Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?
Bệnh viêm da tiếp xúc được chia làm 2 loại như sau:
Viêm da tiếp xúc dị ứng:
Là tình trạng phản ứng dị ứng khi da tiếp xúc với các dị nguyên. Với những người không có cơ địa dị ứng, các dị nguyên này gần như vô hại. Hầu hết các tác nhân từ môi trường đều có thể là yếu tố gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng. Trong đó, thường gặp nhất là niken, nước hoa, cao su, chất nhuộm tóc hay chất khử mùi,...
Viêm da tiếp xúc kích ứng:
Là tình trạng xảy ra khi da bị tổn thương bởi cọ xát, hay tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố trong môi trường. Chẳng hạn như nước lạnh, hoá chất (axitt, kiềm) hoặc các chất tẩy rửa. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp đã bị viêm da tiếp xúc kích ứng tại lòng bàn tay do phải đụng chạm với hóa chất nhiều như thợ làm tóc, làm nail. Với đối tượng trẻ nhỏ, bệnh lý này thường khởi phát do việc mặc tã lót.
Viêm da tiếp xúc là phản ứng xảy ra khi da tiếp xúc với chất gây dị ứng, kích ứng
Ngoài ra, còn có một dạng viêm da tiếp xúc ít phổ biến hơn có tên gọi là viêm da tiếp xúc ánh sáng. Đây là tình trạng phát ban hình thành khi người bệnh đã sử dụng một số sản phẩm. Chẳng hạn như kem chống nắng trên da và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây. Như vậy, khi có tác động của ánh sáng/ánh nắng mặt trời da mới bị kích ứng hoặc dị ứng.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu da tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc dị ứng.
Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể để có thể chống lại các dị nguyên gây dị ứng/kích ứng.
Mỗi loại viêm da tiếp xúc sẽ có các nguyên nhân khởi phát khác nhau. Cụ thể:
Nguyên nhân viêm da tiếp xúc dị ứng
Viêm da dị ứng tiếp xúc xảy ra khi da đụng chạm với chất gây dị ứng. Điều này khiến cơ thể tiết ra hàng loạt các hóa chất gây viêm dẫn đến kích ứng, ngứa rát trên da. Các nguyên nhân khởi phát loại viêm da này gồm:
- Thực vật có độc. Chẳng hạn như cây thường xuân độc, cây sơn độc.
- Các thuốc được ứng dụng trong ngành công nghiệm nail, làm tóc.
- Kim loại Niken có trong các loại đồ trang sức và khóa thắt lưng.
- Da, và các hóa chất được sử dụng trong quá trình xử lý da động vật để tăng độ bền.
- Latex cao su.
- Một số loại hoa quả có múi, như cam, quýt (đặc biệt là phần vỏ).
- Chất tạo mùi có trong xà phòng, dầu gội, dầu xả; kem dưỡng da, nước hoa và mỹ phẩm.
- Một vài loại thuốc được sử dụng để bôi lên da.
Chất tạo mùi có trong xà phòng, dầu gội, dầu xả kem dưỡng da có thể gây viêm da dị ứng tiếp xúc
Nguyên nhân viêm da tiếp xúc kích ứng
Viêm da tiếp xúc kích ứng là loại viêm da tiếp xúc phổ biến nhất. Thường xảy ra khi da tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng. Các chất kích ứng khi bám lên da sẽ lấy đi lớp dầu trên bề mặt da và gây ra phản ứng dị ứng. Bởi vậy, nếu vật kích ứng ở lại trên da càng lâu thì phản ứng dị ứng sẽ càng nghiêm trọng.
Các tác nhân có thể khởi phát tình trạng viêm da này thường bao gồm:
- Aixt (thường có trong các cục pin).
- Một số loại hóa chất tẩy rửa, thông cống.
- Nước tiểu, nước bọt hoặc bất cứ chất dịch cơ thể nào khác.
- Một số loại thực vật, trong đó có cây trạng nguyên.
- Nước sơn.
- Sơn vecni.
- Nước tẩy móng tay.
- Xà phòng hoặc một chất tẩy rửa mạnh nào đó.
- Nhựa, epoxy hoặc chất dẻo.
Dấu hiệu, triệu chứng viêm da tiếp xúc
Các triệu chứng của bệnh dễ nhận biết bao gồm:
- Da khô quá mức dẫn đến tình trạng nứt nẻ, bong tróc và có vảy.
- Da nổi mề đay, mẩn ngứa vô cùng khó chịu.
- Da ửng đỏ, thậm chí có hiện tượng rỉ nước.
- Da bị sạm đen hoặc có sần sùi bất thường.
- Ngứa ngáy toàn thân.
- Da trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Phồng rộp, bỏng rát bề mặt da.
Các triệu chứng này có thể xảy ra ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Kể cả da mặt, mí mắt, tay hay chân,… Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, vùng da rộng sẽ bị ảnh hưởng kèm theo hiện tượng sưng tấy.
Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm da tiếp xúc
Hầu hết các trường hợp viêm da tiếp xúc đều không gây nguy hiểm tới sức khỏe cũng như tính mạng. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng ít khi tiến triển thành bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, bệnh cũng có thể gây ra 2 hệ lụy như sau:
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là biến chứng phổ biến nhất của bệnh viêm da tiếp xúc. Tình trạng này thường xảy ra khi da bị tổn thương nặng do người bệnh gãi hoặc phát ban. Gây ra vết thương hở và tạo điều kiện do vi khuẩn gây hại xâm nhập. Các triệu chứng nhiễm trùng bao gồm da ửng đỏ, chảy mủ, đóng vảy và sưng tấy gây đau đớn.
- Tăng sắc tố da: Đây chính là tình trạng sạm da hoặc hay da bị đổi màu sau phản ứng viêm. Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi bệnh viêm da tiếp xúc đã lành hẳn. Có thể cải thiện sau một thời gian hoặc tồn tại vĩnh viễn.
Phương pháp chẩn đoán viêm da tiếp xúc
Các nhà khoa học đã phát hiện ra tới 3.700 nguyên nhân có thể khởi phát tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng ở người. Vì vậy, để điều trị dứt điểm bệnh lý này. Bác sĩ cần chẩn đoán chính căn nguyên gây bệnh bằng những biện pháp sau:
- Hỏi và thăm khám lâm sàng: Giúp nắm rõ được tiền sử mắc bệnh, các triệu chứng trên da mà người bệnh gặp phải trong thời gian gây.
- Kiểm tra phản ứng dị ứng: Bác sĩ kiểm tra mức độ dị ứng của da thông qua việc cho da tiếp xúc với một lượng nhỏ chất có thể gây kích ứng. Và theo dõi hiện tượng phát ban trong khoảng 1 - 2 ngày. Nếu như da có phản ứng dị ứng thì đây sẽ trở thành căn cứ quan trọng giúp xác định nguyên nhân và xây dựng phác đồ điều trị bệnh thích hợp. Sau khi cách ly với nguyên nhân gây bệnh và nhận thấy triệu chứng có cải thiện thì càng giúp kết quả chẩn đoán chính xác hơn.
- Đối với trường hợp viêm da tiếp xúc do côn trùng: việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng. Cụ thể là bệnh có xuất hiện đột ngột không, các tổn thương trên da là những dát đỏ có bọng nước, phân bố thành dải, vết. Tình trạng này thường gặp ở vị trí da hở; khiến người bệnh có giác rát bỏng, ngứa, đau tại chỗ tiếp xúc với côn trùng.
Chẩn đoán viêm da tiếp xúc không thể bỏ qua khâu thăm hỏi và khám lâm sàng
Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc
Việc kết hợp điều trị bằng thuốc và các biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp tình trạng viêm da tiếp xúc được khắc phục triệt để, ngăn chặn hình thành biến chứng nhiễm trùng hoặc tăng sắc tố da.
Chăm sóc, điều trị tại nhà
Nếu như các triệu chứng viêm da tiếp xúc không quá nghiêm trọng. Bác sĩ thường yêu cầu người bệnh tự chăm sóc, điều trị tại nhà bằng một số phương pháp sau:
Chườm mát:
Việc đắp một miếng vải ẩm, mát lên vùng da bị ảnh hưởng có thể khắc phục tình trạng viêm và ngứa. Ngoài ra, nếu bạn ngâm miếng vải trong muối hoặc dung dịch nhôm axetat trước khi chườm lên da còn có thể giúp giảm cơn đau nhanh chóng.
Làm sạch da:
Nếu da có tiếp xúc với chất gây kích ứng, bạn hãy rửa sạch da ngay lập tức. Còn trong trường hợp chưa nắm rõ nguyên nhân phát ban da. Việc tắm dưới vòi hoa sen cũng sẽ giúp giảm triệu chứng này.
Bôi kem dưỡng ẩm:
Người bệnh nên dùng loại kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng. Không có mùi thơm và cũng không gây kích ứng để có thể làm dịu da và ngăn ngừa tình trạng viêm da tiếp xúc. Ngoài ra, sản phẩm này còn giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da. Nhờ đó mà da khỏe hơn, ít bị ảnh hưởng bởi các chất kích ứng như nhiệt độ quá cao hoặc quá lạnh.
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo dân gian giúp giảm triệu chứng viêm da tiếp xúc như sau:
Dầu dừa:
Dầu dừa là loại dầu có nguồn gốc tự nhiên có tác dụng hạn chế sự phát của các loại vi khuẩn có hại cho da. Đồng thời hỗ trợ dưỡng ẩm. Tuy nhiên, đôi khi dầu dừa có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Do đó, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng.
Dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng viêm da tiếp xúc nhanh, an toàn, hiệu quả
Sử dụng vitamin E:
Thoa vitamin E tại vùng da bị tổn thương giúp giảm ngứa và chống viêm hiệu quả.
Chú ý: Người bệnh tuyệt đối không được gãi ngứa, mặc quần áo chật, cọ sát khiến cho vùng da bị tổn thương khó lành hơn.
Điều trị bằng thuốc
Viêm da tiếp xúc dùng thuốc gì là thắc mắc của cá nhiều người bệnh. Thuốc tân dược được áp dụng để điều trị bệnh này thường được bác sĩ chỉ định. Khi các triệu chứng diễn biến nghiêm trọng đồng thời không đáp ứng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Thuốc bao gồm thuốc thoa ngoài da và thuốc kê đơn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các loại thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc được sử dụng phổ biến hiện nay gồm:
Thuốc mỡ không kê đơn (OTC):
Gồm: Aveeno, Lanacane, Gold Bond, Cortizone-10 và Calamine Lotion. Các thuốc này cũng được gọi là các loại kem chống ngứa. Có chứa thành phần tự nhiên như lô hội hoặc hoa calendula. Những nguyên liệu được sử dụng đều có tác dụng chống viêm. Làm dịu cơn ngứa đồng thời kiểm soát các triệu chứng viêm da hiệu quả.
Thuốc kháng histamine:
Là thuốc dùng bằng đường uống và không cần kê đơn. Chẳng hạn như Benadryl, Zyrtec. Tác dụng của thuốc là hỗ trợ điều trị các triệu chứng dị ứng đồng thời chữa lành vết thương do viêm da dị ứng tiếp xúc. Những người bị dị ứng nhẹ tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc chữa dị ứng theo toa để có thể phòng ngừa các đợt dị ứng trong tương lai.
Thuốc mỡ corticosteroid:
Các thuốc mỡ corticosteroid thường được sử dụng phổ biến là Celestone, Medrol hoặc Kenalog. Với bệnh viêm da này, chúng có thể được sử dụng với liều thấp nhằm giảm viêm và điều trị triệu chứng. Trong trường hợp bệnh gây ra các biểu hiện nghiêm trọng; bác sĩ thường sử dụng thuốc mỡ corticosteroid loại mạnh hơn (có theo toa). Tuy nhiên, người bệnh chỉ được sử dụng loại thuốc này trong thời gian ngắn. Và giảm dần liều dùng trước khi ngừng hẳn để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc mỡ tacrolimus:
Là loại thuốc thường được chỉ định để điều trị các triệu chứng trên da. Như nổi mẩn đỏ, đóng vảy và ngứa da. Tacrolimucó thể được áp dụng kết hợp hoặc thay thế hoàn toàn loại thuốc mỡ corticosteroid.
Kem pimecrolimus:
Thuốc này được sử dụng để điều trị bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Với các dấu hiệu điển hình là ngứa da, đỏ da hoặc nổi mụn nước trên da.
Bôi thuốc kháng sinh:
Người bệnh chỉ được sử dụng thuốc kháng sinh khi có hiện tượng nhiễm trùng da.
Viêm da tiếp xúc chủ yếu được điều trị bằng các loại thuốc bôi dạng mỡ
Ngoài ra, trong các trường hợp bệnh chuyển biến nghiêm trọng. Bác sĩ có thể kê đơn thêm các loại thuốc đường uống sau:
- Thuốc corticosteroid: Thuốc này dùng theo đường uống có tác dụng giảm viêm.
- Thuốc kháng hitsmaine: Giúp chống ngứa.
- Kháng sinh đường uống: Điều trị tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn gay ra.
Chú ý:
- Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc nên được người bệnh sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần theo dõi các tác dụng phụ liên quan để sớm có biện pháp khắc phục. Trong đó, phổ biến nhất là tình trạng nhiễm trùng nang lông, nóng rát da, nổi mụn, mẩn đỏ hoặc bong tróc da ngay tại vị trí bôi thuốc. Các tác dụng phụ ít gặp có thể là sốt, đau cơ, ho và các triệu chứng khác tương tự như bệnh cúm.
Vật lý trị liệu
Ngoài việc dùng thuốc thì các phương pháp vật lý trị liệu cũng có thể được áp dụng để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh này, chẳng hạn như:
- Sử dụng máy xông hơi, sục rửa,... giúp thuốc bôi thẩm thấu nhanh vào da để đạt hiệu quả cao hơn.
- Sử dụng máy chiếu tia laser khắc phục các tổn thương ngoài da như sẹo,vết sần…
Phòng tránh nguy cơ mắc viêm da tiếp xúc
Cách tốt nhất để phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm da này là xác định và tránh xa các tác nhân dễ gây kích ứng. Tiếp đó, nếu không may tiếp xúc với chúng thì người bệnh nên rửa sạch da. Nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các phản ứng trên da.
Trong trường hợp không thể xác định được nguyên nhân gây kích ứng. Các chuyên gia, bác sĩ khuyên bạn thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như sau:
- Chỉ sử dụng các loại kem dưỡng da, chất tẩy rửa hay bột giặt không có mùi thơm và chất tạo màu.
- Mặc quần áo bảo hộ khi phải tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng.
- Sử dụng kem bảo vệ da, kem chống nắng để giữ da luôn ẩm và chắc khỏe.
- Kiểm tra phản ứng dị ứng trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm mới nào lên da.
- Tắm rửa sạch sẽ cho các vật nuôi trong nhà. Bởi đôi khi các chất gây dị ứng cũng có thể xuất phát từ đối tượng này.
Để phòng ngừa viêm da tiếp xúc, người bệnh cần tránh xa các chất dễ gây dị ứng, kích ứng
Khám và điều trị viêm da tiếp xúc ở đâu?
Hầu hết các trường hợp viêm da tiếp xúc đều có thể tự khỏi trong 3 tuần. Nếu như người bệnh tránh được các tác nhân gây kích ứng và thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp. Tuy nhiên, khi gặp một số triệu chứng sau, bạn bắt buộc phải tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, can thiệp y tế:
- Tình trạng phát ban đang lan rộng hoặc ngày càng trở nên nghiêm trọng.
- Phát ban da gây cảm giác khó chịu, cản trở đáng kể tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
- Khu vực da bị tổn thương có dấu hiệu sưng, đau hoặc chảy máu.
- Da bị nhiễm trùng với các dấu hiệu nhận biết là mẩn đỏ, nóng, sưng tấy, chảy mủ trên da và đặc biệt là kèm theo triệu chứng sốt.
Khám da liễu tại BVĐK Phương Đông
Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, người bệnh sẽ được thăm khám trực tiếp bởi Thầy thuốc ưu tú, bác sỹ chuyên khoa II Ngô Xuân Nguyệt - Trưởng khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội. Đây là người sở hữu bề dày kinh nghiệm hơn 37 năm công tác, điều trị thành công hàng nghìn ca bệnh da liễu từ đơn giản đến phức tạp, khôi phục lại sự tự tin và hạnh phúc cho hàng nghìn bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh viện còn sở hữu nhiều y, bác sĩ giỏi khác có nhiều thành tích trong điều trị các bệnh về da liễu.
Ngoài ra, khi điều trị viêm da tiếp xúc tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm:
- Bệnh viện Phương Đông - cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng ca
- Mô hình Bệnh viện - Khách sạn hiện đại với đầy đủ tiện nghi.
- Hệ thống máy móc hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến, được nhập khẩu từ các quốc gia hàng đầu về thiết bị y tế như Mỹ, Đức, Nhật, Hàn...
- Quy trình khép kín, khoa học, hạn chế nhiễm khuẩn và lây nhiễm chéo.
- Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
- Đặt lịch hẹn đơn giản, dễ dàng qua hotline 1900 1806.
Viêm da tiếp xúc dù không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Nếu thấy các triệu chứng bệnh kéo dài và ngày càng trở nên nghiêm trọng, bạn cần tới bệnh viện để can thiệp y tế càng sớm càng tốt để tránh gây biến chứng.