Điều trị và dự phòng loãng xương - Chia sẻ từ chuyên gia

Thao Tran

08-05-2024

goole news
16

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thị Quỳnh Anh - Chuyên gia tại Trung tâm Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Loãng xương là một bệnh lý rất phổ biến tuy nhiên bệnh thường diễn biến âm thầm nên ít được quan tâm. Bệnh không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng để lại những hậu quả vô cùng nặng nề như gây đau đớn thậm chí gãy xương, tàn phế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Do đó việc sớm phát hiện và điều trị loãng xương sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh và làm giảm gánh nặng bệnh tật.

Tìm hiểu chung về loãng xương

Loãng xương là gì?

Loãng xương (Osteoporosis) là tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương dẫn đến tổn thương độ chắc của xương khiến xương trở nên giòn, yếu, tăng nguy cơ gãy xương.

Xương bị bệnh loãng xươngXương bị bệnh loãng xương.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Loãng xương Quốc tế, trên toàn thế giới có khoảng 1/3 nữ giới và 1/5 nam giới trên 50 tuổi sẽ bị gãy xương do loãng xương trong đời.

Triệu chứng của loãng xương

Bệnh loãng xương thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng đặc trưng. Thậm chí nhiều trường hợp không hề biết mình bị loãng xương và chỉ được chẩn đoán khi đã có biến chứng gãy xương tự nhiên hoặc gãy xương sau chấn thương va chạm nhẹ. 

Dưới đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh loãng xương:

  • Đau xương, đau cột sống, cảm giác tê bì, nhức mỏi, buồn bực chân tay.
  • Gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao do thân các đốt sống bị gãy.
  • Gãy, rạn xương tự nhiên hoặc sau những chấn thương nhẹ. Các vị trí thường gặp là gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, gãy xương sườn, lún xẹp đốt sống.

dấu hiệu loãng xươngĐau cột sống là triệu chứng thường gặp của bệnh loãng xương.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của loãng xương

Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến loãng xương, cụ thể như:

  • Tuổi cao: Đối với người lớn tuổi, các tế bào tạo xương bị lão hóa cùng với sự giảm hấp thu canxi ở ruột và sự suy giảm nội tiết tố khiến cho mất cân bằng giữa quá trình tạo và hủy xương. Hủy xương tăng lên trong khi tạo xương giảm làm mật độ xương ngày càng giảm dẫn đến loãng xương.
  • Chế độ ăn uống: ăn uống thiếu chất dẫn đến thiếu Protein, Canxi, Vitamin D. Sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá… làm tăng thải calci qua đường thận và giảm hấp thu calci ở đường tiêu hóa. 
  • Chế độ sinh hoạt: Lối sống ít vận động, phải bất động quá lâu ngày do bệnh tật hoặc do nghề nghiệp…đều làm tăng nguy cơ loãng xương.
  • Thiếu Vitamin D: do chế độ ăn uống không đủ hoặc do nơi ở và làm việc thiếu ánh nắng mặt trời. Đây là yếu tố nguy cơ dẫn đến loãng xương khá thường gặp nhưng ít được để ý tới.
  • Loãng xương do hậu quả của bệnh toàn thân như: cường cận giáp, suy thận, đái tháo đường, hội chứng Cushing, bệnh lý phải bất động lâu ngày, bệnh lý đường tiêu hóa làm giảm hấp thu canxi và vitamin D, bệnh lý phải cắt buồng trứng sớm, suy giảm nội tiết tố... hoặc do hậu quả của việc dùng thuốc như Corticoid, heparin kéo dài…

nguyên nhân loãng xươngTuổi tác là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng suy giảm mật độ xương. 

Điều trị và dự phòng loãng xương như thế nào?

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ của loãng xương, người bệnh nên đến cơ y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Các thuốc điều trị loãng xương

Cần duy trì điều trị loãng xương lâu dài với các nhóm thuốc Canxi, Vitamin D và thuốc chống hủy xương như Bisphosphonate, Zoledronic, Calcitonin,  liệu pháp hormon thay thế… sẽ được chỉ định tùy thuộc vào tình hình cụ thể của người bệnh.

  • Bisphosphonate: là nhóm thuốc chống hủy xương được lựa chọn đầu tay. Thuốc có 2 cách dùng là đường uống và truyền tĩnh mạch. Với thuốc dạng uống tác dụng phụ hay gặp nhất là kích ứng đường tiêu hóa như: viêm loét thực quản, dạ dày, nuốt khó và người bệnh khó tuân thủ điều trị, quên thuốc hoặc bỏ thuốc do thời gian điều trị kéo dài.
  • Zoledronic acid 5mg: là dạng truyền tĩnh mạch một năm chỉ dùng một liều duy nhất. Thời gian truyền thuốc khoảng 30 phút, tác dụng sẽ duy trì được 1 năm liên tục. Thuốc có khả dụng sinh học vượt trội hơn đường uống, không gây kích ứng đường tiêu hóa và đặc biệt là đảm bảo sự tuân thủ điều trị, không lo ngại việc người bệnh quên thuốc, bỏ điều trị.

điều trị loãng xương bằng thuốcNên dùng thuốc nào điều trị loãng xương là mối băn khoăn của nhiều người bệnh.

Các phương pháp điều trị không dùng thuốc và dự phòng loãng xương

  • Chế độ ăn uống: Bổ sung nguồn thức ăn giàu Vitamin D và Canxi (từ 1.000-1.500mg hàng ngày, từ các nguồn: thức ăn, sữa và dược phẩm), tránh các yếu tố nguy cơ: thuốc lá, café, rượu… thừa cân hoặc thiếu cân.
  • Chế độ sinh hoạt: Tăng cường vận động đặc biệt là vận động ngoài trời buổi sáng để tăng hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Tập các bài tập nhằm tăng sự dẻo dai cho cơ bắp
  • Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, đeo đai cột sống, nẹp chỉnh hình…giảm sự tỳ đè và làm vững cột sống, xương khớp đồng thời tránh té ngã.
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm định lượng Vitamin D, đo mật độ xương toàn thân bằng phương pháp DEXA nhằm phát hiện sớm nguy cơ loãng xương để can thiệp điều trị kịp thời. 

Khám và điều trị loãng xương tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những địa chỉ uy tín về thăm khám và điều trị các bệnh lý xương khớp được hàng nghìn khách hàng tin tưởng lựa chọn vì:

  • Trung tâm Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông quy tụ đội ngũ  bác sĩ có trình độ chuyên môn cao: giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ y khoa với nhiều năm kinh nghiệm trong chuyên ngành cơ xương khớp, từng công tác tại các bệnh viện tuyến đầu.
  • Cơ sở vật chất hiện đại với máy đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA đảm bảo chẩn đoán loãng xương một cách chính xác theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chụp XQuang kỹ thuật số, chụp cộng hưởng từ (MRI)…
  • Điều trị loãng xương với đầy đủ các nhóm thuốc. Đặc biệt là thuốc chống hủy xương Zoledronic acid 5mg là dạng truyền tĩnh mạch, có khả dụng sinh học vượt trội hơn đường uống,  duy trì tác dụng trong 1 năm liên tục, không gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

khám xương khớpKhám xương khớp cùng chuyên gia tại BVĐK Phương Đông.

Sự lão hóa của xương khớp là điều rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm chậm tiến trình loãng xương thông qua duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và lành mạnh. Bên cạnh đó, khi phát hiện các dấu hiệu loãng xương, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và biện pháp can thiệp kịp thời.

Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch thăm khám với chuyên gia tại Trung tâm Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ tốt nhất.

930

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám