Phân loại viêm da cơ địa và phương pháp điều trị
Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu khá phổ biến ở Việt Nam. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách người bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần, thậm chí...
Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là nếu không được điều trị đúng cách có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Bởi vậy, cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức về bệnh lý này để chủ động phòng ngừa và bảo vệ trẻ một cách hiệu quả.
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng da bé bị mọc các mụn nhỏ chứa mủ ở nhiều vị trí. Nhất là nơi tích tụ nhiều mồ hôi gồm nách, đầu, các nếp gấp…
Trẻ ở độ tuổi từ 2 – 12 tháng tuổi chính là đối tượng rất dễ gặp bệnh lý này và các vấn đề về da liễu khác.
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm
Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng, viêm da mủ là một bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C tại luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh lý này tương đối nguy hiểm, có khả năng bội nhiễm cực cao. Nên khi trẻ mắc phải bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan.
Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bùng phát mạnh vào mùa hè. Đây là thời điểm có khí hậu nóng, da bé bị đổ nhiều mồ hôi nên đã tạo điều kiện cho vi khuẩn bám lại trên da. Trong đó có vi khuẩn tụ cầu (staphylococcus) và liên cầu (streptococcus). Đây là hai tác nhân chính gây nhiễm độc da và dẫn đến bệnh viêm da mụn mủ..
Viêm da mụn mủ ở trẻ sơ sinh do hai chủng vi khuẩn là tụ cầu và liên cầu gây ra. Khi có điều kiện môi trường thuận lợi, chúng sẽ phát triển mạnh, tăng tiết độc tính lên da.
Một số yếu tố khách quan có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da mụn mủ ở trẻ sơ sinh là:
Tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn chính là tác nhân gây viêm da mủ ở trẻ
Bệnh viêm da mụn mủ ở trẻ sơ sinh được các chuyên gia, bác sĩ phân loại dựa trên chủng vi khuẩn gây bệnh. Cụ thể là tụ cầu và liên cầu khuẩn. Mỗi loại bệnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau mà bố mẹ cần nắm rõ để phân biệt.
Viêm da mủ do tụ cầu khuẩn sẽ gây ra các triệu chứng chủ yếu ở vùng nang lông và được chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Cụ thể:
Là cấp độ viêm da mủ nhẹ nhất. Do trên bề mặt da chỉ xuất hiện các nốt sưng đỏ ở tại các lỗ chân lông. Theo thời gian, các mụn nhỏ sẽ dần nổi lên. Tạo thành vảy khi khô và gây bong tróc, ngứa ngáy.
Là triệu chứng khi viêm da mụn mủ tiến triển ở cấp độ nặng hơn. Các nốt mụn bị viêm và sưng tấy. Có thể mọc rải rác hoặc tập trung thành từng mảng nhỏ trên bề mặt da. Mụn có hình thành đầu mủ màu trắng, gây ngứa ngáy và có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Nhọt chính là mụn đinh râu và cũng là cấp độ tổn thương sâu của viêm da mủ ở trẻ do tụ cầu khuẩn. Khi bị nhọt, da của bé sẽ xuất hiện các cục mụn sưng cứng gây đau đớn. Sau vài ngày chúng sẽ mưng mủ với ngòi vàng lớn, có chân. Vị trí trung tâm nhọt sẽ bị hoạt tử. Sau khi loại bỏ nhân rất dễ để lại sẹo rỗ.
Là hiện tượng trên bề mặt da trẻ xuất hiện các nốt ban màu hồng, phù nề, giới hạn rõ. Nếu không được kiểm soát tốt, vùng da bị tổn thương này sẽ lan rộng một cách nhanh chóng. Kèm theo triệu chứng nổi hạch, sưng đau. Một số trường hợp bệnh khi tiến triển nặng còn khiến trẻ bị sốt, đau nhức toàn thân, chán ăn, quấy khóc.
Là hiện tượng da bị nhiễm trùng sâu. Trên bề mặt xuất hiện các hồng ban nhưng lại không có ranh giới rõ ràng như viêm quầng. Một số triệu chứng khác kèm theo viêm mô tế bào là sốt, lạnh run, viêm hạch…
Hình ảnh viêm da mủ ở trẻ em do tụ cầu khuẩn
Trường hợp viêm da mụn mủ ở trẻ sơ sinh do liên cầu khuẩn có thể bao gồm các triệu chứng sau:
Chốc lây là dạng chốc không bóng nước. Triệu chứng này hình thành do các mụn nước bị viêm nhiễm tạo mủ. Sau khi mụn mủ bị vỡ sẽ đóng thành vảy màu nâu vàng trên da. Chốc lây thường xuất hiện tại các vùng da ở vị trí tay, chân và mặt.
Là tình trạng da bị nổi mụn nước nhỏ. Sau đó phát triển thành các bóng nước lớn. Triệu chứng này thường xuất hiện trên nền hồng ban và có thể bị vỡ sau 2 – 3 ngày. Gây cho trẻ cảm giác đau rát đồng thời tạo vảy mỏng màu vàng nâu, rìa có viền vảy tróc.
Là hiện tượng trên bề mặt da của trẻ sơ sinh xuất hiện các mụn mủ và mụn nước gây tổn thương sâu và hình thành vết loét lớn. Triệu chứng chốc loét thường xuất hiện ở lưng, chân. Có thể tự lành sau vài tuần nhưng lại gây rối loạn sắc tố ra và để lại sẹo trên da.
Là tình trạng viêm da xuất hiện ở các vị trí có nếp gấp như cổ, bẹn, kẽ mông… Triệu chứng hăm kẽ là các đám đỏ, viền mỏng; có tiết dịch và gây đau rát khiến bé quấy khóc, mệt mỏi.
Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh thường có xu hướng chuyển biến nghiêm trọng. Do làn da của trẻ còn non nớt và mỏng manh. Nên nếu không được điều trị đúng cách thì sức khỏe của bé có thể ảnh hưởng đáng kể. Không chỉ vậy viêm da mủ ở trẻ còn rất thường xuyên tái phát. Khiến bệnh chuyển tới thể mãn tính và để lại một số di chứng như:
Khi các vị trí da trẻ sơ sinh bị tổn thương sâu do viêm da mủ. Nhất là nổi nhọt, chốc loét rất dễ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ, gây mất thẩm mỹ.
Hiện tượng viêm nhiễm nếu bùng phát trên diện rộng. Khó kiểm soát mà không can thiệp điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ hoại tử da.
Vi khuẩn một khi xâm nhập trực tiếp vào máu sẽ gây nhiễm trùng máu. Và lây lan ra khắp cơ thể. Biến chứng này là vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.
Đây là hệ quả gián tiếp do biến chứng nhiễm trùng máu gây ra. Vi khuẩn khi di chuyển ngược lên não theo đường tuần hoàn máu sẽ tấn công các tế bào thần kinh. Nếu như không được phát hiện kịp thời trẻ có thể bị xuất huyết não, đột quỵ, viêm màng não…
Tình trạng bệnh viêm da mụn mủ nếu diễn biến kéo dài sẽ khiến trẻ đau nhức, mệt mỏi, biếng ăn. Đồng thời chức năng đề kháng và miễn dịch cũng bị suy giảm dẫn đến suy dinh dưỡng.
Nhiễm trùng huyết là biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da mụn mủ ở trẻ sơ sinh
Như vậy, bệnh viêm da có mủ ở trẻ sơ sinh cần được phát hiện và điều trị đúng cách. Để không bị lây lan trên diện rộng và gây biến chứng nguy hiểm.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh chủ yếu thông qua dấu hiệu lâm sàng của từng thể bệnh. Tuy nhiên, bệnh lý này thường có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với thủy đậu; chân tay miệng, viêm nang lông hay nhiễm Herpes simplex virus. Bởi vậy, việc thực hiện một số xét nghiệm cũng là điều cần thiết trong khâu chẩn đoán, cụ thể:
Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh cần được điều trị đúng cách để không gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý. Không nên tự ý dùng thuốc cho bé khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Bởi làn da trẻ vốn mỏng manh, nhạy cảm dễ bị kích ứng nghiêm trọng hơn khi gặp phải tác nhân hóa học. Tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi bệnh viện thăm khám và làm theo hướng dẫn của các nhân viên y tế.
Để điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc theo dạng uống và thuốc bô như sau:
Đây còn được gọi là thuốc màu có tác dụng khử trùng sạch sẽ các vết thương trên da.
Phổ biến nhất là Eosine, Milian, Bactroban, Fucidin…giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn sự tác động của chúng lên da.
Thuốc này thường được dùng đến trong trường hợp bé bị viêm da mủ dạng viêm nang lông.
Được sử dụng để hạn chế khô, nứt nẻ da.
Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ để chống lại tác nhân gây hại.
Sữa tắm Cetaphil, Safarelle, A Derina… Dùng để tắm cho trẻ do có độ pH chuẩn và sở hữu công dụng diệt khuẩn.
Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ cần được sử dụng kem dưỡng ẩm
Phương pháp chữa viêm da mủ ở trẻ sơ sinh bằng thuốc tân dược có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên cách chữa này cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ. Dễ khiến trẻ nhờn thuốc và bệnh cũng có nguy cơ tái phát thường xuyên. Bởi vậy, cha mẹ không được tự ý mua thuốc và dùng bừa bãi trẻ. Thay vào đó hãy cho bé đến bệnh viện thăm khám và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trẻ sơ sinh bị viêm da tắm lá gì để nhanh khỏi bệnh? Cũng là thắc mắc của khá nhiều bậc phụ huynh. Trên thực tế, có một số loại thảo dược thiên nhiên sở hữu công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm.. được dùng để đun nước tắm ngoài da cho bé. Cách này mặc dù không thể điều trị dứt điểm bệnh. Nhưng lại có thể cải thiện các triệu chứng đỏ rát, ngứa ngáy trên da. Đồng thời hạn chế sự lan rộng của các tổn thương do viêm da mụn mủ gây ra.
Một số loại thảo mà phụ huynh có thể dùng để tắm cho bé nhằm hỗ trợ điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh một cách an toàn, hiệu quả là:
Chuẩn bị 1 nắm trầu không đem rửa sạch, ngâm trong nước muối để sát khuẩn. Rồi đem đun sôi cùng 2 lít nước. Pha loãng nước lá trầu không với nước lọc sạch để tắm cho bé. Phần bã lá hãy vò nát để chà thật nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm mủ của bé.
Lá trầu không có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn tốt
Lấy 1 nắm lá trà xanh đem rửa sạch, ngâm trong nước muối. Sau đó cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Pha nước trà vừa đun với nước lọc sạch để tắm hoặc lau ngoài da cho trẻ.
Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm cực tốt. Lá tía tô có thể dùng để nấu nước tắm cho trẻ 3-4 lần/tuần giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm da mụn mủ. Cách thực hiện tương tự như lá trầu không và trà xanh.
Tắm cho trẻ nhỏ bằng lá đơn đỏ cũng là cách giúp làm giảm nhanh cơn ngứa ngày, tăng khả năng phục hồi da, ngừa hiện tượng viêm nhiễm do viêm da mụn mủ. Với cách này, mẹ hãy đun nước lá đơn đỏ rồi pha loãng ra cho ấm để tắm cho bé 2-3 lần mỗi tuần.
Chú ý: Với việc sử dụng các thảo dược tự nhiên để tắm cho bé nhằm thuyên giảm triệu chứng viêm da mụn mủ, cha mẹ cũng nên cẩn trọng. Chú ý chọn các lá không bị sâu, đảm bảo sạch và không chứa các hóa chất độc hại.
Việc chăm sóc da tốt cho trẻ mỗi ngày không chỉ giúp kiểm soát tốt triệu chứng viêm da mụn mủ mà còn có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh này.
Khi trẻ bị viêm da mụn mủ, bố mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những cơ sở y tế điều trị thành công nhiều bệnh lý về da liễu, nhất là ở đối tượng trẻ em. Khi thăm khám tại đây, bé được trực tiếp thăm khám chữa trị bởi bác sĩ chuyên khoa II Ngô Xuân Nguyệt từ thứ 2 và thứ 4 hàng tuần. Nguyên là Trưởng khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội…, bác sĩ Nguyệt sở hữu bề dày kinh nghiệm hơn 37 năm công tác, điều trị thành công hàng nghìn ca bệnh da liễu từ đơn giản đến phức tạp, khôi phục lại sự tự tin và hạnh phúc cho hàng nghìn bệnh nhân.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ khám và điều trị viêm da mụn mủ cho bé an toàn, hiệu quả
Ngoài ra, khi tới thăm khám và điều trị viêm da mủ ở trẻ và nhiều vấn đề về da liễu khác, mẹ và bé sẽ được trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao như:
Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh cần được can thiệp điều trị sớm nhất có thể để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần chủ động chăm sóc và bảo vệ làn da cho trẻ một cách tốt nhất để phòng tránh hiệu quả bệnh lý này.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu khá phổ biến ở Việt Nam. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách người bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần, thậm chí...