Tìm hiểu về trẻ sơ sinh thở khò khè
Trẻ sơ sinh thở khò khè là gì?
Đây là tình trạng khi trẻ thở ra có âm thanh gần giống như tiếng ngáy nhưng nếu nghe kĩ bố mẹ sẽ thấy lạ hơn tiếng ngáy bình thường, có âm sắc trầm hơn. Một số cha mẹ nhầm lẫn hiện tượng này với tiếng ngáy của con nên không áp dụng kịp thời và hiệu quả các cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh.
Nếu bé bị khó thở sẽ kéo dài, thở nặng nhọc và kèm theo tiếng rít thì tình trạng của bé đang xấu hơn đáng kể. Cha mẹ có thể áp sát tai vào gần mũi hoặc miệng trẻ để nghe kỹ hơn. Để có kết quả chính xác nhất thì nên kiểm tra tiếng thở khi trẻ nằm im.
Nhận biết đúng tiếng khò khè của trẻ để có cách chữa hợp lý
Bố mẹ cần phân biệt được tiến khò khè với tiếng thở do tắc mũi. Trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, tuy nhiên lúc này kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ nên dễ bị tắc khi bị cảm ho. Lúc này bạn hãy nhỏ 2- 3 giọt nước muối vào mũi để làm thông thoáng mũi rồi nghe lại. Nếu thấy tiếng thở êm hơn trước thì là trẻ bị nghẹt mũi.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè
Trước khi tìm hiểu về cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên tìm hiểu về các nguyên nhân khiến bé khó thở như sau:
- Hen suyễn (hen phế quản): Đây thường là do sự tác động của các nhân tố từ môi trường vào cơ thể trẻ sơ sinh sức đề kháng yếu, hệ hô hấp chưa hoàn thiện. Khi đó, bé sẽ có các biểu hiện điển hình như viêm nhiễm và đau tức ngực.
- Trào ngược dạ dày: Một số trẻ sơ sinh được cho bú quá nhiều dẫn, tư thế nằm không phù hợp khiến 1 phần thức ăn trào lên thực quản, phần còn lại tràn vào phổi khiến phổi bé bị sưng, viêm và thở khò khè.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Bất thường này có thể dẫn đến các bệnh thường gặp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng và cảm cúm,...
Trào ngược dà dày thực quản có thể là nguyên nhân khiến bé hô hấp khó khăn
Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh
Tùy vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ để có cách chữa khò khè cho trẻ phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể áp dụng:
Dùng thuốc trị khò khè cho trẻ sơ sinh
Thở khò khè không phải là biểu hiện của bệnh nặng ở tuổi sơ sinh nên cha mẹ không nên tự ý dùng các loại thuốc trị khò khè cho trẻ sơ sinh. Tuyệt đối không tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh. Thay vào đó, mẹ nên ưu tiên các biện pháp vệ sinh tai mũi họng, nhỏ nước muối sinh lý để làm thông thoáng đường thở trước.
Trong trường hợp bé phải sử dụng thuốc thì gia đình nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa từ trước.
Tùy vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ để có cách chữa khò khè cho trẻ phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa khò khè ở trẻ sơ sinh cần thiết mà mẹ cần biết để áp dụng:
Vệ sinh tai mũi họng
Nếu trẻ bị khò khè do dị ứng bụi bẩn hoặc chất lượng không khí xấu thì phương pháp chữa được các chuyên gia khuyên là vệ sinh tai mũi họng hàng ngày.
Các chuyên gia khuyên vệ sinh tai mũi họng hàng ngày cho trẻ để chữa khò khè
Vệ sinh tai mũi học giúp đường thở của trẻ thông thoáng, sạch sẽ, không còn các chất đờm ứ đọng trên miệng, từ đó làm hết chứng thời khò khè đồng thời phòng tránh một số bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ như: viêm họng, viêm mũi, nghẹt mũi,...
Dùng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý 0,9% vừa lại tính lại có hiệu quả cao trong việc chữa khò khè ở trẻ sơ sinh. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị khò khè vô cùng hiệu quả và rất nhiều mẹ đã áp dụng thành công. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là không dùng quá số lần theo khuyến cáo và rửa mũi đúng cách để không làm tổn thương niêm mạc của con.
Sử dụng nước muối sinh lý vừa lành tính, vừa mang lại hiệu quả cao
Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý rất dễ thực hiện, mẹ có thể tham khảo như sau:
- Để trẻ nằm ngửa
- Nhỏ 2- 3 giọt nước muối mỗi bên
- Để 3- 5s cho nước muối thấm vào bên trong rồi đỡ bé ngồi dậy để dịch nhầy chảy ra ngoài
- Dùng khăn mềm để lau sạch.
Chạy máy làm ẩm không khí
Cái lạnh giá của mùa hay cái nắng gắt của mùa hè thời tiết thường sẽ hanh khô, độ ẩm thấp nên cơ thể trẻ dễ bị mất nước dẫn tới khô mũi, nghẹt mũi, mũi đóng gỉ. Sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp không khí dễ chịu hơn, bớt hanh khô từ đó phòng ngừa và giảm chứng nghẹt mũi ở trẻ.
Máy làm ẩm không khí sẽ giúp không khí dễ chịu, bớt khô hanh, từ đó phòng ngừa và giảm nghẹt mũi
Bổ sung nước cho bé
Để hỗ trợ chữa khò khè cho trẻ sơ sinh thì mẹ đừng quên bổ sung nước cho trẻ. Nguyên nhân là khi cơ thể trẻ có đủ nước thì mũi sẽ không bị khô từ đó giảm gỉ mũi, giúp mũi thông thoáng, tình trạng khò khè ở trẻ sơ sinh cũng cải thiện rõ rệt.
Bổ sung đầy đủ nước bằng cách bú sữa mẹ giúp phòng, giảm tình trạng khò khè ở trẻ
Vì trẻ sơ sinh chưa thể uống được nước lọc hay nước trái cây nên mẹ hãy tăng cữ bú và lượng sữa con bú hàng ngày nhé.
Mẹo trị khò khè cho trẻ sơ sinh trong dân gian
Ngoài các cách trị ho khò khè mũi cho trẻ sơ sinh kể trên thì mẹ cũng có thể áp dụng một số cách đơn giản từ những nguyên liệu tự nhiên. Lưu ý những mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh này chỉ áp dụng cho trẻ từ 6 tháng trở lên.
Mật ong chưng quất (tắc)
Quất có tác dụng rất tốt trong trị ho, tiêu đờm. Trong khi đó mật ong có vị ngọt, tính bình rất tốt cho tâm, phế, tìm, vị, đại tràng có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, giải độc và long đờm. Khi kết hợp sẽ tạo ra bài thuốc trị khò khè rất tốt, hỗn hợp này có vịt ngọt nhẹ nên trẻ dễ uống.
Trị thở khò khè cho trẻ bằng mật ong chưng tắc
Cho trẻ uống ngày 3 lần vào sáng, trưa và tối trước khi đi ngủ để đờm nhanh long ra. Lưu ý là phương pháp này chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi.
Nước rau diếp cá
Diếp cá là thảo được ví là khoáng sinh tự nhiên giúp trị ho, ho có đờm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả.
Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng rau diếp cá làm:
- Lấy 1 nắm rau diếp cá rửa sạch, ngâm qua với nước muối rồi để ráo nước, cho vào cối giã thật nhuyễn tiếp đến là cho vào nồi, thêm chút nước vo gạo rồi đun sôi trong 20 phút.
- Lọc bỏ bã, lấy nước cốt cho trẻ uống. Mẹ có thể cho 1 chút đường cho con dễ uống. Uống 2- 3 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Cho trẻ uống sau ăn khoảng 60 phút. Với những trẻ đã ăn dặm thì mẹ không nên cho bé ăn thịt gà, tôm, cua trong thời gian này.
Gừng
Gừng là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp người Việt, không chỉ làm tăng hương vị cho món ăn mà còn giúp trị bệnh hen suyễn, giảm tình trạng viêm đường hô hấp và ngăn cản sự co lại của đường thở.
Bốn cách trị khò khè cho trẻ bằng gừng như sau:
- Cách 1: Trộn hỗn hợp mật ong, nước ép lựu, và nước ép gừng theo tỷ lệ bằng nhau rồi cho trẻ uống hỗn hợp này 2- 3 lần mỗi ngày.
- Cách 2: Trộn 1 thìa cà phê gừng với ½ chén nước để uống trước khi đi ngủ.
- Cách 3: Luộc một ít gừng và ủ trong 5 phút, để nguội bớt rồi uống.
- Cách 4: Đun sôi hỗn hợp một muỗng canh hạt cỏ cà ri, mật ong và nước cốt gừng dùng uống vào buổi sáng và tối.
Nước gừng và mật ong cũng là một trong số các cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Lá húng chanh
Lá húng chanh trị đờm cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả vì thành phần của thảo dược này có rất nhiều tình dầu, thành phần chính là cavaron giúp thải độc, tiêu đờm rất tốt cho trẻ khi ho có đờm và sổ mũi.
Lá húng chanh cũng có mặt trong danh sách cách trị ho khò khè cho trẻ sơ sinh an toàn
Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng húng quế làm như sau:
- Lấy 1 nắm nhỏ lá húng chanh rửa thật sạch, để ráo nước rồi đem giã nát
- Cho thêm 10ml nước sôi vào ngâm để tinh dầu tiết hết ra nước
- Cho trẻ uống ngày 2 lần.
Rất nhiều cha mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh uống lá húng chanh được không và lo lắng liệu có ảnh hưởng đến trẻ không. Thì đừng quá lo lắng, đối với các trẻ trên 6 tháng tuổi và đã ăn dặm rồi thì có thể sử dụng. Nếu trẻ dưới 6 tháng muốn sử dụng thì các bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhé!
Dầu khuynh diệp, dầu tràm
Một trong những cách chữa thở khò khè cho trẻ sơ sinh tốt nhất đó là dùng dầu khuynh diệp nguyên chất hoặc dầu tràm trị khò khè. Hai loại tinh dầu này chứa chất kháng khuẩn, có thể phá vỡ các chất nhầy để làm thông mũi.
Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp rất đơn giản như sau:
- Nhỏ vài giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm vào khăn giấy rồi đặt bên cạnh đầu con. Hoặc đun sôi nước rồi nhỏ vài giọt tinh dầu vào để hít hơi vào.
- Thực hiện mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Cách xử trí tốt nhất khi trẻ sơ sinh bị thở khò khè là đưa bé đến Chuyên khoa Nhi uy tín để được thăm khám và điều trị dứt điểm. Trường hợp đã điều trị tại nhà nhưng bệnh vẫn diễn biến dai dẳng thì bé cần được can thiệp y tế ngay lập tức.
Nếu con bạn đang có các dấu hiệu bất thường về hô hấp thì có thể đưa con đến Chuyên Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được hỗ trợ y tế kịp thời. Đây là địa chỉ cơ sở y tế đem lại trải nghiệm thăm khám nhẹ nhàng, dễ dàng mà con bạn vẫn được chẩn đoán bởi các bác sĩ từ Bệnh viện tuyến đầu như:
- BS CKII Phi Nga - Trưởng Khoa Nhi, đã công tác tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, hiện là Trưởng khoa Nhi - BVĐK Phương Đông
- PGS.TS. BS Phạm Hữu Hòa - Nguyên Trưởng khoa tim mạch, BS Bệnh viện Nhi Trung Ương
- PGS.TS.BS Dương Bá Trực - Nguyên Trưởng khoa Huyết học lâm sàng - BV Nhi TW, hơn 40 năm khám chữa bệnh Chuyên khoa Nhi
- …..
PGS.TS.BS Dương Bá Trực khám cho bệnh nhi tại BVĐK Phương Đông
Trên đây là những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng cho con giúp hạn chế việc sử dụng kháng sinh. Cần tư vấn chi tiết hơn về bệnh hoặc đặt lịch khám cho con, quý khách liên hệ Hotline 19001806 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.