Bệnh nứt hậu môn khác bệnh trĩ như thế nào?

Kiều Liên

23-10-2020

goole news
16

Bệnh nứt hậu môn và bệnh trĩ có nhiều dấu hiệu nhận biết tương đối giống nhau nên nhiều người nhầm lẫn giữa hai bệnh này. Vậy bệnh nứt hậu môn khác bệnh trĩ như thế nào? Thông tin sẽ được truyền tải trong bài viết này. Phương pháp điều trị bệnh nứt hậu môn và bệnh trĩ khác nhau nên cần xác định chính xác bệnh nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ để điều trị đúng bệnh, hiệu quả.

Bệnh nứt hậu môn

Bệnh nứt hậu môn là bệnh có tình trạng xuất hiện các vết loét, nứt ở rìa hoặc ống hậu môn khiến người bệnh bị ra máu khi đi tiểu tiện và gây ra sự đau đớn, khó chịu. Bệnh này thường có hai giai đoạn:

Bệnh nứt hậu môn khác bệnh trĩ như thế nào?

Giai đoạn cấp tính: Nứt hậu môn cấp tính khi vết nứt còn nông nhỏ, mới dừng lại ở dấu hiệu viêm nề nhẹ. Người bệnh có cảm giác đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. 

Khi ở giai đoạn cấp tính bệnh hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm nếu bạn điều trị bệnh. Điều trị bệnh sớm và dứt điểm sẽ hạn chế tối đa nguy cơ chuyển thành bệnh nặng hơn - nứt hậu môn mạn tính.

Giai đoạn mạn tính: Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính nếu không được điều trị sớm và dứt điểm thì nứt hậu môn sẽ chuyển thành mạn tính.

Ở giai đoạn mạn tính bệnh nứt hậu môn có biểu hiện rõ nhất là các vết nứt sâu hơn, rộng hơn tạo ra các cơn đau thắt, khó chịu và mệt mỏi kéo dài.

Bệnh nứt hậu môn khác bệnh trĩ như thế nào?

Triệu chứng điển hình của người bị bệnh nứt hậu môn:

Ngứa hậu môn: ngứa và có xuất hiện dịch ở hậu môn, máu xuất hiện khi đi đại tiện hoặc cả khi không đi cũng có máu, hậu môn luôn có cảm giác ẩm ướt, khó chịu, ngứa ngáy.

Đau rát hậu môn: Hậu môn đau rát khi đại tiện, tiểu tiện, thậm chí khi bình thường cũng đau rát. Khi đại tiện bị táo bón  thì cơn đau càng tăng. Những người bị bệnh càng lâu thì cơn đau càng khủng khiếp.

Ra máu khi đại tiện: Máu có màu đỏ tươi, máu dính với phân khi đi đại tiện.

Xuất hiện da thừa ở hậu môn, phần da quanh hậu môn bị nứt. 

Đối với bệnh nứt hậu môn, biểu hiện điển hình là đau nhức vùng hậu môn khi đi đại tiện phân cứng, đau rát và ngứa hậu môn thậm chí đau nhức thường xuyên thì ở bệnh trĩ biểu hiện rõ nhất là chảy máu, lồi búi trĩ.  Khi các khối trĩ sưng tấy và viêm mới mang lại cảm giác khó chịu, đau, vướng víu.

Bệnh nứt hậu môn khác bệnh trĩ như thế nào?

Ở bệnh nứt hậu môn, da bị rách có thể tự phân hủy, da ở các búi trĩ thì không

Các khối phì đại u nhú ở hậu môn chỉ liên quan đến nứt hậu môn, không liên quan đến bệnh trĩ.

Bệnh nứt hậu môn sẽ xuất hiện nứt kẽ, thấy có lỗ hẹp, còn ở trĩ sẽ thấy rõ các búi trĩ lồi ra ngoài.

Cách điều trị bệnh nứt hậu môn 

Khi xác định đúng bệnh nứt hậu môn, không phải bệnh trĩ thì sẽ có phương pháp điều trị bệnh nứt hậu môn đúng cách, hiệu quả. 

Bệnh nứt hậu môn phần lớn không cần thực hiện can thiệp phẫu thuật. Khi tình trạng nứt hậu môn ở giai đoạn cấp tính, người bệnh chỉ cần được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước để giảm áp lực ở hậu môn khi đi đại tiện. 

Căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc đặt tại hậu môn để giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh có thể ngâm hậu môn trong nước ấm sạch từ 15-30 phút nhiều lần trong ngày, nhất là khi đi đại tiện xong để làm dịu và bớt cơn đau thắt hậu môn, làm lành vết thương nứt hậu môn nhanh hơn.

Còn đối với bệnh nhân ở giai đoạn mạn tính, thường được các bác sĩ chỉ định điều trị bằng nội khoa lâu dài, nếu không có tiến triển sẽ tiến hành phẫu thuật, chấm dứt bệnh hiệu quả.

Mặc dù có thể điều trị được nhưng người bệnh không nên chủ quan vì vết nứt hậu môn thường dễ tái phát, người bệnh phải biết cách duy trì, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bằng ăn nhiều chất xơ, dễ tiêu hóa để tránh tình trạng táo bón, phân rắn. Bị táo bón, phân rắn dễ gây ra các chấn thương khác tại hậu môn. 

Khi người bệnh có các triệu chứng của bệnh nứt hậu môn như trên cần đi khám ngay để điều trị đúng bệnh, chớ nhầm lẫn với bệnh trĩ. Việc xác định và điều trị đúng bệnh mới mang lại hiệu quả.

XEM THÊM:

            ➤ Những bệnh lý thường gặp về hậu môn trực tràng

            ➤ 4 môn thể thao hỗ trợ "tối đa" người bệnh trĩ không nên bỏ qua

Để đặt lịch tư vấn, thăm khám và điều trị với các chuyên gia Hậu môn - trực tràng của BVĐK Phương Đông trên 30 năm kinh nghiệm, Quý khách vui lòng liên hệ 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
9,437

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám