Bị khô miệng khi ngủ có nguy hiểm không? Nguyên nhân là gì?

Ngọc Anh

16-04-2025

goole news
16

Bị khô miệng khi ngủ là tình trạng thiếu nước bọt về đêm, thường do thở bằng miệng, uống ít nước, tác dụng phụ của thuốc hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý khác. Tình trạng này kéo dài có thể gây hôi miệng, sâu răng, gây gián đoạn giấc ngủ và khiến người bệnh dẽ mắc các bệnh lý như viêm nha chu, viêm nướu,...

Bị khô miệng khi ngủ là gì? Có nguy hiểm không?

Bị khô miệng khi ngủ là tình trạng khoang miệng bị khô rát vào ban đêm do lượng nước bọt tiết ra không đủ. Một số bệnh nhân thức dậy với cảm giác đắng miệng, khát nước hoặc hơi thở có mùi khó chịu. Mặc dù đây không phải là vấn đề gây nguy hiểm đến sức khoẻ ngay lập tức nhưng nếu kéo dài nó có thể khiến bạn bị mất ngủ kéo dài, ngủ không sâu giấc, dễ bị đau họng, khô mũi, khó nuốt,...

Một số người bị khô miệng khi ngủ thường phải thức dậy giữa đêm để uống nước

Một số người bị khô miệng khi ngủ thường phải thức dậy giữa đêm để uống nước

Bệnh cũng khiến vị giác của bạn bị ảnh hưởng, khó nhai, nuốt và chán ăn. Các dấu hiệu chung của tình trạng khô miệng khi ngủ bao gồm:

  • Miệng khô, lưỡi có cảm giác dính hoặc nóng rát.
  • Khát nước nhiều vào ban đêm.
  • Hơi thở có mùi dù đã đánh răng.
  • Khó nuốt hoặc nói chuyện vào buổi sáng.

Vì sao bạn bị khô miệng khi ngủ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô miệng khi ngủ, có thể kể đến như:

Thói quen thở bằng miệng

Những người bị thở bằng miệng (có thể do nghẹt mũi hoặc bệnh lý ngưng thở khi ngủ) thường có cảm giác khoang miệng khô rát khi ngủ dậy. Nguyên nhân phổ biến bao gồm ngạt mũi, viêm xoang, dị ứng hoặc lệch vách ngăn mũi.

Những người có thói quen ngủ ngáy, thở bằng miệng có thể bị khô miệng

Những người có thói quen ngủ ngáy, thở bằng miệng có thể bị khô miệng

Uống ít nước

Trung bình cơ thể con người cần 1,5 - 2 lít nước/ ngày để cung cấp đủ chất cho mọi hoạt động trong cơ thể. Nếu bạn không uống đủ nước thì cơ thể sẽ giảm tiết nước bọt và tạo ra cảm giác bị khô miệng khi ngủ.

Tuổi tác cao

Những người càng cao tuổi có nguy cơ bị khô miệng càng lớn. Hơn nữa, người cao tuổi với tiền sử bệnh lý dày thường dùng nhiều loại thuốc cũng gây ra cảm giác khô miệng như tác dụng phụ.

Tổn thương dây thần kinh

Dây thần kinh kiểm soát tuyến nước bọt có thể bị tổn thương sau phẫu thuật, chấn thương vùng đầu, cổ hoặc do đột quỵ. Do đó, điều này khiến hoạt động tuyến nước bọt bị gián đoạn, dẫn đến khô miệng kéo dài.

Những người có tiền sử bị tai nạn vùng đầu cổ có thể cảm thấy khô miệng vào ban đêm

Những người có tiền sử bị tai nạn vùng đầu cổ có thể cảm thấy khô miệng vào ban đêm

Tác dụng phụ khi dùng thuốc

Một số loại thuốc có thể làm giảm tiết nước bọt, gây khô miệng, bao gồm:

  • Thuốc dị ứng, thuốc giảm cân
  • Thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc hóa trị,....

Ảnh hưởng từ bệnh lý

Ngoài ra, các chuyên gia tâm lý cho hay, lý do của cảm giác khô miệng có thể bắt nguồn từ tiền sử các bệnh lý liên quan như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Hội chứng Sjögren
  • Bệnh Parkinson, Alzheimer
  • Rối loạn nội tiết tố (mang thai, mãn kinh)
  • Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản,....

Một số người bị khô miệng có thể liên quan đến các bệnh lý khác

Một số người bị khô miệng có thể liên quan đến các bệnh lý khác

Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân phổ biến kể trên, một số nguyên nhân phổ biến trên cũng khiến bạn có cảm giác khô trong khoang miệng vào ban đêm như:

  • Uống nhiều bia rượu
  • Hút nhiều thuốc lá
  • Không khí khô, nằm lâu trong phòng điều hòa

Cách khắc phục tình trạng khô miệng khi ngủ

Bạn có thể tự cải thiện triệu chứng bị khô miệng khi ngủ bằng cách áp dụng các biện pháp đơn giản như sau:

  • Uống đủ 1,5 -2 lít nước/ ngày, có thể uống 1 cốc nước ấm trước khi ngủ 30 phút để tăng cường độ ẩm cho khoang miệng
  • Không uống nước sát giờ để tránh đi tiểu đêm 
  • Tập thở bằng mũi nếu có thói quen thở bằng miệng khi ngủ. Nếu ngáy nặng hoặc được chẩn đoán mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ thì nên đến Bệnh viện uy tín để được các bác sĩ hỗ trợ kịp thời.
  • Kiêng rượu bia, thuốc lá và cà phê vào buổi tối
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E và omega-3 giúp tăng cường hoạt động của tuyến nước bọt. Đồng thời, hạn chế ăn đồ ăn quá mặn, cay nóng vào buổi tối vì những thực phẩm này dễ gây mất nước.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên mà tình hình không cải thiện sau 2 tuần thì bạn nên chủ động sắp xếp thời gian đi khám tại Bệnh viện uy tín. Ngoài ra, nếu phát hiện có các triệu chứng sau bạn nên đi khám càng sớm càng tốt:

  • Hơi thở có mùi hôi dai dẳng, lưỡi trắng bợt hoặc miệng lở loét
  • Khô miệng kèm theo đau họng, khó nuốt, sưng tuyến nước bọt dưới hàm,....

Có thể nói, khô miệng khi ngủ là tình trạng miệng bị khô rát, khó chịu khi thức dậy do tuyến nước bọt không tiết đủ nước bọt trong lúc ngủ. Biểu hiện này khá thường gặp ở những người bị nghẹt mũi, ngủ ngáy hoặc có thói quen thở bằng miệng. Ngoài ra, một số loại thuốc, bệnh lý như tiểu đường, hoặc tuổi tác cao cũng có thể gây khô miệng. Để chấm dứt dứt điểm tình trạng này, bạn nên đến Bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

24

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám