Bệnh sởi ở trẻ em: Những dấu hiệu sớm, biến chứng và cách chăm sóc tại nhà

Nguyễn Thu Hà

18-02-2021

goole news
16

Bệnh sởi ở trẻ em là một trong những vấn đề khiến phụ huynh lo lắng. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus, có thể lây từ người mắc bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp. Nhận biết sớm dấu hiệu, hiểu biết về biến chứng và nắm chắc các phương pháp chăm sóc người bệnh là cách giúp trẻ nhanh khỏi và phòng tránh biến chứng.

Bệnh sởi lây truyền như thế nào?

Bệnh sởi ở trẻ em là bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp thông qua dịch tiết mũi họng của nhiễm bệnh theo đường nói chuyện, ho hay hắt hơi. 

Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân, tuy nhiên trong vài năm gần đây, bệnh sởi xảy ra quanh năm. Chính vì thế căn bệnh dễ lây lan tại các địa điểm đông người như trường học, nhà trẻ, các khu vực dân cư đông đúc và có thể trở thành dịch.

Trẻ nhỏ là đối tượng có miễn dịch kém nên có nguy cơ cao mắc bệnh sởi, đồng thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Thống kê cho thấy năm 2014 tại nước ta ghi nhận khoảng 8500 ca mắc sởi, trong đó có khoảng 114 trẻ em bị tử vong. 

Đáng lưu ý là căn bệnh này hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cách chữa vẫn tập trung cải thiện triệu chứng, chế độ ăn và vệ sinh cá nhân. Căn bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao. Tỷ lệ lây nhiễm là khoảng 90% với những người có tiếp xúc trực tiếp và chưa được tiêm phòng. 

Bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết bệnh sởi lây qua đường hô hấp. Siêu vi sởi có ở cổ họng hay mũi người bệnh. Họ có thể lây bệnh cho khoảng 4 người khác trước khi các vết ban đỏ xuất hiện.

Bệnh sởi ở trẻ em lây nhiễm trực tiếp khi người bệnh ho hoặc hắt hơi

Bệnh sởi ở trẻ em lây nhiễm trực tiếp khi người bệnh ho hoặc hắt hơi

Bệnh sởi ở trẻ em có thể lây trực tiếp khi người bệnh ho, nói chuyện hay hắt hơi, các giọt bắn có chứa siêu vi sẽ truyền qua không khí. Người khỏe mạnh hít trực tiếp các giọt bắn này hoặc chạm tay vào chúng ở các bề mặt sau đó đưa lên mắt mũi miệng và bị lây bệnh. 

Khi siêu vi sởi đã vào cơ thể của người bệnh thì thường mọc ở những tế bào đằng sau phổi và cổ họng và lan khắp hệ hô hấp, da cũng như cơ thể của bệnh nhân. 

Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em như thế nào là vấn đề nhiều cha mẹ thắc mắc. Theo bác sĩ chuyên khoa, bệnh sởi ở trẻ nhỏ có thời gian ủ bệnh từ 7 tới 21 ngày, mức trung bình là khoảng 10 ngày. Sau thời gian ủ bệnh, các triệu chứng phổ biến nhất là sốt, viêm long đường hô hấp trên, phát ban và viêm kết mạc. Thậm chí bệnh nặng có thể dẫn tới các biểu hiện viêm phổi, viêm tai giữa, viêm giác mạc, tiêu chảy. 

Các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em có thể diễn biến qua từng giai đoạn như sau. 

  • Ở giai đoạn khởi phát (kéo dài 2 - 4 ngày): Trẻ có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên, sốt cao, viêm kết mạc, một vài trường hợp xuất hiện viêm thanh quản cấp, có thể xuất hiện hạt Koplik phía trong miệng ngang hàm trên.
  • Ở giai đoạn toàn phát (kéo dài 2 - 5 ngày): Sau thời gian bị sốt từ 3 tới 4 ngày trẻ sẽ xuất hiện các ban hồng rát sẩn từ sau tai, trán xuống tới ngực lưng, đùi hay bàn chân. 
  • Ở giai đoạn hồi phục: Trong giai đoạn này biểu hiện bệnh sởi ở trẻ em là các nốt ban nhạt sẽ chuyển sang màu xám, bong vảy và để lại vết thâm,...

Tổng hợp các hình ảnh về dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ em

Các biến chứng của bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi ở trẻ em nếu không được nhận biết sớm và có phương pháp xử trí, điều trị phù hợp sẽ gây ra nhiều biến chứng hết sức nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Trong đó các biến chứng thường gặp ở bệnh sởi bao gồm:

  • Biến chứng về tiêu hóa: Trẻ em mắc sởi không được điều trị sớm, kịp thời có thể dẫn tới viêm niêm mạc miệng, gây bội nhiễm vi khuẩn, hoại tử niêm mạc miệng, hơi thở có mùi hôi. Thậm chí bé có thể bị viêm ruột với biểu hiện tiêu chảy.
  • Gây ra tình trạng suy dinh dưỡng hậu sởi. 
  • Biến chứng về mắt: Bệnh sởi ở trẻ em nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng ở mắt, làm loét giác mạc. Thậm chí bệnh có thể gây di chứng mù vĩnh viễn ở trẻ.

Bệnh sởi ở trẻ em nếu không được điều trị có thể gây biến chứng viêm màng não nguy hiểm

Bệnh sởi ở trẻ em nếu không được điều trị có thể gây biến chứng viêm màng não nguy hiểm

  • Viêm não, viêm màng não: Đây là biến chứng xảy ra tại hệ thần kinh trung ương, có thể để lại rất nhiều di chứng nặng nề, thậm chí dẫn tới tử vong. 
  • Viêm phổi nặng: Hình thành khi trẻ bị bội nhiễm các loại vi khuẩn và đồng thời xuất hiện các biến chứng sau hoặc trong thời điểm phát ban. Các dấu hiệu trẻ bị viêm phổi nặng là tình trạng sốt cao, chụp X-Quang có hình ảnh nốt mờ hai trường phổi, xét nghiệm thấy tỷ lệ bạch cầu trong máu tăng cao. 

Cách phân biệt sởi và sốt phát ban

Thực tế có nhiều phụ huynh không biết cách phân biệt giữa sởi và sốt phát ban dẫn tới việc chăm sóc các bé chưa đúng cách. Trong khi sốt phát ban khá lành tính thì sởi lại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Theo bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, 2 căn bệnh có những đặc điểm giống nhau ở thời điểm ủ bệnh như: Người bệnh xuất hiện sốt nhẹ hoặc cao từ 38 tới 39 độ C, biểu hiện đau đầu, đau mỏi cơ bắp, trẻ chán ăn, bỏ bú, mệt mỏi, lừ đừ, tiêu chảy hoặc nôn ói. 

Tuy vậy bệnh sởi ở trẻ em cũng có một số dấu hiệu khác so với sốt phát ban, cha mẹ cần nắm rõ vấn đề này để có phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp. Thông thường sởi sẽ diễn tiến qua 4 giai đoạn cụ thể là : Ủ bệnh, khởi phát, phát ban sởi và phục hồi. Trong đó các ban sởi sẽ có dấu hiệu đặc trưng và nổi bật là:

Các ban sởi thường ở dạng sần

Các ban sởi thường ở dạng sần

  • Ban sởi thường bắt đầu ở vùng tai sau đó lan đến mặt, xuống ngực, bụng, nổi toàn thân. 
  • Các nốt ban thường ở dạng sần và nổi gồ lên trên bề mặt. 
  • Đôi khi các nốt ban sẽ gây ngứa ngáy và khó chịu và sau khi lặn còn để lại vết thâm. 
  • Bệnh sởi ở trẻ em không chỉ gây nổi ban mà còn đi kèm với hiện tượng ho, chảy nước mũi và đỏ mắt.

Sốt phát ban thông thường sẽ xuất hiện các biểu hiện điển hình như sau:

  • Các nốt ban thường sáng và đỏ, mịn, rất ít khi sần sùi ở trên bề mặt da. 
  • Nốt ban nổi đồng loạt khắp cơ thể người mắc và sau khi lặn sẽ không để lại vết thâm hoặc sẹo. 

Hướng dẫn chăm sóc và theo dõi trẻ bị sởi tại nhà

Bệnh sởi ở trẻ em nếu được chăm sóc và theo dõi đúng cách và thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ hạn chế các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi phát hiện trẻ mắc sởi, cha mẹ cần:

  • Cách ly trẻ với các bé chưa mắc bệnh. 

Khi bé sốt trên 38.5 độ cần cho uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ

Khi bé sốt trên 38.5 độ cần cho uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ

  • Cho bé uống thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38.5 độ C theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 
  • Cha mẹ hoặc người chăm sóc bé cần rửa sạch tay và đeo khẩu trang mỗi lần tiếp xúc với bé.
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, đảm bảo thông thoáng và sạch sẽ,
  • Nhỏ mắt bằng dung dịch nước muối 0.9% mỗi ngày 3 lần. 
  • Nên cho bé bú nhiều cữ hơn với các bé đang bú mẹ, đồng thời có chế độ ăn uống phù hợp với các trẻ trên 6 tháng tuổi. 
  • Hãy chế biến và cho trẻ ăn các món ăn mềm, dễ tiêu và chia thành nhiều bữa nhỏ. 
  • Không sử dụng các thực phẩm hoặc gia vị gây khó tiêu, không kiêng khem quá mức trong chế độ ăn, tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của bé. 

Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế?

Bệnh sởi ở trẻ em khi nào cần đưa bé tới các cơ sở y tế là thắc mắc chung của rất nhiều người. Quá trình chăm sóc tại nhà, cha mẹ cần theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên và đưa bé tới bệnh viện ngay nếu như có các biểu hiện sau đây:

  • Bé sốt cao liên tục kèm theo khó thở hoặc ho nhiều. 
  • Trẻ bị tiêu chảy gây mất nước.
  • Trẻ đã hết ban sởi nhưng vẫn sốt. 
  • Bé có các dấu hiệu biến chứng ở tiêu hóa, mắt, tai hoặc phổi, 

Cách phòng bệnh sởi ở trẻ

Để phòng bệnh sởi ở trẻ em, Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông khuyến nghị nên đưa bé đi tiêm chủng đầy đủ để phòng ngừa. Để phòng bệnh sởi ở trẻ em nên cho bé tiêm vắc xin phòng đầu tiên khi đạt từ 12 đến 15 tháng tuổi. Liều thứ 2 được khuyến cáo tiêm khi bé được từ 4 đến 6 tháng tuổi. Bên cạnh đó cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trường hợp bé không được tiêm chủng vào thời điểm khuyến nghị nói trên, em bé sẽ cần phải tiêm hai liều vắc xin cách nhau bốn tuần. 
  • Khi cho các bé đi du lịch nước ngoài ở độ tuổi từ 6 tới 11 tháng cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm vắc xin sớm hơn dự kiến. 

Trung tâm tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được nhiều phụ huynh lựa chọn

Trung tâm tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được nhiều phụ huynh lựa chọn

Ngoài ra cha mẹ cần lựa chọn cơ sở tiêm vắc xin uy tín, an toàn và chất lượng. Hiện nay, trung tâm tiêm chủng của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn. Toàn bộ các vắc xin sử dụng đều đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đầy đủ. Quy trình bảo quản và sử dụng đảm bảo đúng theo quy định của Bộ y tế.

Bên cạnh đó trẻ sẽ được khám sàng lọc kỹ lưỡng trước khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào. Toàn bộ các bé tiêm phòng tại đây đều được theo dõi sức khỏe 30 phút trước khi về nhà. 

Bệnh sởi ở trẻ em nếu không được theo dõi và có phương hướng điều trị có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh lý ở bé cần đưa bé tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Liên hệ tới số hotline 19001806 để được hỗ trợ hoặc đặt lịch tiêm chủng. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

3,406

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám