Cách trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh an toàn mà ba mẹ nên biết

Thu Hiền

22-02-2024

goole news
16

Vào thời điểm chuyển giao mùa, nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ mắc bệnh cảm lạnh do hệ miễn dịch còn yếu. Khi đó, ba mẹ không nên hoảng hốt mà hãy bình tĩnh tìm cách xử lý. Đừng nên tự ý sử dụng thuốc cảm lạnh mà hãy thử những biện pháp điều trị tự nhiên để mang lại hiệu quả cao. Vậy cách trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh như thế nào? Hãy để bệnh viện Phương Đông bật mí ngay sau đây nhé!

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh khi nào cần đến bác sĩ?

Cảm lạnh là bệnh lây lan qua đường hô hấp cấp tính. Đối tượng nhiễm bệnh thường ở độ tuổi dưới 5. Trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh do sức đề kháng còn non nớt, dễ bị các loại virus gây bệnh tấn công. Cảm lạnh ở trẻ 1 tháng tuổi và trẻ sơ sinh nói chung thường xuất hiện vào những tháng mùa thu và mùa đông vì đây là những thời điểm mà virus cảm lạnh phát triển rất mạnh.

Theo các bác sĩ, bệnh này không gây nguy hiểm đối với người bệnh, nhưng cũng gây biến chứng nặng. Những nguy cơ nguy hiểm có thể xảy ra như nhiễm khuẩn tai cấp tính, viêm phổi, viêm tiểu phế quản…Đối với những trẻ có tiền sử bị hen suyễn, tình trạng cảm lạnh sẽ nặng hơn. 

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi phát hiện ra trẻ có những biểu hiện sau đây:

  • Trẻ từ 3- 6 tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng của trẻ từ 38,5 độ C.
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, nhiệt độ trực tràng trên 39,5 độ C.
  • Các triệu chứng không thuyên giảm dù đã điều trị, 
  • Ho có đờm vàng, nâu hoặc xanh lá cây.
  • Tình trạng ho của trẻ ngày càng dữ dội.
  • Tiêu chảy và nôn mửa liên tục. 
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước. 
  • Chán ăn và thường xuyên xảy ra tình trạng trẻ quấy khóc.

Khi phát hiện trẻ bị cảm lạnh kèm theo những biểu hiện bất thường như mất nước (tả trẻ không ướt trong 6 giờ), dấu hiệu nhiễm trùng tai như trẻ thường xuyên ngoáy tai hoặc có dịch chảy ra từ bên trong tau. Có những triệu chứng viêm kết mạc, đỏ mắt và mắt đổ ghèn,...

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh cần đến bác sĩ khi nào?Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh cần đến bác sĩ khi nào?

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh ba mẹ nên làm gì?

Để phòng ngừa cảm lạnh thì nên không cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh. Cha mẹ cần để ý sau khi sinh, nếu ai đến thăm trẻ có biểu hiện bị ốm thì không nên để họ tiếp xúc gần với. Không cho trẻ tiếp xúc ở những khu vực đông người và hạn chế ôm và hôn trẻ.

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị cảm lạnh các bậc cha mẹ và người thân cần phải rửa tay trước khi tiếp xúc gần trẻ. Khi có trẻ bú cũng cần làm sạch vú mẹ và núm vú giả của trẻ. 

Nếu cần bất kì hỗ trợ nào hãy liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời trong khi trẻ bị cảm lạnh hay gặp bất kì bệnh nào khác.

Cách trị cảm lạnh ở trẻ sơ sinh an toàn

  • Hạn chế tự ý sử dụng thuốc điều trị 

Trẻ sơ sinh thường xuyên bị cảm lạnh vào những năm đầu đời. Trung bình ước tính từ khi sinh ra đến 1 tuổi,  mỗi trẻ có thể bị cảm lạnh tới 7 lần với triệu chứng sổ mũi, mất ngủ về đêm. Khi đó, ba mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc sổ mũi hay thuốc điều trị cảm lạnh cho trẻ dưới 2 tuổi do sức đề kháng của trẻ còn yếu.

Ba mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ tìm ra nguyên nhân và điều trị. 

Cách trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh an toànCách trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh an toàn

  • Nâng cao đầu giường giúp trẻ ngủ ngon hơn

Cách này sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn, hạn chế mất ngủ về đêm. Bằng cách nâng cao đầu giường cho trẻ, chất nhầy cho mũi dễ dàng thoát ra, trẻ sẽ dễ thở hơn. Nếu giường không được nâng, có thể dùng biện pháp thay thế như kê vài cuốn sách hay những chiếc khăn cuộn dưới nệm. Tuy nhiên, không nên chồng nhiều gối dưới đầu trẻ vì rất dễ làm tăng nguy cơ ngạt thở hoặc hội chứng liên quan đến đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

  • Máy tạo ẩm phun sương có tác dụng giúp giảm ho và nghẹt mũi cho trẻ

Sử dụng máy tạo ẩm phun sương sẽ giúp tăng độ ẩm trong không khí còn từ đó giúp giảm ho cũng như nghẹt mũi cho trẻ. Các gia đình cần phải lưu ý điều chỉnh đúng mức độ hơi nước và độ nóng nước phù hợp để tránh gây bỏng cho trẻ. Một điều quan trọng nữa đó chính là cần thay nước hàng ngày và thường xuyên, làm sạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Điều này còn có thể giúp hạn chế sự phát triển của nấm mốc cũng như các loại vi khuẩn gây hại. 

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của mẹ

Do bé vẫn đang bú mẹ gần như hoàn toàn nên việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của mẹ sẽ giúp sữa mẹ có thêm nhiều dưỡng chất, giúp bổ sung sức đề kháng cho trẻ.

  • Xông hơi cùng với trẻ bên trong phòng tắm

Xông hơi trong phòng tắm là biện pháp được sử dụng giảm nghẹt mũi. Tắm nước nóng và đóng cửa phòng tắm với mục đích là để tăng hơi nước trong phòng. Sau đó, ngồi với trẻ trong phòng tắm từ 10 - 15 phút. Mang theo sách hoặc đồ chơi vào cùng để cho trẻ chơi và kéo dài thời gian một cách tự nhiên bên trong phòng tắm. Hít thở không khí ẩm và ấm giúp tăng cường thông mũi. Thời điểm thích hợp nhất để xông hơi chính là làm ngay trước khi ngủ nhằm giúp trẻ cảm thấy dễ ngủ hơn.

  • Tránh để cho trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc

Khói thuốc có thể khiến cho trẻ bị cảm nắng hơn vì gây kích ứng cổ họng và mũi của trẻ. Trên thực tế, trẻ em hít phải thuốc khó có biểu hiện bị cảm lạnh nặng hơn, có nhiều nguy cơ bị viêm phế quản hoặc viêm phổi. Tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc lá và yêu cầu không ai được phép hút thuốc bên trong nhà đặc biệt là có trẻ nhỏ đang cảm lạnh.

Trẻ bị cảm lạnh không nên tiếp xúc với khói thuốcTrẻ bị cảm lạnh không nên tiếp xúc với khói thuốc

Cách hạn chế trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Cảm lạnh thường khiến cho trẻ trở nên khó chịu và mệt mỏi. Các bậc phụ huynh cần áp dụng những cách sau đây để chăm sóc bé khi con bị cảm lạnh:

  • Cho trẻ uống thật nhiều nước, sữa hoặc các loại đồ ăn loãng như cháo, súp, canh,...
  • Giảm ho cho trẻ uống siro thảo dược hoặc các bài thuốc dân gian như: chanh đào ngâm mật ong, hoa hồng bạch hấp cách thuỷ, massage gan bàn chân bằng dầu nóng,... (Lưu ý trẻ sơ sinh không cho sử dụng mật ong).
  • Vệ sinh mũi hằng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý, nước muối biển sâu hoặc hút mũi cho bé khi bé chảy nước mũi nhiều. 
  • Cho bé nghỉ ngơi thật nhiều nếu thấy trẻ mệt mỏi.
  • Tạo độ ẩm cho phòng của bé để con không bị khô mũi hay khó thở.
  • Tắm cho trẻ bằng cách sử dụng nước ấm, trong phòng kín gió.

Cảm lạnh ở trẻ vẫn có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên chủ quan mà hãy chăm sóc thật tốt trong những ngày thường để con nhanh chóng được khỏi bệnh.

Kết luận

Dù cảm lạnh không quá nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, nhưng các phụ huynh cũng không nên chủ quan. Thay vào đó, hãy tìm phương pháp điều trị và phòng ngừa tốt nhất dành cho con mình. Đối với những trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ không nên sử dụng thuốc một cách tự ý, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, để được chẩn đoán chính xác bệnh hơn, các ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được hỗ trợ. 

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông luôn đồng hành cùng bạn trong việc thăm khám và giải đáp thắc mắc. Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn và thăm khám riêng, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 1806 để được hướng dẫn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
191

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám