Bài viết được chia sẻ bởi ThS.BS Nội trú Nguyễn Đình Nam - Trung Tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Bài viết được chia sẻ bởi ThS.BS Nội trú Nguyễn Đình Nam - Trung Tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Gia Minh (5 tuổi – đã đổi tên) là một bé trai ít nói, gần như không bao giờ chủ động giao tiếp và tương tác với ai. Từ nhỏ, bé chỉ thích ngồi một chỗ, không chơi với bạn bè, hạn chế tương tác mắt và không có phản ứng khi được gọi tên. Gia đình Minh nghĩ rằng cháu chỉ hơi chậm nói đơn thuần và sẽ tự phát triển theo thời gian. ‘
Nhưng khi Minh vào mẫu giáo, cô giáo nhận thấy cháu có nhiều biểu hiện bất thường, không tham gia các hoạt động chung, không biết cách diễn đạt nhu cầu của mình, thậm chí không có sự gắn kết với những người xung quanh. Mãi đến khi Minh tròn 5 tuổi, bố mẹ mới đưa cháu đi khám. Kết quả khiến họ bàng hoàng: Minh được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK).
Phát hiện sớm RLPTK để có can thiệp kịp thời
Dù ngay lập tức được can thiệp, nhưng vì đã qua thời điểm vàng, sự tiến triển của của cháu rất chậm. Đến năm 7 tuổi, Minh vẫn chưa thể theo học cùng các bạn đồng trang lứa, việc giao tiếp vẫn rất hạn chế, cháu bị cô lập và khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ.
Theo Ths.BSNT. Nguyễn Đình Nam - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chia sẻ: Minh có những dấu hiệu điển hình của trẻ rối loạn phổ tự kỷ như:
- Không phản ứng với tên gọi, gọi không quay lại
- Hạn chế giao tiếp bằng mắt
- Ít hoặc không có nhu cầu tương tác với người khác
- Không biết cách chơi giả vờ hay tương tác xã hội
- Chậm nói, chậm hiểu ngôn ngữ
"Thời điểm vàng can thiệp cho trẻ tự kỷ là không thể bỏ lỡ!". Thời điểm vàng để can thiệp hiệu quả nhất là trước 3 tuổi. Đây là giai đoạn bộ não có khả năng tiếp thu và phát triển tốt nhất. Nếu trẻ được can thiệp kịp thời, khả năng cải thiện giao tiếp, tương tác xã hội và hòa nhập sẽ cao hơn nhiều. Ngược lại, nếu phát hiện muộn, việc can thiệp sẽ khó khăn và hiệu quả bị hạn chế."
Với Minh, bác sĩ Nam đề xuất những khuyến nghị để can thiệp bao gồm:
Can thiệp đúng cách để cơ hội phát triển tốt hơn
Khi nghe bác sĩ kết luận, mẹ Minh bật khóc nức nở: "Tôi cứ nghĩ con trai mình ngoan, ít nói là do tính cách. Không ngờ, chính sự chủ quan của gia đình tôi đã khiến con bỏ lỡ cơ hội tốt nhất để phát triển. Giá như tôi đưa con đi khám sớm hơn, giá như tôi nhận ra các dấu hiệu từ trước”
Sự hối hận, day dứt của chị cũng là bài học cảnh tỉnh cho nhiều bậc phụ huynh khác: đừng chủ quan khi con có dấu hiệu bất thường, vì mỗi ngày trôi qua là một cơ hội bị bỏ lỡ.
Đừng vì chủ quan mà bỏ lỡ thời điểm vàng can thiệp cho con
ThS. Hoàng Quốc Lân, chuyên gia tâm lý lâm sàng trẻ em và vị thành niên – Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, nhấn mạnh: “Cha mẹ cần quan sát con kỹ lưỡng và lưu ý đến những dấu hiệu cờ đỏ của rối loạn phổ tự kỷ như:
Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, cha mẹ cần đưa con đi thăm khám chuyên khoa để được tư vấn và can thiệp sớm.”
Nếu trẻ không được phát hiện và can thiệp sớm, rối loạn phổ tự kỷ có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng:
Rối loạn phổ tự kỷ không phải là bệnh vì thế không thể "tự khỏi", nhưng can thiệp sớm sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển tốt hơn. Nếu phát hiện sớm các dấu hiệu chậm nói, chậm giao tiếp, hạn chế tương tác xã hội ở trẻ, hãy đưa con đến gặp bác sĩ và chuyên gia ngay. Đừng để sự chủ quan khiến con bỏ lỡ thời điểm vàng – điều đó có thể trở thành nỗi đau day dứt suốt đời!