinh ngoại biên, với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đơn dây thần kinh chi dưới 

Đối với hầu hết các bệnh lý đơn dây thần kinh có biểu hiện cấp tính, nguyên nhân cơ bản có thể khó xác định vì chúng thường tự khỏi nhanh chóng và không có cơ hội để kiểm tra toàn diện. Tuy nhiên, bệnh lý này thường là kết quả do tổn thương thần kinh tại chỗ do có sự liên quan đến chèn ép, được phân loại là 

Chèn ép là nguyên nhân phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cấu trúc tế bào thần kinh chi dưới. Đồng thời cũng có thể tác động đến các đoạn dây thần kinh ở xa, như trong hội chứng ống cổ chân hay ở gần nơi địa đệm thoát vị chèn ép rễ thần kinh cột sống. Tình trạng chèn ép thường gặp nhất là gãy xương, hội chứng đường hầm ống cổ chân, can xương sau gãy,...dẫn đến các hậu quả như:

  • Khiến cho tình trạng tổn thương dây thần kinh trở nên nghiêm trọng hơn nếu chèn ép kết hợp với thiếu máu cục bộ; 
  • Tắc nghẽn dẫn truyền thần kinh, lâu dài có thể hình thành thoái hóa thần kinh; 
  • Đứt dây thần kinh do chấn thương chân (vết thương do hoả khí hoặc do tai nạn,...); 
  • Dây thần kinh bị thiếu máu cục bộ. Thường liên quan tới bệnh xơ vữa động mạch, đái tháo đường hay viêm mạch; 
  • Viêm dây hoặc rễ thần kinh do nhiễm virus Epstein-Barr hay Herpes Simplex. Đặc biệt là virus Herpes zoster thường gặp nhất, có thể gây rối loạn chức năng vận động, hội chứng mất cảm giác;
  • Tổn thương thần kinh do ảnh hưởng của bức xạ (ví dụ như: xạ trị vùng chậu khi bị ung thư cổ tử cung)

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đơn dây thần kinh chi dưới 

Biểu hiện lâm sàng của bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và dây thần kinh cụ thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, tất cả các triệu chứng cảm giác và vận động thường xuyên liên quan đến dây thần kinh duy nhất bị ảnh hưởng. Một số biểu hiện có thể đột ngột và rất đau, trong khi những biểu hiện khác có thể xuất hiện dần dần và tăng cường theo thời gian.

Các triệu chứng chung của bệnh bao gồm: 

  • Yếu cơ: Thường là yếu cơ ngọn chi, yếu cơ phần gốc chi phù hợp nhất với bệnh cơ/rối loạn mối nối thần kinh cơ.;
  • Teo cơ: Teo khu trú nhóm cơ chi phối (thường xuất hiện muộn); 
  • Giảm hoặc mất cảm giác;
  • Không có phản xạ bệnh lý bó tháp; 
  • Mất phản xạ của thần kinh đùi; 
  • Không có rối loạn cơ tròn.

Tình trạng teo cơ xuất hiện do bệnh đơn dây thần kinh chi dưới Tình trạng teo cơ xuất hiện do bệnh đơn dây thần kinh chi dưới 

Các triệu chứng tổn thương cụ thể:  

  • Rối loạn cảm giác vùng da mặt ngoài đùi. Tình trạng đau thường tăng khi đi, đứng, giảm khi nghỉ hoặc ngồi xuống; 
  • Liệt động tác gấp háng, liệt duỗi đầu gối; 
  • Giảm cảm giác mặt trước đùi và mặt trong cẳng chân; 
  • Mất phản xạ gân gối; 
  • Liệt duỗi cơ cẳng trước (dấu hiệu chân gà); 
  • Liệt duỗi các ngón chân; 
  • Liệt xoay bàn chân ra ngoài (cơ mác bên); 
  • Liệt gấp bàn chân (không thể đứng kiêng trên mũi bàn chân); 
  • Không thể xoay bàn chân vào trong được khi đang gấp bàn chân; 
  • Mất phản xạ gân gót; 
  • Rối loạn cảm giác vùng gân gót, gót chân, bò ngoài bàn chân, gan bàn chân; 
  • Tổn thương thần kinh hông to. 

Chẩn đoán bệnh đơn dây thần kinh chi dưới 

Khi chẩn đoán bệnh, cần phải xem xét lại tiền sử bệnh và khám thực thể, bao gồm cả đánh giá thần kinh mở rộng. Việc xem xét các triệu chứng và kết quả khám có thể gợi ý các bệnh thần kinh đơn cụ thể, nhưng nếu chẩn đoán không đưa ra kết luận, cần phải điều tra thêm. 

Kiểm tra điện chẩn (EMG) - một phương pháp đánh giá hoạt động điện của cơ và dây thần kinh, thường được đề xuất để giúp phát hiện các tình trạng không thể phát hiện bằng cách khám lâm sàng. Phương pháp này cũng cung cấp khả năng xác định vị trí tổn thương thần kinh, đánh giá mức độ nghiêm trọng của tổn thương và ước tính tiên lượng. 

Xem thêm:

Phương pháp điều trị bệnh đơn dây thần kinh chi dưới 

Để điều trị bệnh lý đơn dây thần kinh, điều quan trọng là phải chẩn đoán và điều trị nguyên nhân cơ bản của bệnh. Đối với hầu hết các trường hợp có triệu chứng nhẹ, thường có thể khỏi bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ, chườm nóng, tránh hoặc loại bỏ hoạt động gây bệnh. 

Sử dụng thuốc giảm đau (Gabapentin, amitriptyline, pregabalin,...) ở mức độ vừa phải; thuốc kháng  sinh, thuốc ức chế virus trong trường hợp có nhiễm trùng; liệu pháp corticoid trong hội chứng ống cổ chân. 

Trong một số trường hợp nhất định, cố định vùng ảnh hưởng bằng thiết bị y tế, chẳng hạn như nẹp chỉnh hình mắt cá chân - bàn chân giúp giữ cho bàn chân được linh hoạt, hoặc có thể dùng nạng để hỗ trợ di chuyển. Ngoài ra, thực hiện các liệu pháp vật lý trị liệu dưới sự giám sát của bác sĩ có thể hữu ích. 

Sử dụng nẹp chỉnh hình mắt cá chân và bàn chân là phương pháp giúp cải thiện chức năng, giảm đau và hỗ trợ quá trình hồi phụcSử dụng nẹp chỉnh hình mắt cá chân và bàn chân là phương pháp giúp cải thiện chức năng, giảm đau và hỗ trợ quá trình hồi phục

Nếu các cách trên không thể giải quyết được tình trạng liên quan, có thể cần phải giải nén bằng phẫu thuật. Ví dụ, khi khối u tác động lực bên ngoài lên dây thần kinh, phẫu thuật là cách duy nhất để làm giảm bất kỳ triệu chứng nào. 

Tóm lại, việc điều trị bệnh đơn dây thần kinh chi dưới phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương. Trong nhiều trường hợp, các phương pháp bảo tồn như vật lý trị liệu và thay đổi lối sống có thể mang lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau kéo dài hoặc có dấu hiệu yếu liệt, can thiệp y khoa là điều cần thiết để ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng. Điều quan trọng là phát hiện sớm, lựa chọn đúng phương pháp điều trị và kiên trì trong quá trình hồi phục để đảm bảo sức khỏe thần kinh ổn định.

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh đơn dây thần kinh chi dưới. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

10

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám