Các bệnh về lưỡi luôn có nguy cơ xuất hiện ở mọi lửa tuổi và giới tính, có thể do thói quen chăm sóc không đúng cách, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học hoặc là biểu hiện bệnh lý. Bệnh không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn uống, giao tiếp, chất lượng cuộc sống hoặc sức khỏe cá nhân người bệnh.
Các bệnh về lưỡi thường gặp và cách điều trị
Tìm hiểu về lưỡi
Lưỡi là một cơ quan đa năng của cơ thể người, không chỉ đảm nhiệm chức năng cảm nhận vị giác phong phú mà còn đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tiêu hóa và khả năng ngôn ngữ. Vậy nên để xác định chính xác các bệnh về lưỡi thường gặp, bạn cần hiểu về vị trí, cấu tạo và vai trò chính của bộ phận này.
Cụ thể:
- Vị trí: Lưỡi nằm ở trung tâm khoang miệng, mặt lưỡi có các nhú cảm giác hay nụ vị giác, giúp con người phát hiện và cảm nhận được nhiều tầng hương vị khác nhau.
- Cấu tạo: Lưỡi có hình dạng tương tự một khối hình tam giác, gốc lưỡi được cố định vào hàm dưới và xương móng của xương sọ. Nhờ vậy các chuyển động lưỡi luôn được linh hoạt, thậm chí phức tạp nhờ sợi lưỡi cơ chạy theo cả hai chiều dọc và ngang.
- Chức năng: Lưỡi chứa các nụ vị giác, nhạy cảm với 4 vị cơ bản bao gồm chua, đắng, ngọt, mặn. Đồng thời tham gia quá trình vận chuyển thức ăn trong khoang miệng, giúp việc tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả.

Vị trí, cấu tạo và chức năng của lưỡi
Triệu chứng nhận biết những bệnh về lưỡi
Lưỡi ở trạng thái khỏe mạnh thường có màu hồng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường các gai lưỡi. Tuy nhiên sự xuất hiện của các bệnh về lưỡi có thể phá vỡ tình trạng này, gây loạt triệu chứng khó chịu cảnh báo lên sức khỏe như:
- Khó chịu, đau nhức ở lưỡi.
- Thường xuyên có cảm giác nóng rát lưỡi.
- Lưỡi sưng đau khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn, nói.
- Lưỡi hình thành các vết lở loét.
- Màu sắc lưỡi thay đổi, có thể là các mảng trắng dày hoặc bề mặt đen.
- Kết cấu lưỡi thay đổi.
- Các gai lưỡi tiêu biến, khiến bạn không còn cảm nhận được hương vị.

Triệu chứng thường gặp ở các bệnh lý về lưỡi
Danh sách các bệnh về lưỡi và cách điều trị
Các bệnh về lưỡi tương đối đa dạng, phần lớn không ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe nhưng làm giảm chất lượng đời sống. Nếu được can thiệp sớm, các triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm, thậm chí không cần điều trị bằng thuốc.
Viêm lưỡi
Viêm lưỡi khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do sự tăng sinh quá mức vi khuẩn và nấm trong khoang miệng. Hoặc dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin B, vitamin PP, thiếu sắt, bệnh về da phát triển toàn thân như lichen phẳng, giang mai, ung thư,...
Viêm lưỡi được phân chia thành 3 cấp độ:
- Viêm lưỡi cấp tính xuất hiện đột ngột, kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng.
- Viêm lưỡi mạn tính tái đi tái lại nhiều lần trong năm.
- Viêm lưỡi Hunter hay viêm lưỡi teo chẩn đoán khi nhú lưỡi bị mất, thay đổi về màu sắc và kết cấu lưỡi.

Viêm lưỡi là một trong cách bệnh về lưỡi thường gặp
Viêm lưỡi là bệnh lý cần được can thiệp điều trị chuyên sâu, theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường bệnh nhân được sử dụng thuốc kháng sinh, kháng nấm, kháng virus hoặc bổ sung vitamin, thay đổi chế độ vệ sinh răng miệng tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
Viêm lưỡi bản đồ
Lưỡi bản đồ là tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến bề mặt mặt lưỡi, khiến lưỡi xuất hiện các mảng màu đỏ, mịn bao quanh bởi viền trắng. Đây là bệnh lý lành tính nhưng gây loạt triệu chứng khó chịu như nổi đốm đỏ trên lưỡi, lưỡi xuất hiện cảm giác nóng rát, châm chích và ngứa ran trên lưỡi.
Tuy nhiên cũng có người bệnh không xuất hiện bất kỳ triệu chứng khó chịu nào, dễ dàng biến mất hoặc tự xuất hiện trở lại sau một thời gian. Bệnh có thể xử lý đơn giản bằng cách chăm sóc vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày.
Ngoài ra bạn cũng nên chủ động phòng ngừa viêm lưỡi bản đồ bằng cách hạn chế tiêu thụ thực phẩm cay nóng, đồ ăn có tính axit mạnh hoặc mặn. Không dùng kem đánh răng có hương liệu nặng, thành phần tẩy trắng răng.
Loét lưỡi Apthae
Loét lưỡi Apthae là hiện tượng lở loét ở mặt bụng lưỡi hoặc ở chóp lưỡi, khiến bệnh nhân khó chịu và đau nhức, ảnh hưởng đến khả năng nhai và phát âm. Các vết loét tái đi tái lại nhiều lần khiến người bệnh khó khăn trong ăn uống dẫn đến sụt cân, lo lắng khi giao tiếp, suy giảm chất lượng cuộc sống.
Phân loại loét lưỡi Apthae về cơ bản bao gồm:
- Loét Apthae nhỏ chẩn đoán khi số lượng vết loét chỉ một hoặc nhiều, kích thước nhỏ hơn 5mm, có thể tự lành lại trong 7 - 10 ngày và không để lại sẹo.
- Loét Apthae lớn ghi nhận số lượng vết loét nhiều, kích thước 1 - 3mm, vết loét tương đối nông, thời gian hồi phục có thể liên tới 6 tuần và để lại sẹo.
- Loét dạng herpes có số lượng từ 10 đến 100, kích thước cơ bản 1 - 3mm, nông và hồi phục trong khoảng 7 ngày.

Phân loại cấp độ loét lưỡi Apthae
Bệnh nhân bị loét lưỡi Apthae sẽ được điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ, dùng thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc uống toàn thân. Nếu ghi ngờ bị thiếu máu, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm xác định, kết hợp liều thuốc phù hợp.
Lưỡi trắng
Trong các bệnh về lưỡi, lưỡi trắng là tình trạng lưỡi bị phủ một lớp màu trắng toàn bề mặt do viêm nhiễm. Vấn đề này thường khởi phát do thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, chứng hôi miệng, khô miệng hoặc lạm dụng chất kích thích (rượu bia, thuốc lá).
Hướng khắc phục lưỡi trắng tương đối đơn giản, bệnh nhân chỉ cần làm sạch răng miệng hàng ngày kết hợp với cạo lưỡi. Chủ động bổ sung lượng nước lọc cần thiết cho cơ thể, giữ niêm mạc miệng đủ độ ẩm.
Hoặc bệnh nhân tham khảo cách làm sạch lưỡi bằng hỗn hợp mật ong và bột nghệ. Hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn có trong hai thành phần này giúp niêm mạc lưỡi và miệng nhanh chóng hồi phục.
Bạch sản
Bạch sản là hiện tưởng xuất hiện các mảng trắng dày hình thành trên nướu, đáy miệng, bên trong má và lưỡi. Bệnh không có khả năng tự tiêu biến, có xu hướng tồn tại lâu trong miệng nên cần được can thiệp y tế chuyên sâu.
Hiện có hai loại bạch sản chính:
- Bạch sản đồng nhất có bề mặt nhẵn, nếp gấp hoặc đường gờ. Dạng này thường lánh tính, không có nguy cơ tiến triển ung thư miệng và tỷ lệ gặp cao hơn.
- Bạch sản không đồng nhất làm xuất hiện các mảng màu trắng/đỏ hình dạng kỳ lạ, không đồng đều trong khoang miệng. Một số nghiên cứu chỉ ra loại bạch sản này có nguy cơ trở thành ung thư cao gấp 7 lần so với bạch sản đồng nhất.

Bạch sản là tình trạng xuất hiện các mảng trắng dày trên nướu, lưỡi
Đến nay giới chuyên môn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh bạch sản. Song nghi ngờ tiên lượng mắc bệnh cao ở nhóm người hội tụ các yếu tố như hút thuốc lá, dùng chất kích thích hoặc uống rượu bia.
Ung thư lưỡi
Trong các bệnh về lưỡi, ung thư lưỡi là bệnh lý nguy hiểm, diễn tiến âm thầm và khó phát hiện. Bệnh thường đi kèm với triệu chứng các vết loét lâu ngày màu trắng, đỏ, đau hàm, đau khi nuốt, cứng lưỡi, nhai nuốt khó khăn, chảy máu lưỡi,...
Các nhà xác định một số yếu tố nguy cơ gia tăng tỷ lệ mắc bệnh như lạm dụng rượu bia, hút nhiều thuốc lá, ăn ít rau xanh, nhiễm virus u nhú, tiền sử gia đình mắc bệnh, tiền sử mắc ung thư. Phương pháp điều trị phần lớn tập trung cắt bỏ mô ung thư, xem xét kết hợp hóa hoặc xạ trị để loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại.
Kết luận
Các bệnh về lưỡi phần lớn đều lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe người bệnh nhưng làm giảm sút chất lượng cuộc sống như lưỡi bản đồ, lưỡi trắng, viêm lưỡi. Song vẫn có tỷ lệ ác tính nhất định ở nhóm bệnh bạch sản không đồng nhất, ung thư lưỡi nên cần tầm soát và can thiệp sớm.