Phụ nữ sau sinh là đối tượng rất dễ bị cảm lạnh. Đây là bệnh truyền nhiễm thông thường, ít gây nguy hiểm tuy nhiên chị em cũng không nên chủ quan để tránh ảnh hưởng tới em bé và sức khỏe về sau. Trong bài viết này, BVĐK Phương Đông sẽ giới thiệu một số cách chữa cảm lạnh sau sinh an toàn, hiệu quả mà bạn nên tham khảo.
Bà đẻ bị cảm lạnh có sao không?
Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, nhất là trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh này lại gây ra hàng loạt triệu chứng khó chịu khiến khiến các mẹ vô cùng mệt mỏi, mất ngủ và chán ăn.
Phụ nữ sau sinh do cơ thể còn yếu nên rất dễ bị nhiễm cảm lạnh
Nếu được kiểm soát tốt, các triệu chứng cảm lạnh có thể hết 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có diễn tiến phức tạp và kéo dài trong nhiều tuần do mẹ sau sinh không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Đặc biệt, những chị em có cơ thể yếu ớt, sức khỏe kém khi sinh xong bị cảm lạnh rất dễ gặp phải hàng loạt các biến chứng như:
- Tắc tia sữa khiến mẹ sau sinh có cảm giác căng tức ngực, đau đớn.
- Vú ít tiết sữa hoặc không tiết hẳn sữa.
- Viêm phế quản.
- Viêm phổi.
- Viêm xoang.
- Một số vấn đề khác ở đường hô hấp.
Cách chữa cảm lạnh sau sinh an toàn cho bà đẻ
Bà đẻ bị cảm lạnh cần chú ý nhiều hơn đến việc nghỉ ngơi, ăn uống và vệ sinh cơ thể. Điều này là cách tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn, đẩy lùi bệnh tật.
Trong trường hợp bệnh cảm cúm mới khởi phát với các triệu chứng nhẹ, mẹ sau sinh không nhất thiết phải dùng đến thuốc để điều trị. Thay vào đó có thể áp dụng các biện pháp tích cực hơn chẳng hạn như nghỉ ngơi hợp lý, ăn đủ dưỡng chất,...
Mẹ đẻ bị cảm lạnh cần nghỉ ngơi hợp lý
Dù sinh thường hay sinh mổ, chị em cũng mất rất nhiều máu. Sau thời điểm sinh, cơ thể vẫn chưa kịp hồi phục nên rất dễ bị cảm lạnh.
Mẹ đẻ bị cảm lạnh cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe
Khi bị cảm lạnh, chị em cần nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cụ thể:
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày hoặc hơn nếu có nhu cầu.
- Hạn chế thức đêm.
- Khi bé con quấy khóc, mẹ đề cần nhờ chồng hoặc bố mẹ chăm sóc để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
- Kiểm soát tốt tâm trạng sau sinh để tránh căng thẳng, stress khiến bệnh trở nặng hơn.
Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Ăn đầy đủ dưỡng chất cũng được xem là một cách chữa cảm lạnh sau sinh hiệu quả. Bởi điều này giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Một số lời khuyên về dinh dưỡng trong chế độ ăn uống dành cho bà đẻ bị cảm lạnh:
- Nên ăn cháo hành hoặc cháo tía tô để giải cảm. Nguyên nhân là vì cháo nóng sẽ sẽ giúp cơ thể chị em toát mồ hôi, giảm mệt mỏi, khó chịu và cũng rất tốt cho sữa mẹ. Như bạn đã biết, hành và tía tô là hai nguyên liệu có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn cực tốt.
- Bà đẻ bị cảm lạnh nên uống nhiều nước ấm để hệ hô hấp được thông và dịu triệu chứng sốt, đau họng do bệnh gây ra.
- Tăng cường bổ sung trái cây và rau chứa nhiều vitamin cùng các khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả.
- Chú ý bổ sung đa dạng dưỡng chất, đặc biệt là protein có từ thịt bò, trứng, sữa,...
Mẹ sau sinh bị cảm cúm, cảm lạnh cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng
Ngoài ra, việc uống một tách trà chanh mật ong mỗi ngày cũng là cách chữa cảm lạnh sau sinh hiệu quả. Bởi đây là loại thức uống hỗ trợ kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn gây hại ra khỏi cơ thể cực tốt.
Mẹ sau sinh bị cảm lạnh cần giữ vệ sinh sạch sẽ
Các mẹ bỉm sữa khi bị cảm lạnh cũng cần đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh cơ thể. Bởi có như vậy, các tác nhân gây hại mới không có cơ hội xâm nhập tiếp vào cơ thể và làm trầm trọng thêm bệnh.
Trong cách vệ sinh cơ thể hàng ngày, mẹ đẻ bị cảm lạnh cần lưu ý:
- Tắm hoặc lau người sạch sẽ mỗi ngày 1 lần bằng nước/khăn ấm.
- Chỉ tắm nhanh trong phòng kín gió và lau khô cơ thể trước khi mặc quần áo.
- Khi thời tiết nóng nực khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi trộm thì mẹ sau sinh hãy chú ý lau khô người.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh vi khuẩn tiếp xúc vào cơ thể của cả mẹ và bé.
Thuốc điều trị cảm lạnh an toàn cho mẹ sau sinh
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bà đẻ bị cảm lạnh không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc hạ sốt trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, trong trường hợp sốt cao trên 39ºC kèm triệu chứng ho kéo dài quá 3 ngày thì cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Acetaminophen là thuốc trị cảm lạnh mà bà bầu có thể sử dụng
Tylenol, acetaminophen và advil là những loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho bà đẻ bị cảm lạnh trong trường hợp cần thiết. Mặc dù tương đối an toàn và cho hiệu quả điều trị nhanh nhưng để hạn chế tối đa rủi ro ngoài ý muốn, chị em tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng những thuốc này.
Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú?
Sau sinh bị cảm cúm hoặc cảm lạnh có nên cho con bú không là thắc mắc chung của khá nhiều chị em. Về vấn đề này, theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ bỉm vẫn có thể tiếp tục cho con bú nếu như không có triệu chứng sốt hoặc chỉ sốt nhẹ.
Trên thực tế, có khá nhiều bà mẹ lo lắng rằng sức đề kháng của em bé còn yếu nên khi thấy mình bị cảm sẽ không dám cho con bú. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu sau khi sinh là thời điểm bé đã nhận được rất nhiều kháng thể từ người mẹ qua sữa mẹ. Bởi vậy, dù bị bệnh nhưng miễn là mẹ không sử dụng một số loại thuốc không được phép dùng cho phụ nữ cho con bú, thì vẫn có thể cho bé bú như bình thường.
Tuy nhiên, trong thời gian bị cảm, các bà mẹ nên giảm tiếp xúc trực tiếp với trẻ để có thể ngăn ngừa virus, vi khuẩn lây lan sang bé qua đường thở. Hãy đeo khẩu trang, thay quần áo và rửa tay thường xuyên. Đặc biệt, tuyệt đối không ho hay hắt xì khi ở gần em bé.
Mẹ sau sinh bị cảm cúm, cảm lạnh vẫn có thể cho con bú nhưng nên đeo khẩu trang
Cách phòng ngừa hỗ trợ điều trị cảm lạnh sau sinh
Để đề phòng cũng như hỗ trợ điều trị cảm lạnh sau sinh, chị em cần áp dụng một số biện pháp hiệu quả sau:
- Sau sinh khoảng 3 tháng, bà đẻ cần tắm và vệ sinh cơ thể bằng nước ấm đồng thời tắm trong phòng kín gió và ấm áp.
- Đồ ăn, thức uống trước khi sử dụng cầm được làm ấm.
- Giữ ấm cho cơ thể, nhất là khi thời tiết chuyển mùa.
- Tránh để cơ thể nóng, đổ mồ hôi trộm. Hãy lau khô người khi có hiện tượng này.
- Không kiêng khem cực đoan, chẳng hạn như ăn thiếu chất hoặc kiêng tắm rửa, gội đầu, đánh răng,... Điều này là yếu tố thuận lợi khiến virus có nhiều cơ hội tấn công người mẹ sau sinh hơn.
- Ăn uống đa dạng, đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng, chống lại virus cảm lạnh.
- Rửa tay thường xuyên để có thể tránh được sự xâm nhập và tấn công của các loại vi khuẩn khi tiếp xúc vào cơ thể của mẹ và bé.
Vừa rồi là một số gợi ý về cách chữa cảm lạnh sau sinh. Trong trường hợp bệnh có triệu chứng nặng, kéo dài dai dẳng không khỏi thì tốt nhất chị em cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp.