Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiêng ăn gì? Nên ăn gì?

Nguyễn Phương Thảo

21-10-2024

goole news
16

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vậy, chế độ ăn uống có vai trò như thế nào trong việc cải thiện tình trạng bệnh? Những loại thực phẩm nào nên ăn và cần tránh để giảm các triệu chứng khó thở, ho và khò khè? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm câu trả lời.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiêng ăn gì?

Một phần của việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD bao gồm thay đổi lối sống như bỏ hút thuốc, chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh hơn. Sau đây là một số loại thực phẩm nên kiêng dành cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Đồ dầu mỡ, chiên rán

Thực phẩm chiên rán không phù hợp với người bị bệnh COPD 

Thực phẩm chiên rán không phù hợp với người bị bệnh COPD

Tiêu thụ các thực phẩm chiên rán, dầu mỡ đều sẽ khiến cho quá trình tiêu hoá và phân huỷ chất béo mất nhiều thời gian và năng lượng, gây cảm giác đầy hơi khó chịu cho người bệnh. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy khó thở vì cơ hoành (cơ ngăn cách giữa lồng ngực và ổ bụng) bị đau, xuất hiện khí dư thừa do dịch tiêu hoá tạo ra. 

Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này cũng dễ dẫn đến tình trạng dễ tăng cân. Lượng mỡ thừa sẽ tích tụ ở vùng bụng, gây áp lực lên cơ hoành, tạo lên sức ép cho sự nở rộng của phổi.

Một số thực phẩm bạn cần lưu ý chẳng hạn như: Bơ, mỡ lợn, dầu thực vật hydrat hóa, bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên,...

Đồ uống có ga, có cồn 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiêng ăn gì? Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tuyệt đối không được sử dụng các loại đồ uống có ga hay có cồn. Chúng thường có chất bảo quản nhân tạo, chất tạo ngọt và màu hoá học. Những chất này đều không tốt cho sức khỏe. 

Bên cạnh đó, đường hay caffeine có thể có trong những đồ uống này và không có giá trị cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân. Tốt nhất là người bệnh nên uống nước lọc tinh khiết để đảm bảo giữ đủ nước cho cơ thể khi thực hiện các hoạt động trao đổi chất. Do đó, người mắc bệnh COPD nên tránh đồ uống soda, coca cola, nước tăng lực và các loại tương đương khác. 

Ăn mặn 

Kiểm soát lượng muối trong mỗi bữa ăn

Kiểm soát lượng muối trong mỗi bữa ăn 

Muối là một thành phần cần thiết cho cơ thể để duy trì sự cân bằng của natri lành mạnh. Tuy nhiên, khi tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến tình trạng giữ nước trong cơ thể (hay còn gọi là phù nề). 

Việc giảm làm hàm lượng muối trong thực phẩm sẽ giúp giảm lượng giữ nước, không gây hại cho phổi quá mức. Mỗi bữa ăn nhẹ không nên chứa quá 300mg natri, toàn bộ bữa ăn không nên quá 600mg natri.

Sản phẩm từ sữa 

Sữa thường được gọi là thực phẩm hoàn chỉnh bởi chúng có tất cả các vitamin và canxi để cung cấp cho cơ thể. Thật không may khi casomorphin là sản phẩm của quá trình phân huỷ tiêu hoá sữa. Đây là một chất hoá học làm tăng chất nhầy sản xuất trong ruột. Do đó, sẽ tăng tình trạng tạo nhiều đờm hơn. 

Nhiều đờm sẽ khiến cho bệnh nhân ho và thở khò khè, vì thế không nên uống một cốc sữa ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ. Các loại thực phẩm khác có thể gây ra vấn đề như kem, sữa chua, phô mai, bơ, …thay vào đó bệnh nhân có thể sử dụng bằng sữa đậu nành hoặc hạnh nhân.

Một số loại rau, đậu và trái cây 

Các loại trái cây hạt cứng như mơ, đào, dưa có thể gây đầy hơi ở một số người do lượng carbohydrate bị lên men trong đường tiêu hoá. Điều này có thể gây nên các vấn đề về hô hấp ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 

Lưu ý một số loại rau và đậu như cải bắp, súp lơ, ngô, tỏi tây, đậu lăng, hành,...bởi chúng có thể tạo ra khí, đầy hơi khi ăn. Tuy nhiên, nếu nhận thấy không có vấn đề gì khi ăn, bạn vẫn có thể dùng chúng như bình thường. 

Thịt nguội, thực phẩm sinh hơi 

Thịt nguội không dành cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Thịt nguội không dành cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiêng ăn gì? Thịt chế biến có chất bảo quản gọi là nitrat giúp kéo dài thời gian sử dụng. Chúng không phải là một sự lựa chọn lành mạnh cho bất kỳ ai, đặc biệt là bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính. Khi ăn với số lượng lớn, tình trạng phổi sẽ trở nên tồi tệ hơn. Có thể kể đến như thịt xông khói, giăm bông, xúc xích và các loại thịt nguội khác. 

Xem thêm:

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì?

Theo một nghiên cứu, chế độ ăn keto (nhiều chất béo, ít carbohydrate, và lượng protein vừa phải) có thể giúp giảm thiểu lượng khí carbonic và áp lực CO2 trong không khí. So với những người áp dụng chế độ ăn lành mạnh tập trung vào rau củ, quả và các loại hạt nguyên cám, người ăn theo chế độ keto tạo ra lượng CO2 ít hơn, góp phần giảm tác động lên môi trường. 

Thực phẩm giàu carbohydrate hỗn hợp 

Carbohydrate hỗn hợp là những carbohydrate có cấu trúc phân tử phức tạp. Chúng được tiêu hóa và hấp thụ chậm hơn, do đó giúp cung cấp năng lượng ổn định và duy trì lượng đường trong máu ổn định hơn. Carbohydrate hỗn hợp thường giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Một số thực phẩm giàu carbohydrate hỗn hợp như: ngũ cốc nguyên hạt, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, khoai lang, cà rốt, trái cây giàu chất xơ ( táo, lê, chuối, dâu tây), rau có màu xanh sẫm (cải bó xôi, súp lơ), sắn, ngô,...

Các loại hạt giàu carbohydrate hỗn hợp

Các loại hạt giàu carbohydrate hỗn hợp

Nếu một người bị phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) muốn tăng cân, việc ăn nhiều loại carbohydrate phức hợp cùng với các nguồn chất béo và protein lành mạnh có thể giúp ích. Đổi lại, với những người cần giảm cân, việc thay thế các nguồn carbohydrate tinh chế bằng carbohydrate phức hợp, protein và chất béo lành mạnh sẽ là sự lựa chọn phù hợp..

Thực phẩm giàu protein 

Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) cần chế độ dinh dưỡng giàu protein để duy trì sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ hệ miễn dịch, và giúp cơ thể đối phó với các triệu chứng của bệnh. Chẳng hạn như thịt gà không da, thịt nạc, hải sản tươi, trứng, sản phẩm từ sữa ít béo,... 

Các loại sữa bổ sung như Ensure hoặc Boost chứa lượng lớn protein và calo, phù hợp với những bệnh nhân cần tăng cường dinh dưỡng nhưng không ăn uống đủ qua bữa ăn thông thường.

Việc duy trì chế độ ăn uống cân bằng với lượng protein phù hợp sẽ giúp người bị COPD cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục.

Thực phẩm giàu Kali

Kali là một khoáng chất quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng điện giải giúp tăng cường chức năng cơ và duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể, từ đó hỗ trợ bệnh nhân COPD trong việc hô hấp tốt hơn và tăng cường sức khỏe tổng thể. Bạn có thể bổ sung một số thực phẩm giàu kali phù hợp cho người bị COPD như chuối, khoai tây, cam và nước cam, bơ, dưa hấu, cá hồi,... 

Rau sạch và trái cây tươi 

Bổ sung rau xanh và trái cây tươi cho người đang bị bệnh

Bổ sung rau xanh và trái cây tươi cho người đang bị bệnh 

Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) cần chú trọng đến chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt là nên ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin C, A và chất chống oxy hóa để tăng cường sức khỏe phổi và giảm viêm nhiễm. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng kết hợp với việc tránh các thực phẩm gây khó tiêu hoặc đầy hơi sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân COPD. Chẳng hạn như: cà rốt, ớt chuông, cải bắp, cà chua, cam, chanh, bưởi, chuối, các loại quả mọng như nho. 

Các chất béo có lợi 

Chất béo là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống, các nguồn chất béo lành mạnh có thể giúp giảm viêm, hỗ trợ chức năng phổi và cải thiện chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, còn góp phần giúp bệnh nhân COPD kiểm soát bệnh tốt hơn và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến hệ hô hấp. Dưới đây là các loại chất béo có lợi phù hợp cho người bị COPD: 

  • Axit béo omega-3 (có trong cá ngừ, các trích, cá thu, cá hồi, dầu hạt lanh, hạt óc chó) 
  • Chất béo không bão hòa đơn (Monounsaturated Fats): Dầu ô liu, dầu bơ, dầu hạt cải, bơ, các loại hạt như hạnh nhân, quả hồ đào, và hạt điều.
  • Chất béo không bão hòa đa (Polyunsaturated Fats): Dầu thực vật (như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu mè), hạt chia, hạt lanh và các loại cá béo.
  • Dầu dừa (sử dụng với liều lượng vừa phải)

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng gì tới bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính 

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease). Một chế độ ăn uống hợp lý, giàu dưỡng chất, giàu chất chống oxy hóa và protein cùng với việc kiểm soát cân nặng và tránh các thực phẩm gây hại sẽ giúp bệnh nhân COPD quản lý tốt hơn tình trạng bệnh của mình. Việc tư vấn với chuyên gia dinh dưỡng là điều cần thiết để đảm bảo bệnh nhân có chế độ ăn phù hợp và hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi

Tăng cường chức năng hô hấp

Bệnh nhân COPD thường tiêu hao năng lượng nhiều hơn để duy trì chức năng hô hấp do phổi phải làm việc nhiều hơn bình thường để đảm bảo cung cấp đủ oxy. Vì vậy, bệnh nhân cần tăng lượng calo tiêu thụ để bù đắp năng lượng bị mất. 

Protein đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và tái tạo cơ bắp, bao gồm cả cơ hô hấp. Một chế độ ăn giàu protein, cân bằng giữa chất béo và carbohydrate giúp cơ hoành và các cơ khác hoạt động tốt hơn, giảm lượng CO2 mà cơ thể tạo ra, giúp bệnh nhân COPD thở dễ dàng hơn.

Giảm viêm nhiễm và cải thiện hệ miễn dịch

Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, beta-carotene (trong rau quả như cam, bưởi, dâu tây, cà rốt) có thể giúp giảm viêm ở đường hô hấp, bảo vệ phổi khỏi tác động của các gốc tự do và tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giúp bệnh nhân chống lại các đợt nhiễm trùng hô hấp. 

Bên cạnh đó, axit béo Omega-3 (trong cá hồi, hạt chia, hạt lanh) có khả năng chống viêm, có thể giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm tại phổi và cải thiện triệu chứng COPD.

Duy trì cân nặng lý tưởng

Một số bệnh nhân COPD, đặc biệt ở giai đoạn nặng, có thể bị sụt cân nghiêm trọng, hệ miễn dịch suy yếu, giảm khối lượng cơ bắp (bao gồm cơ hô hấp), khiến bệnh nhân khó thở hơn và dễ bị nhiễm trùng. Do đó, duy trì cân nặng lý tưởng thông qua việc ăn uống đầy đủ và cân đối rất quan trọng.

Ngược lại, thừa cân cũng có thể gây áp lực lên phổi, làm bệnh nhân khó thở hơn và tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý khác như bệnh tim mạch. Điều này đòi hỏi bệnh nhân phải kiểm soát chế độ ăn uống sao cho hợp lý, tránh tình trạng tăng cân quá mức.

Cung cấp đủ nước

Uống đủ nước giúp làm loãng chất nhầy trong phổi, giúp bệnh nhân COPD dễ dàng khạc đờm ra ngoài, cải thiện chức năng hô hấp. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có bệnh lý tim mạch kèm theo, lượng nước tiêu thụ cần được kiểm soát để tránh quá tải tuần hoàn.

Chế độ ăn dạng nhỏ và thường xuyên

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn bữa lớn có thể giúp bệnh nhân COPD không bị đầy bụng và khó thở do dạ dày bị chèn ép lên phổi.

Ăn chậm, nhai kỹ giúp tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa việc hít phải không khí khi ăn, giúp giảm bớt tình trạng chướng bụng và khó thở.

Quý khách cần hỗ trợ có thể đặt lịch tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc vui lòng liên hệ hotline 19001806 của Phương Đông.

Kết luận 

Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin cho câu hỏi “bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiêng ăn gì?”. Có thể thấy chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh COPD. Bằng cách lựa chọn những thực phẩm phù hợp và hạn chế các loại thực phẩm gây hại, người bệnh có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng, tăng cường sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, chế độ ăn chỉ là một phần trong quá trình điều trị COPD. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có một kế hoạch điều trị toàn diện.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
275

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám