Bệnh thấp tim: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Bích Ngọc

15-01-2025

goole news
16

Bệnh thấp tim là tình trạng viêm mạn tính, đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh van tim. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể gây suy tim mạn tính, thậm chí tử vong. Vì sao lại mắc bệnh thấp tim? Triệu chứng có bệnh như thế nào? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu qua bài viết sau. 

Bệnh thấp tim là gì?

Thấp tim là tình trạng viêm có tính chất toàn thân (liên quan đến miễn dịch) xảy ra sau một hoặc nhiều đợt viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A gây ra. Bệnh có những biểu hiện như: Viêm đa khớp, viêm tim, hạt dưới da, ban đỏ vòng,... 

Bệnh thấp tim là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh về tim mạch. Nếu không được can thiệp điều trị có thể gây ra những biến chứng đe dọa đến tính mạng như: Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim, suy tim và đột quỵ. 

Thấp tim là tình trạng viêm do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A gây raThấp tim là tình trạng viêm do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A gây ra

Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim

Nguyên nhân gây bệnh hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác, có một số nhà khoa học chứng minh rằng bệnh thấp tim do nhiễm khuẩn streptococcus ở họng và đường hô hấp trên. Sau khi viêm họng, bệnh sốt thấp sẽ diễn ra trong 2 tuần, đây là thời gian mà kháng nguyên của vi khuẩn có thể hình thành kháng thể chống lại nhiễm khuẩn. 

Khi mắc bệnh thấp tim, liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A không trực tiếp gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Các nhà khoa học đã thống nhất về cơ chế gây bệnh là sự trùng hợp rủi ro giữa protein trên liên cầu khuẩn với protein của một số cấu trúc trong cơ thể người như cấu trúc van tim, khớp, hệ thần kinh,... Nếu bị nhiễm liên cầu khuẩn, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể để chống vi khuẩn nhưng tấn công nhầm và gây ra các biểu hiện của thấp tim. 

Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh thấp tim

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh thấp khớp thường xảy ra sau 2-3 tuần khi mắc viêm họng do liên cầu khuẩn và các biểu hiện lâm sàng phổ biến khác do viêm tim thấp khớp và viêm khớp. 

Các dấu hiệu thường gặp của bệnh thấp tim gồm: 

  • Viêm khớp: Thường gặp ở hầu hết các trường hợp, người bệnh bị viêm đau ở các khớp như gối, khuỷu tay, cổ tay, cổ chân,... Các khớp bị viêm thường sưng, đau, nóng. Thời gian viêm mỗi khớp thường trong khoảng vài ngày và thường tự khỏi hoặc khỏi nhanh nếu dùng thuốc kháng viêm. 
  • Viêm tim: Chiếm khoảng 40-91% các triệu chứng và kết hợp siêu âm tim. Tùy thuộc vào vị trí tổn thương mà có những triệu chứng khác nhau. 
  • Viêm cơ tim diễn tiến người bệnh có thể có những triệu chứng suy tim mệt, khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh,...
  • Viêm màng ngoài tim: Người bệnh xuất hiện tình trạng đau ngực, khi khám sẽ có tiếng cọ màng ngoài tim. 
  • Tổn thương trên van tim: Siêu âm tim giúp phát hiện tổn thương van nhạy và đặc hiệu hơn khi nghe tim. 
  • Múa vờn: Người bệnh có biểu hiện vung tay vung chân trong vô thức. Thường xuất hiện trễ hơn sau viêm khớp và viêm tim, thường 6-8 tuần sau nhiễm liên cầu khuẩn. Tình trạng này kéo dài khoảng 1 tuần đến 2 năm nhưng thường khoảng 8-15 tuần.
  • Sang thương dưới da: Người bệnh có thể xuất hiện ban hồng hình vòng trên da nổi dưới da, đặc biệt quanh khớp, thường tồn tại khoảng vài ngày đến vài tuần.

Viêm khớp là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnhViêm khớp là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh

Xem thêm:

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán bệnh thấp tim thường dựa vào các đặc điểm khác nhau, cụ thể như: 

Các tiêu chuẩn chính

  • Viêm đa khớp
  • Viêm tim
  • Hồng ban: Đây là một dấu hiệu cho thấy sự biến đổi tổ chức dưới da. 
  • Múa vờn: Rối loạn chức năng thần kinh khiến vận động không tự chủ. 
  • Cục Meynet dưới da
  • Sang thương hồng ban dưới da.
  • Sang thương nốt dưới da. 

Các tiêu chuẩn phụ

  • Sốt
  • Điện tâm đồ (ECG) ghi lại hoạt động của tim và thấy tình trạng tim bị viêm hoặc chức năng tim kém. 
  • Có tiền sử mắc viêm khớp liên cầu. 
  • Tốc độ lắng máu tăng
  • Bạch cầu tăng
  • Phát hiện các bất thường về tim khi siêu âm.

Bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng điện tâm đồ giúp phát hiện tình trạng bất thườngBác sĩ chẩn đoán bệnh bằng điện tâm đồ giúp phát hiện tình trạng bất thường

Phương pháp điều trị bệnh thấp tim

Mục tiêu điều trị bệnh

Trong quá trình điều trị bệnh thấp tim, các chuyên gia y tế đặt ra các mục tiêu như sau: 

  • Giảm nhẹ triệu chứng cấp và nguy hiểm của người bệnh như viêm khớp và viêm tim. 
  • Tiêu diệt hoàn toàn và phòng ngừa khả năng tái nhiễm vi khuẩn liên cầu vùng hầu họng và đường hô hấp của người bệnh. 
  • Tiêu diệt hoàn toàn và phòng ngừa tái nhiễm vi khuẩn liên cầu ở vùng hầu, họng và đường hô hấp. 
  • Phòng ngừa và điều trị bệnh thấp tim theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Ngoài ra, bác sĩ tiến hành kiểm tra họng và xét nghiệm nhanh phết họng để xác định vi khuẩn streptococcus với người tiếp xúc với bệnh nhân. Nếu dương tính, họ cần điều trị để ngăn ngừa lây lan và tái nhiễm bệnh. 

Những mục tiêu này giúp xây dựng một phương pháp điều trị toàn diện bệnh thấp tim và đảm bảo ngăn ngừa tái phát cho người bệnh. 

Các loại thuốc sử dụng trong điều trị bệnh thấp tim

Một số loại thuốc được bác sĩ sử dụng trong điều trị bệnh thấp tim, bao gồm: 

  • Thuốc kháng sinh: Gồm penicillin, macrolid và cephalosporin I hoặc II. 
  • Thuốc chống viêm khớp: Gồm aspirin, ibuprofen hoặc naproxen, các loại thuốc này thường sử dụng đến khi không còn các triệu chứng lâm sàng và được giảm liều khi phản ứng viêm bình thường trở lại. 
  • Một số thuốc chuyên biệt dùng để chữa viêm tim gồm: NSAIDs, corticoid và IVIG.
  • Điều trị các tổn thương não - thần kinh: Khi người bệnh có rối loạn hành vi, ngôn ngữ cần được nghỉ ngơi và sử dụng carbamazepine. Nếu không đáp ứng và diễn tiến nặng có thể sử dụng thêm corticoid hoặc IVIG. 

Bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc trong điều trị bệnh thấp timBác sĩ chỉ định sử dụng thuốc trong điều trị bệnh thấp tim

Theo dõi khi điều trị bệnh 

Trong quá trình điều trị bệnh, cần theo dõi thường xuyên tốc độ lắng hồng cầu (ESR) và protein C phản ứng (CRP) sao cho CRP > ESR/ Phải làm xét nghiệm CRP 2 lần/tuần đến khi các triệu chứng lâm sàng ổn định. Sau đó tiếp tục kiểm tra mỗi 1-2 tuần đến khi bệnh nhân bình thường.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thấp tim

Bệnh thấp tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

Biện pháp phòng ngừa bệnh thấp tim

Đến nay, bệnh thấp tim vẫn là một bệnh lý tim mạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, cần chú ý giữ ấm, vệ sinh răng miệng để hạn chế các bệnh về răng, viêm họng. Ngoài ra, việc phát hiện sớm các tổn thương cũng rất quan trọng trong điều trị bệnh và giảm tối đa biến chứng nguy hiểm. 

Với người được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch cần theo dõi và thăm khám định kỳ bằng siêu âm tim để đánh giá mức độ tổn thương và lập kế hoạch can thiệp, điều trị khi cần thiết.

Mặc dù bệnh thấp tim khá nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa bằng thực hiện lối sống lành mạnh và sinh hoạt điều độ như:  

  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh nhà ở và môi trường sôngs xung quanh. 
  • Chú ý vệ sinh cơ thể và vùng mũi họng sạch sẽ. 
  • Giữ ấm vùng cổ, ngực và mũi họng trong mùa đông. 
  • Chế độ dinh dưỡng đủ chất để nâng cao sức đề kháng, nếu bị viêm họng hoặc viêm amidan cần được điều trị triệt để. 
  • Tuân thủ chế độ tiêm phòng tái phát thấp tim cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ vì bệnh dễ tái phát nhiều lần và để lại di chứng ngày càng nặng. 
  • Khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời
  • Nên khám định kỳ thường xuyên để có thể phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. 

Vệ sinh cơ thể và vùng mũi họng sạch sẽ và thường xuyên để tránh tình trạng nhiễm khuẩnVệ sinh cơ thể và vùng mũi họng sạch sẽ và thường xuyên để tránh tình trạng nhiễm khuẩn

Bệnh thấp tim là một bệnh lý về tim mạch có liên quan đến liên cầu beta tan huyết nhóm A. Khi mắc bệnh, người bệnh có nhiều triệu chứng khác nhau như: Mệt mỏi, khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh, viêm khớp, xuất hiện nút ban hồng, múa vờn,... Thấp tim cần được chẩn đoán và điều trị sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh thấp tim. Nếu xuất hiện những dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị. 

Nếu Quý khách có nhu cầu thăm khám và điều trị các bệnh lý về Tim mạch có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được nhân viên hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

14

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám