Bệnh quai bị cần kiêng gì để nhanh khỏi và không để lại di chứng

Lê Thảo

05-08-2022

goole news
16

Quai bị là bệnh phổ biến tại nước ta, có khả năng lây lan cao. Bệnh tuy lành tính nhưng lại có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cũng nên kiêng khem cho đúng để góp nhanh khỏi và ngăn ngừa biến chứng.

Mức độ nguy hiểm của bệnh quai bị

Quai bị là bệnh truyền nhiễm có biểu hiện đặc trưng là sưng các tuyến nước bọt. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 - 14 tuổi, cũng có thể gặp ở nhóm trẻ lớn hơn, thành niên hoặc người lớn tuổi, tuy nhiên tỷ lệ thấp hơn. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là vi rút Paramyxovirus, chúng khiến người bệnh bị viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ.

Bản chất quai bị là bệnh lành tính nhưng khi điều trị muộn hoặc sai cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hại như:

  • Viêm tinh hoàn: nam giới khi gặp biến chứng này sẽ có hiện tượng tinh hoàn sưng to gấp 2-3 lần so với bình thường, vùng bìu đau, dày mào tinh bất thường, cơ thể mệt mỏi và sốt cao. Có khoảng 0.5% nam giới gặp biến chứng này sẽ bị teo tinh hoàn khiến số lượng và chất lượng tinh trùng giảm sút, tăng nguy cơ bị vô sinh.

Quai bị có thể biến chứng gây vô sinhQuai bị có thể biến chứng gây vô sinh

  • Viêm buồng trứng: chiếm khoảng 7% số nữ giới mắc bệnh với các dấu hiệu như sốt, đau 1 bên hố chậu, bất thường về lượng, màu sắc và mùi của khí hư. Bệnh có thể tiến triển gây dính buồng trứng, viêm buồng trứng mãn tính, u nang ống dẫn trứng, u nang buồng trứng, tắc vòi trứng,... ảnh hưởng chức năng sinh sản.
  • Viêm não: virus quai bị sau khi tấn công vào có thể có thể tấn công lên hệ thần kinh trung ương từ đó làm gia tăng nguy cơ bệnh viêm não và viêm màng não.
  • Mất thính lực vĩnh viễn: đây là biến chứng hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra với tỷ lệ 2/10.000 ca nên không được chủ quan. Biến chứng này dễ xảy ra ở giai đoạn bệnh khởi phát vì virus khiến ốc tai bị tổn thương. Lúc này người bệnh sẽ bị điếc và không có khả năng khôi phục nên cuộc sống về sau bị ảnh hưởng rất nhiều.
  • Ngoài ra, quai bị còn có thể gây biến chứng viêm đường hô hấp, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp,...

Bệnh quai bị kiêng gì để nhanh khỏi

Với những mối nguy hiểm kể trên của bệnh, chắc hẳn chúng ta sẽ rất quan tâm đến việc điều trị dứt điểm bệnh. Bên cạnh việc điều trị thì người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ quá trình hồi phục bệnh. Vậy bệnh quai bị cần kiêng gì?

1. Kiêng đồ chua cay, đồ tanh

Bị quai bị kiêng gì? TOP những thực phẩm mà người bệnh không nên ăn đó là đồ chua cay, việc sử dụng quá nhiều chúng trong thời gian mắc bệnh sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, thời gian điều trị kéo dài. Việc thưởng thức các món ăn này khiến tuyến nước bọt hoạt động nhiều hơn, tiết ra nhiều nước bọt hơn. Trong khi đó, tuyến nước bọt của bạn đang bị viêm và sưng, việc hoạt động mạnh sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Người bệnh cần tránh xa đồ cay, chua và tanhNgười bệnh cần tránh xa đồ cay, chua và tanh

Hải sản là đồ tanh khiến bụng khó tiêu dẫn đến ít hấp thu chất dinh dưỡng, làm người bệnh nóng trong, cơ thể càng mệt mỏi. Hậu quả là người bệnh thấy đau nhức nhiều, bệnh thì lâu khỏi.

2. Kiêng thịt gà

Kiêng gì khi bị quai bị? Các bác sĩ khuyên người bệnh không nên ăn thịt gà trong thời gian lên quai bị. Tuy đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ sức khỏe nhưng trong một số trường hợp, nó sẽ khiến bạn đầy bụng và khó tiêu. Điều này không hề tốt cho người bệnh bởi lúc này họ đang rất mệt, nếu bị đầy hơi, khó tiêu thì cơ thể sẽ lại càng mệt mỏi và uể oải hơn.

Kiêng ăn thịt gà khi lên quai bịKiêng ăn thịt gà khi lên quai bị

Đặc biệt, nguyên nhân chính mà các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên kiêng thịt gà là do món này khá dai, chúng sẽ ảnh hưởng đến tuyến nước bọt đang sưng viêm khi bạn gắng nhau hoặc gỡ miếng thịt.

3. Đồ nếp

Bị quai bị cần kiêng gì? Khi đang bị bệnh quai bị, tốt nhất bạn không nên ăn các món ăn làm từ đồ nếp như xôi, bánh chưng, bánh trôi,... những món ăn này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, chỗ sưng viêm sẽ sưng to hơn và người bệnh sẽ mất thêm nhiều thời gian để trị khỏi.

4. Không nên hoạt động mạnh

Khi bị quai bị, người bệnh nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể nhanh chóng hồi phục, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh. Đã có những trường hợp biến chứng quai bị gây sưng đau tinh hoàn ở nam giới do vận động mạnh. Nếu không được điều trị kịp thời thì nguy cơ vô sinh là rất lớn. Đây là câu trả lời cho vấn đề bệnh quai bị phải kiêng gì? 

5. Kiêng ra ngoài trời gió

Kiêng ra gió để bệnh nhanh khỏ và hạn chế biến chứngKiêng ra gió để bệnh nhanh khỏ và hạn chế biến chứng

Bị quai bị phải kiêng những gì? Bên cạnh việc kiêng một số loại đồ ăn và vận động mạnh thì người bệnh cũng chú ý không đi ra gió để tránh tình trạng bệnh diễn biến phức tạp hơn. Nguyên nhân là bởi, thời gian mắc bệnh, cơ thể yếu và hệ miễn dịch hoạt động kém, chúng không đủ sức để chống chọi với các tác nhân gây bệnh. Gió lạnh sẽ nhân điều kiện này để tấn công và gây ra nhiều bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh quai bị có thể lây nhiễm cho mọi người xung quanh qua tuyến nước bọt. Nếu bạn đi ra ngoài và tiếp xúc với nhiều người thì nguy cơ lân lan bệnh là cực kỳ cao.

6. Không tự ý dùng thuốc

Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà mà nên đến cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên môn để theo dõi và điều trị, đề phòng biến chứng có thể xảy ra. Bệnh quai bị hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu dựa trên nguyên tắc hạn chế vận động, an thân và chăm sóc bệnh nhân, điều trị chống viêm tinh hoàn/buồng trứng, viêm màng não - viêm não, viêm tụy.

Trong trường hợp có bội nhiễm do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh. Với thể bệnh nặng có thể cho dùng Globulin miễn dịch kết hợp.

Bệnh nhân quai bị nên ăn gì?

Có thể nói rằng, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh quai bị. Vì thế, người bệnh nên tập trung vào việc xây dựng thực đơn phù hợp với mình. Những món ăn được khuyến khích người bệnh nên thực hiện trong chế độ ăn hàng ngày như sau:

1. Lựa chọn những thức ăn dạng lỏng

Ăn đồ ăn dạng lỏng để dễ tiêu hóa khi bị bệnhĂn đồ ăn dạng lỏng để dễ tiêu hóa khi bị bệnh

Bị quai bị nên ăn gì? Quai bị khiến người bệnh sốt cao, cơ thể mệt mỏi, uể oải và đau, sưng ở tuyến nước bọt nên dễ rơi vào tình trạng chán ăn, ăn uống kém. Do đó, hãy chuẩn bị cho người bệnh những thức ăn dạng lỏng mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Một số thức ăn nên lựa chọn như gạo tẻ, ngó sen, canh trứng,... để cơ thể dễ hấp thu chất dinh dưỡng.

Lời khuyên dành cho người bệnh đó là ăn nhiều và chia thành nhiều bữa trong ngày. Hệ tiêu hóa trong thời gian này cũng khá nhạy cảm nên cần chú ý điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp, hạn chế nhai mạnh để tránh bị đau. Trường hợp dấu hiệu bệnh thuyên giảm thì bạn cũng không nên chuyển sang ăn thực phẩm cứng mà vẫn nên duy trì chế độ ăn uống cũ để không ảnh hưởng hệ tiêu hóa.

2. Ăn món ăn được chế biến từ đậu

Những món ăn từ đậu chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, do đó mà nó được xem như bài thuốc giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Đặc biệt, đậu xanh giúp tăng sức đề kháng với bệnh nhân quai bị.

Đậu xanh rất tốt cho người bị quai bịĐậu xanh rất tốt cho người bị quai bị

Bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng đó là khi bị quai bị, dùng lượng đậu xanh và đậu tương ngang nhau mang đi nấu nhừ để ăn mỗi ngày. Hoặc bạn có thể hầm nhừ đậu xanh nguyên vỏ rồi thêm rau cải, ăn trong vòng 3-5 ngày liên tiếp sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

3. Bổ sung những món ăn từ rau xanh

Rau xanh chứa hàm lượng Vitamin A lớn nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trong khi đó, hệ tiêu hóa của người mắc bệnh quai bị ảnh hưởng rất nhiều nên việc bổ sung thêm rau xanh là một trong những điều rất cần thiết. Cùng với đó là bổ sung các loại hoa quả có lợi cho sức khỏe.

Người bệnh cũng có thể dùng khổ qua (mướp đắng) để chế biến thành những món ăn dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Ăn nhiều rau xanh khi bị bệnh để tăng sức đề khángĂn nhiều rau xanh khi bị bệnh để tăng sức đề kháng

4. Uống nhiều nước

Người bệnh thường có triệu chứng sốt và mất nước, do đó cần uống nhiều nước và chất điện giải để bù nước, cơ thể cân bằng. Người bệnh không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, tốt nhất là dùng nước lọc thông thường hoặc nước ấm (có thể giúp giảm cơ đau).

Bệnh quai bị có được tắm và gội đầu không

Với băn khoăn bệnh quai bị có được tắm không, bị quai bị có được gội đầu không, TS.BS Nguyễn Kiên Cường - Nguyên bác sĩ của Viện Y học dự phòng Quân đội, Khoa Y học dự phòng chia sẻ, bệnh nhân quai bị có thể tắm, gội bình thường, không cần kiêng cữ theo quan niệm của người xưa. 

Việc tắm, gội sẽ giúp gột bỏ bụi bẩn, làm sạch cơ thể từ đó ngăn ngừa virus, vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên, cầm tắm gội trong thời gian ngắn, tắm nhanh và tuyệt đối không tắm gội bằng nước lạnh, không ngâm trong bồn quá lâu.

Quai bị vẫn có thể tắm gội bằng nước ấmQuai bị vẫn có thể tắm gội bằng nước ấm

Một số dấu hiệu khi bệnh quai bị trở nặng cần lưu ý

Bệnh quai bị khi trở nặng sẽ có triệu chứng đặc trưng, người bệnh nên lắng nghe cơ thể để sớm phát hiện bất thường và đi viện ngay. 

  • Tinh hoàn sưng đau, to bất thường
  • Đau nhức đầu nghiêm trọng, cứng cổ
  • Với nữ giới thì khí hư có màu sắc và mùi bất thường
  • Nghe kém…

Bài viết vừa giải đáp thắc mắc “quai bị nên kiêng gì để nhanh khỏi và không để lại di chứng”. Mong rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp mọi người chăm sóc sức khỏe tốt hơn để sớm bình phục. Nếu có nhu cầu khám sức khỏe, liên hệ ngay tới BVĐK Phương Đông theo Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ sớm nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,520

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS

LÊ THỊ HẰNG NGA

Khoa Khám Bệnh
19001806 Đặt lịch khám