Các giai đoạn của ung thư diễn ra như thế nào?

Đào Thị Huyền

26-05-2021

goole news
16

Ung thư là gì? Các giai đoạn của ung thư diễn ra như thế nào? Làm gì để phòng chống bệnh ung thư? Cùng BVĐK Phương Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Ung thư là gì?

Ung thư là một bệnh xảy ra ở cấp tế bào – đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể. Thông thường các tế bào phát triển, nhân lên và tự chết sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, các tế bào ung thư là tăng lên một cách đột biến và chúng phát triển thành khối u.

Những khối u này có thể là khối u ác tính hoặc khối u lành tính. Nhũng khối u ác tính (gọi là ung thư) có khả năng di căn tới cơ quan hay các mô trong cơ thể nếu không được xử lý hay điều trị.

Xác định các giai đoạn của ung thư có ý nghĩa gì?

Xác định giai đoạn của ung thư giúp đánh giá tiến triển bệnh, quá trình lan rộng và mức độ nặng nhẹ của bệnh, cụ thể như sau:

Giai đoạn ung thư quyết định việc điều trị: Các phương pháp điều trị như: xạ trị, hóa trị, phẫu thuật được quyết định phụ thuộc vào giai đoạn ung thư.

Giai đoạn ung thư giúp dự đoán cơ hội hồi phục: Dựa vào giai đoạn ung bác sĩ có thể dự đoán sự phát triển, lan rộng, khả năng thuyên giảm.

Giai đoạn ung thư giúp xác định các xét nghiệm phù hợp: Ở các giai đoạn khác nhau mỗi bệnh nhân ung thư sẽ phù hợp với các xét nghiệm khác nhau. Do đó, dựa vào các giai đoạn ung thư bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm phù hợp nhất để hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị bệnh hiệu quả.

Hỗ trợ thử nghiệm liệu pháp điều trị mới: Việc xác định giai đoạn bệnh có thể so sánh được liệu pháp trị liệu ung thư mới giữa liệu pháp điều trị cũ trong cùng 1 giai đoạn.

Các giai đoạn của ung thư

Xác định giai đoạn của ung thư giúp đánh giá tiến triển bệnh, quá trình lan rộng và mức độ nặng nhẹ của bệnh

Cách xác định giai đoạn của ung thư dựa vào hệ thống TNM

Đối với nhiều loại ung thư, các bác sĩ thường sử dụng hệ thống TNM để mô tả giai đoạn ung thư.

Giai đoạn ung thư gồm 2 loại là: giai đoạn bệnh lý và giai đoạn lâm sàng

+ Giai đoạn bệnh lý: dựa trên kết quả tìm được trong quá trình phẫu thuật

+ Giai đoạn lâm sàng: dựa trên kết quả của các xét nghiệm được thực hiện trước khi phẫu thuật. 

Hệ thống TNM được sử dụng để phân chia giai đoạn ung thư đối với các khối u đặc, trong đó:

T ký hiệu là T (viết tắt của tumor, tức là khối u) theo các con số từ 0-4 để chỉ vị trí khối u và kích thước khối u (kích thước khối u được đo bằng cm).

N (viết tắt của Nodes nghĩa là hạch bạch huyết) đi kèm các con số từ 0-3. N - Hạch bạch huyết là những cơ quan nhỏ, hình hạt đậu giúp cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn. Các hạch bạch huyết gần nơi ung thư được gọi là các hạch bạch huyết khu vực.

M (viết tắt của Metastasis - nghĩa là di căn): cho biết bệnh ung thư đã di căn đến các phần khác trên cơ thể hay chưa. Khi ung thư vẫn chưa lan rộng (được xem là giai đoạn M0), còn khi ung thư đã lan rộng (gọi là giai đoạn M1).

Các giai đoạn của ung thư

Ung thư có bốn giai đoạn: Giai đoạn 0, giai đoạn I, giai đoạn II và III và ung thư giai đoạn IV

Giai đoạn 0: Giai đoạn này bệnh ung thư chưa lan sang các mô lân cận vẫn có khả năng chữa khỏi cao và thường được điều trị bằng cách phẫu thuật loại bỏ toàn bộ khối u.

Giai đoạn I: Khối u ở giai đoạn này có kích thước nhỏ vàchưa phát triển sâu vào các mô lân cận, không lan đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể (giai đoạn này thường được gọi là ung thư giai đoạn đầu).

Giai đoạn II và giai đoạn III: Đây là giai đoạn cho thấy ung thư có kích thước lớn hơn và đã phát triển sâu vào các mô gần đó, chúng có thể đã lan đến các hạch bạch huyết nhưng chưa lan đến các bộ phận khác của cơ thể.

Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn ung thư đã lan sang các cơ quan hoặc các bộ phận khác của cơ thể ( gọi là ung thư tiến triển hoặc di căn, ung thư giai đoạn cuối).

Các giai đoạn của ung thư

Ung thư nào cũng đều được chi làm 4 giai đoạn

Cách phòng chống bệnh ung thư

Không hút thuốc

Các loại thuốc lá, thuốc lào, thuốc lá Shisha… đều có nguy cơ gây đột biến tế bào. Hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại ung thư, bao gồm:  ung thư phổi, ung thư thanh quản, tuyến tụy,  ung thư bàng quang, ung thư thận. Không chỉ hút, việc tiếp xúc với khói thuốc cũng được xem là nguyên nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Để ngăn ngừa ung thư, cách tốt nhất là không hút thuốc lá, thuốc lào….

Chế độ ăn uống hợp lý 

Chọn thực phẩm tươi sống về tự chế biến là cách tối ưu nhất giúp đảm bảo bữa ăn của bạn luôn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn nhiều trái cây, rau xanh, tiêu thụ ít thực phẩm chứa hàm lượng calo cao, đường, tinh chế, chất béo từ các nguồn động vật thay vào đó là béo từ bơ, dầu ô liu...

Duy trì cân nặng và chăm chỉ tập thể dục thường xuyên

Duy trì cân nặng giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm: Ung thư vú

ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, đại tràng, thận. Ngoài ra, tập luyện thể dục thể thao có thể tăng cường sức khỏe, làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư ruột kết. 

Duy trì cân nặng và chăm chỉ tập thể dục thường xuyên để phòng tránh ung thư

Duy trì cân nặng và chăm chỉ tập thể dục thường xuyên để phòng tránh ung thư

Khi ra ngoài tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Cách phòng chống ung thư da đơn giản nhất là hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Để làm được điều này, bạn có thể: Tránh ra đường vào buổi trưa (10 giờ sáng đến 4 giờ chiều), mặc quần áo chống nắng, bôi kem chống nắng

Tiêm chủng đầy đủ 

Tiêm chủng đầy đủ là một cách giúp phòng ngừa ung thư và bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh lý do virus gây ra. Bạn nên tiêm phòng viêm gan B, HPV... để ngăn ngừa bệnh xảy ra.

Tránh hoạt động có nguy cơ gây bệnh ung thư

Một số hoạt động có thể gây nhiễm trùng và có thể có nguy cơ dẫn đến ung thư. Do đó, mỗi người cần tránh xa các hành vi nguy hiểm có thể dẫn đến nhiễm trùng, bao gồm: Quan hệ tình dục với nhiều người, dùng chung kim tiêm….

Khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư

Khám sức khỏe định kỳ có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư. Đặc biệt việc tầm soát các loại ung thư như ung thư da, ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư tuyến giáp, tuyến tiền liệt liệt làm tăng khả năng phát hiện những tế bào đột biến từ sớm, nhờ đó tăng tỷ lệ thành công của liệu trình điều trị.
Khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư

Khám sức khỏe định kỳ có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư

Hy vọng qua bài viết trên, BVĐK Phương Đông đã chia sẻ cho khách hàng thêm những thông tin hữu ích về chủ đề các giai đoạn của ung thư cũng như cách phòng tránh hiệu quả bệnh. Để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình bạn, mỗi người đừng quên khám sức khỏe tổng quát, tầm soát ung thư định kỳ.  Bệnh viện Phương Đông với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị kỹ thuật hiện đại được nhập khẩu từ các nước tiên tiến nhất trên thế giới. Đặc biệt, với dịch vụ chăm sóc chất lượng cao với chi phí hợp lý nhất giúp khách hàng an tâm khi đến khám chữa bệnh tại đây.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giải đáp cũng khách hàng có nhu cầu khám bệnh, tầm soát ung thư, điều trị tại Phương Đông, vui lòng bấm số Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ tốt nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,383

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Nếu như có 6 dấu hiệu này, chị em nên đi khám tầm soát ung thư vú ngay

Ung thư vú là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở phụ nữ. Để bảo vệ sức khỏe bản thân, trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh để kịp...

18-08-2020
19001806 Đặt lịch khám