Bệnh tay chân miệng ở người lớn không thể xem thường

Thu Hiền

23-12-2023

goole news
16

Bệnh tay chân miệng ở người lớn vẫn có thể xảy ra nếu như hệ miễn dịch của người bệnh chưa đủ mạnh để chống lại được virus gây bệnh. Bệnh tay chân miệng xảy ra ở người lớn thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu, chính vì thế nếu người bệnh tiếp xúc gần trẻ nhỏ thì đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc phải căn bệnh này. 

Vậy nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng ở người lớn là gì? Bệnh tay chân miệng với người lớn có biến chứng như thế nào? Hãy cùng Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông tìm hiểu ngay nhé.

Bệnh tay chân miệng ở người lớn như thế nào?

Rất nhiều người băn khoăn bệnh tay chân miệng có lây cho người lớn không. Thực tế, chân tay miệng là tình trạng nhiễm virus cấp tính. Theo đó, con đường để lây lan chủ yếu đó là thông qua đường thở hoặc đường tiêu hóa. Đặc biệt là khi các bạn tiếp xúc trực tiếp với nước bọt cũng như dịch tiết mũi họng cùng nốt phỏng bị vỡ của người đang mắc bệnh này. 

Căn bệnh tay chân miệng ở người lớn

Căn bệnh tay chân miệng ở người lớn

Bệnh chủ yếu thường xảy ra đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Thế nhưng, người lớn cũng không nên chủ quan, bởi chỉ có tiếp xúc với người bệnh khi sức đề kháng cơ thể yếu,  bạn vẫn có thể mắc phải căn bệnh này.  Đặc biệt, những người đang chăm sóc trực tiếp cho trẻ nhỏ mắc tay chân miệng, nếu hệ miễn dịch không đủ tốt sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh. 

Phụ nữ đang mang thai nếu mắc phải căn bệnh này sẽ xảy ra các biến chứng khá nặng nề như: Gia tăng nguy cơ bị sảy thai, thai chết lưu hoặc xảy ra tình trạng nhiễm trùng trong quá trình mang bầu,...

Dấu hiệu chính gây ra bệnh tay chân miệng ở người lớn

Trong thời gian đầu, bệnh tay chân miệng ở người lớn sẽ không xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng. Bởi vậy, người mắc bệnh thường sẽ bị nhầm lẫn so với những căn bệnh khác. 

Thời gian đầu mắc bệnh

Sau thời điểm từ 3 - 6 ngày mắc bệnh, người bệnh sẽ có cảm giác sốt nhẹ cùng với đau rát tại cổ họng. Đặc biệt, các bạn sẽ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng. Bệnh nhân sẽ dễ mắc các bệnh liên quan tới đường ruột, luôn cảm thấy khó chịu và bồn chồn. Tuy vậy, các dấu hiệu trong giai đoạn đầu này thường rất dễ bị bỏ qua bởi khá giống với những biểu hiện mệt mỏi khi làm việc căng thẳng hay quá sức.

Thời gian ủ bệnh

Tay chân miệng ở người lớn thường sẽ ủ trong 3 - 6 ngày. Sau vài ngày những mụn nước nhỏ sẽ xuất hiện và lan dần trong miệng, khu vực bàn tay, chân, đùi, mông. Thời gian này kích thước mụn thường khá nhỏ tương đương với hạt đậu. Nhiều người khi thấy các nốt mụn trong miệng thì thường cho rằng đây là tình trạng nhiệt miệng nên không điều trị kịp thời, khiến cho bệnh càng ngày càng trở nặng. 

Bệnh thường đi kèm với các triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt, uể oảiBệnh thường đi kèm với các triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt, uể oải

Thời gian bệnh phát triển

Khi bệnh tay chân miệng người lớn trở nặng, ngoài các nốt mụn bạn cũng nhận thấy những dấu hiệu từ sốt nhẹ, tới sốt cao lên đến 39 độ. Theo đó, các nốt mụn này sẽ liên tục kéo dài dai dẳng trong nhiều ngày liên tiếp, rất khó để có thể hạ sốt. Hơn thế nữa, bệnh nhân cũng thường mắc nôn ói, sốt trong nhiều ngày, run rẩy tay chân. Sức khỏe vì thế cũng sụt giảm nghiêm trọng, tình trạng suy hô hấp cũng có thể xảy ra. 

Những dấu hiệu đặc thù này vô cùng nguy hiểm. Ngay khi phát hiện các bạn nên tới các bệnh viện để có thể kịp thời được thăm khám cũng như hướng dẫn điều trị hiệu quả. Qua đó, tránh gặp phải những biến chứng đáng tiếc. 

Nguyên nhân chính gây bệnh tay chân miệng ở người lớn

Sau khi biết được triệu chứng tay chân miệng ở người lớn các bạn cần nắm bắt một số các nguyên nhân gây bệnh để có thể chủ động hơn trước khi điều trị. Chân tay miệng là một căn bệnh chủ yếu được lây lan qua đường tiêu hóa. 

Bệnh do hai chủng virus coxsackievirus A16, enterovirus 71 gây ra. Đây chính là 2 loại virus thường gặp nhất. Trong đó, enterovirus 71 vô cùng nguy hiểm. Bởi loại virus này không những gây bệnh mà còn có thể làm cho cơ thể dễ đối mặt với các biến chứng nặng nề khác như: Viêm não, viêm màng não, hay cơ tim gặp tổn thương. 

Chỉ cần bạn có tiếp xúc với người bệnh thông qua các cuộc trò chuyện gặp gỡ với khoảng cách nhất định cũng đã có nguy cơ lây bệnh. Chỉ cần người bệnh ho, hoặc hắt hơi hay chạm vào dịch tiết từ các nốt phồng rộp của bệnh nhân cũng sẽ khiến cho virus phát tán lây nhiễm cho người khác. 

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Sau khi tìm hiểu người lớn có bị tay chân miệng không các bạn cần xác định rõ cụ thể từng trường hợp để biết khi nào cần tới gặp bác sĩ kịp thời. Qua đó, tránh gây nguy hiểm tới tính mạng. 

Thông thường, bệnh ở người lớn sẽ tự động khỏi trong vòng 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, bệnh nhân cần ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi và thư giãn. Trong một số những trường hợp nhất định, bạn nên sử dụng thuốc hạ sốt hay giảm đau theo đúng như liều lượng trong hướng dẫn sử dụng của các bác sĩ. 

Thời điểm nên thăm khám bác sĩ nếu nhận thấy những dấu hiệu nặng như:

  • Sốt cao trong thời gian dài liên tục. 
  • Liên tục nôn ói và tiêu chảy. 
  • Di chuyển không vững. 
  • Khó thở, ngủ lịm,...

Lúc này cần tới bệnh viện ngay lập tức để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm tới hệ thần kinh. Dù là trẻ em hay người lớn đều có nguy cơ phải đối mặt với tử vong. Bởi vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm người bệnh cần được thăm khám ngay lập tức.  

Bệnh tay chân miệng ở người lớn vẫn có biến chứng nặng nề Bệnh tay chân miệng ở người lớn vẫn có biến chứng nặng nề 

Biến chứng nguy hiểm của tay chân miệng ở người lớn

Tay chân miệng có lây cho người lớn không? Bệnh có gây ra các biến chứng hay không? Thực tế, theo các chuyên gia y khoa mặc dù bệnh rất hiếm gặp nhưng có thể gây ra các biến chứng vô cùng nặng nề cho người mắc bệnh. Những biến chứng này có thể ảnh hưởng, liên quan tới:

Hệ thần kinh

Chân tay miệng nếu không có những giải pháp chăm sóc, xử lý đúng cách có thể gây ra các biến chứng liên quan tới thần kinh vô cùng nghiêm trọng như: Viên não, viêm não tủy, viêm thân não. Những vấn đề này có thể được nhận biết thông qua một số những biểu hiện cụ thể như: Hôn mê sâu, co giật, ngủ gà, co giật, bứt rứt,...

Hệ tim mạch, hô hấp

Một số những người bệnh còn đối mặt với các vấn đề liên quan tới biến chứng về hô hấp, tim mạch, viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim hay trụy tim mạch. Đây là các biến chứng có thể dẫn tới tử vong rất lớn. 

Để nhận biết kịp thời tình trạng này bạn cần chú ý tới các dấu hiệu như: Mạch nhanh, chi lạnh, vã mồ hôi, tím tái hay khó thở. Các biến chứng thường chuyển biến xấu nhanh, cần đưa tới cơ sở y tế nơi gần nhất để được cứu chữa kịp thời. 

Có thể nói, những biến chứng bệnh tay chân miệng ở người lớn vô cùng nguy hiểm. Điều này có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Bởi vậy, để ngăn chặn cũng như phòng ngừa hiệu quả, các bạn cần có cách thức xử trí, chăm sóc đúng cách ngay từ thời điểm phát hiện. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần chú ý theo dõi để điều trị bệnh sớm cũng như phát hiện được những dấu hiệu bất thường khác của sức khỏe. 

Nguyên tắc điều trị bệnh chân tay miệng ở người lớn

Chân tay miệng ở dù ở người lớn hay trẻ nhỏ đều hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Để điều trị hiệu quả các bạn cần tuân thủ theo đúng các nguyên tắc sau:

Hạ sốt

Ngay khi phát hiện thấy dấu hiệu sốt > 38 độ C cần thực hiện hạ sốt với Paracetamol 500mg khoảng 1 - 2 viên/lần. Nếu như cơn sốt không có dấu hiệu thuyên giảm có thể sử dụng dụng thuốc từ cách từ 4 - 6h/lần. Tuy nhiên, cần chú ý không dùng quá 4g/ngày. 

Giảm ngứa 

Những nốt phát ban có dạng phỏng nước khi mắc bệnh tay chân miệng ở người lớn thường gây ngứa nhiều hơn trẻ em. Bởi vậy, các bạn có thể sử dụng kem chống ngứa như calamine. Hoặc cũng có thể dùng một số các loại thuốc chống dị ứng để giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy này. 

Tuy nhiên, trong một số các trường hợp nốt phỏng nước gây ngứa cũng có thể do một số các dấu hiệu bệnh lý khác. Nếu không điều trị đúng cách có thể gây nhiễm trùng trên da. Vì thế, cách thức tốt nhất bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế gần nhất để có thể xác định được một cách chính xác bệnh để có được hướng điều trị sao cho hợp lý nhất. 

Chăm sóc các vết phát ban

Những vết loét chân tay miệng ở người lớn sẽ gây cảm giác đau đớn, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đời sống của người bệnh. 

Lúc này, một cách điều trị bệnh tay chân miệng ở người lớn, hỗ trợ chăm sóc tối ưu đó là sát khuẩn vết thương mỗi ngày. Phương thức này vừa có thể ngăn được tình trạng loét của virus. Hơn thế nữa, vừa có thể phòng ngừa được tình trạng bị bội nhiễm gây ra tình trạng tổn thương nghiêm trọng. 

Chú ý vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩnChú ý vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn

Cách thức để phòng tránh tay chân miệng ở người lớn

Nước ta vốn nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đây cũng là điều kiện thời tiết phù hợp nhất để bệnh có thể xảy ra quanh năm. Đặc biệt vào thời điểm mùa mưa, bệnh có thể bùng phát nhanh thành dịch. Bởi vậy, các bạn nên chủ động thực hiện những cách thức để phòng tránh bệnh tối ưu:

  • Giữ tay chân sạch sẽ, rửa tay sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng sát khuẩn. Nếu như không có xà phòng rửa tay, các bạn cũng có thể dùng gel rửa tay để loại bỏ vi khuẩn tối ưu. 
  • Luôn đảm bảo việc vệ sinh cá nhân được sạch sẽ. Quần áo nên được phơi khô trước khi tiến hành cất. Đồng thời, nên hạn chế chạm vào bề mặt của các vật dụng công cộng sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh. 
  • Bệnh chân tay miệng có tốc độ lây lan rất nhanh chóng. Bởi vậy, nếu như mắc bệnh các bạn nên chủ động ý thức hạn chế tiếp xúc với mọi người. Đặc biệt là trẻ nhỏ chính là đối tượng dễ có thể lây bệnh nhất. 
  • Chú trọng tăng cường bổ sung dinh dưỡng thông qua các thực phẩm tốt cho đề kháng để phòng tránh bệnh hiệu quả. 
  • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để có một cơ thể luôn khỏe mạnh, có sức đề kháng trước các virus gây bệnh. 

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề khángThường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng

Bệnh tay chân miệng ở người lớn mặc dù không quá phổ biến như ở trẻ nhỏ nhưng khi mắc bệnh các biến chứng sẽ nặng hơn. Vì thế, các bạn cần đặc biệt chú ý tới hoạt động chăm sóc bản thân để đảm bảo sức khỏe tối ưu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh này bạn đừng quên thường xuyên truy cập vào website benhvienphuongdong.vn nhé!

Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,264

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám