Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là bệnh gì?

Hoàng Lan

23-10-2020

goole news
16

Trong khoảng 6 tháng đầu đời, cha mẹ thường thấy bé thở khò khè nhưng không có nước mũi. Tình trạng này khiến không ít phụ huynh lo lắng, hoang mang không biết con bị bệnh gì, nguyên nhân từ đâu cũng như cách xử lý để cải thiện sức khỏe cho con. Tất cả sẽ được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giải đáp, chia sẻ trong bài viết này.

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là bệnh gì?

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi, sổ mũi là biểu hiện của nhiều bệnh lý, trong đó tiêu biểu là viêm phổi. Bệnh viêm phổi diễn tiến nhanh, hệ hô hấp của trẻ còn non yếu nên cần được điều trị sớm, phòng tránh hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi, xuất hiện nhiều lần có thể liên quan đến các vấn đề đáng lo ngại khác như dị vật đường thở, dị tật bẩm sinh ở phế quản, bệnh lao, phù phổi hoặc phế quản bị chèn ép.

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là biểu hiện của nhiều bệnh lý

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là biểu hiện của nhiều bệnh lý

Hệ hô hấp của trẻ, đặc biệt dưới 6 tháng tuổi, vẫn đang trong quá trình phát triển và trẻ vẫn đang học cách thở, nên dù chỉ một bất thường nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vậy, phụ huynh cần đặc biệt chú ý chăm sóc, bảo vệ bé tránh khỏi các yếu tố nguy cơ như bụi bẩn, khói thuốc, vi khuẩn,...

Nguyên nhân khiến bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

Để xác nhận trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi, phụ huynh nên trực tiếp áp sát tai vào gần cánh mũi hoặc miệng trẻ để theo dõi. Nếu nhận thấy tiếng thở của trẻ không đều, giống tiếng ngáy nhẹ thì cha mẹ nên sớm đưa con đến cơ sở y tế để được kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Ước tính, có khoảng 7 tác nhân khiến trẻ thở khò khè nhưng không ho, không sổ mũi. Cụ thể trong bảng sau:

NGUYÊN NHÂN

Chứng ngạt mũi sơ sinh

Nhiều trẻ sơ sinh chưa đầy 2 tháng tuổi dễ gặp hiện tượng thở khò khè kèm theo dấu hiệu ngạt mũi. Trường hợp trẻ thở khò khè nhưng không có nước mũi là do bị ngạt mũi chưa được hút sạch hết chất nhầy khỏi đường hô hấp.

Viêm phổi, viêm phế quản

Đường hô hấp của bé bị nhiễm trùng gây tổn thương ở tiểu phế quản, tổn thương tại mô phổi. Có trường hợp viêm làm xuất hiện dịch nhầy, có mủ khiến bé thở khò khè, thiếu oxy nên hay gây tình trạng suy hô hấp.

Do chứng hen suyễn

Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh nhạy cảm với các yếu tố kích thích như phấn hoa, khói thuốc, khói bụi… Điều này dễ gây ra chứng hen suyễn, khiến trẻ sẽ có những cơn khó thở, khò khè.

Trào ngược dạ dày, thực quản

Một lượng nhỏ thức ăn khi trẻ ăn bị tràn lên phổi gây sưng đường hô hấp nên khi trẻ thở ra hoặc hít vào cũng gây tình trạng khò khè.

Cảm lạnh

Rất dễ gặp phải ở trẻ sơ sinh, không kể mùa đông hay mùa hè. Đôi khi chỉ vì bé mải chơi, đổ nhiều mồ hôi khiến mồ hôi thấm ngược lại hoặc nằm điều hòa ở nhiệt độ quá thấp cũng rất dễ gây cảm lạnh kèm theo các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mắt, ho, sốt nhẹ.

Cúm

Ngoài thở khò khè, trẻ thường bị sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú.

Trong mũi có dị vật

Đây là nguyên nhân khiến bé thở khò khè nhưng không có nước mũi mà cha mẹ khó phát hiện nhất. Có thể khi chơi đồ chơi, trẻ cố ý hoặc vô tình cho món đồ chơi lọt vào mũi khiến trẻ bị nghẹt mũi, đau mũi, thậm chí chảy máu mũi.

➤ Cẩn trọng khi trẻ sơ sinh thở mạnh và cách xử trí tốt nhất

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có sức đề kháng kém nên dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Bởi vậy, chuyên gia khuyến cáo khi bé không sổ mũi nhưng thở khò khè, cha mẹ cần quan sát thường xuyên, đưa đến cơ sở y tế để được chẩn đoán nguyên nhân, nhận phác đồ phù hợp.

Cách xử lý khi bé thở khò khè không sổ mũi

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị khò khè, chuyên gia y tế không khuyến cáo sử dụng thuốc để điều trị. Thay vào đó, gia đình có thể khắc phục tình trạng bằng một số cách như sau:

  • Tăng bữa bú sữa và chia làm nhiều lần: Điều này giúp bé tránh mất nước, khô miệng. Bởi trẻ sơ sinh khi thở khò khè, khó thở đường mũi sẽ phải thở bằng miệng nên dễ bị khô miệng, bỏ bú dễ mất nước. Cho bé bú nhiều lần còn giúp trẻ tăng sức đề kháng. 
  • Rửa mũi, thông mũi bằng dung dịch sinh lý: Nước muối sinh lý giúp kháng khuẩn hiệu quả. 
  • Hút dịch nhầy trong mũi cho trẻ: Nếu trẻ bị nghẹt mũi và xuất hiện dịch nhầy trong mũi thì cần được hút sạch để thông thoáng đường thở cho bé. Nên hút dịch  nhầy bằng dụng cụ phù hợp. Dụng cụ này cần được tiệt trùng đúng cách và đầy đủ. 
  • Day nhẹ cánh mũi bé: Dùng ngón tay trỏ day nhẹ ngoài cánh mũi của bé để làm tan chất nhầy dễ hơn, hỗ trợ thông đường thở cho trẻ.
  • Hỗ trợ thông mũi bằng tinh dầu: Tắm cho bé với nước tắm pha chút tinh dầu bạc hà, tràm…hoặc bôi tinh dầu tràm vào lòng bàn chân của trẻ.  
  • Giữ ấm cơ thể: Trẻ cần được giữ ấm vùng mũi, cổ, ngực, nhất là trong thời tiết giao mùa hoặc khi trời lạnh, trong mùa đông.

Những cách xử lý cơ bản khi trẻ thở khò khè

Những cách xử lý cơ bản khi trẻ thở khò khè

➤ Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhanh khỏi hơn

Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh

Ngoài các cách nêu trên, gia đình có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, những phương pháp sau đây chỉ giúp làm giảm triệu chứng, nếu muốn điều trị dứt điểm thì gia đình nên tìm đến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

  • Gừng: Là loại dược liệu quen thuộc trong mỗi gia đình, có khả năng giảm viêm đường thở nên thường được sử dụng khi trẻ sơ sinh khò khè mũi.
  • Mật ong: Với đặc tính làm dịu nên thực phẩm này có thể giúp giảm triệu chứng thở khò khè, không sổ mũi ở trẻ sơ sinh.
  • Dầu mù tạt: Được sử dụng nhờ công dụng làm sạch đường thở, giảm bớt tình trạng thở khò khè.
  • Quả sung: Sở hữu đặc tính dinh dưỡng quý giá, cha mẹ có thể dùng để giảm tình trạng khó thở, giảm đờm và cải thiện sức khỏe đường hô hấp tổng thể.
  • Dầu khuynh diệp: Nổi tiếng với đặc tính thông mũi nên phụ huynh cũng không thể bỏ qua khi trẻ thở khò khè.
  • Chanh: Chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, có lợi trong điều trị chứng thở khò khè.
  • Nước ấm: Giúp làm giảm tình trạng đau họng, ho, cảm lạnh ở trẻ sơ sinh, đặc biệt lành tính.

Áp dụng bài thuốc dân gian để điều trị trẻ thở khò khè

(Áp dụng bài thuốc dân gian để điều trị trẻ thở khò khè)

Dù là những dược liệu tự nhiên, được chứng minh an toàn khi sử dụng cho trẻ sơ sinh nhưng cha mẹ cũng không nên lạm dụng. Chỉ dùng một lượng vừa đủ trong ngày, đều đặn trong khoảng thời gian nhất định để nhận thấy hiệu quả.

Khi nào bé thở khò khè nhưng không có nước mũi cần gặp bác sĩ?

Trường hợp thực hiện các biện pháp trên mà trẻ không đỡ thở khò khè, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên đưa bé đi khám sớm. Đặc biệt, trẻ cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa ngay nếu gặp phải 1 hoặc nhiều vấn đề như sau:

  • Tím tái toàn thân khi thở khò khè.
  • Tình trạng bé sơ sinh thở khò khè nhưng không có nước mũi diễn ra kéo dài từ 2 - 3 tuần.
  • Xuất hiện tiếng thở khò khè ở trẻ vốn bị hen suyễn, tiểu phế quản có dị tật bẩm sinh.
  • Trẻ sốt cao, nôn trớ cùng với thở khò khè.
  • Thở khò khè và khó thở, phải gắng sức khi hít thở.

Đưa trẻ thở khò khè không sổ mũi đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

(Đưa trẻ thở khò khè không sổ mũi đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

Khi trẻ thở khò khè nhưng không sổ mũi kéo dài, cha mẹ chưa xác định được nguyên nhân thì có thể đưa con đến khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Chúng tôi có đầy đủ trang thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, sẵn sàng cung cấp các dịch vụ:

  • Khám và điều trị các bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ.
  • Tư vấn chăm sóc sức khỏe trẻ em.
  • Khám phát hiện sớm bệnh lý bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
  • Khám sàng lọc sơ sinh.
  • Tư vấn tiêm chủng.

 

Như vậy, ở BVĐK Phương Đông không chỉ có kỹ thuật hay năng lực xử lý tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi, mà còn đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa từ bệnh lý thường gặp đến ca bệnh hiếm. Ví dụ như trường hợp Tán sỏi niệu quản laser cho bệnh nhi 17 tháng tuổi, sau phẫu thuật sức khỏe trẻ đã ổn định, ăn uống và sinh hoạt bình thường.

Kết lại, bé thở khò khè nhưng không có nước mũi có thể liên quan đến nhiều bệnh lý, vấn đề bất thường tại hệ hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, cúm, cảm lạnh,... Để phòng tránh, trong giai đoạn hệ hô hấp trẻ vẫn đang hoàn thiện, gia đình nên đều đặn vệ sinh mũi họng và giữ ấm cho trẻ khi thay đổi thời tiết.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
9,339

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám