Bệnh cảm lạnh có lây không?
Cảm lạnh là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, xảy ra do sự tác động của một số loại virus. Ví dụ như virus Rhino, virus hợp bào hô hấp, Coronavirus, Adenovirus…Trong đó, virus Rhino là loại phổ biến nhất gây ra bệnh lý cảm lạnh cho con người.
Nhiều người nhầm tưởng rằng, cảm lạnh là do thời tiết lạnh gây nên và họ băn khoăn không biết bệnh cảm lạnh có lây không. Tuy nhiên, thực tế thì thời tiết lạnh chỉ là “chất xúc tác” tạo điều kiện cho virus xâm nhập và tấn công cơ thể. Do đó, với câu hỏi “Cảm lạnh có lây không?”, câu trả lời là “Có!”.
Khi bị lây bệnh, người bệnh sẽ có triệu chứng chung là mệt mỏi. Đồng thời, tùy từng cơ địa của mỗi người mà xuất hiện thêm một số triệu chứng khác. Ví dụ như chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, viêm họng, ho, đau đầu, đau mỏi cơ bắp, sốt nhẹ…
Cảm lạnh rất dễ lây từ người sang người
Cảm lạnh lây qua đường nào?
Virus gây cảm lạnh hoàn toàn có thể tồn tại ở những điều kiện nhất định trong không khí cũng như trong các loại dịch tiết của cơ thể. Nhiều người đã biết cảm lạnh có lây không nhưng lại không biết cảm lạnh lây qua đường nào?
Theo các chuyên gia y tế, virus thông qua đường không khí và việc tiếp xúc gần có thể lây từ người bệnh sang người khác. Cụ thể quá trình lây lan như sau:
Cảm lạnh lây truyền do tiếp xúc qua trung gian
Khi người khác chạm vào những vật dụng mà người bệnh đã từng tiếp xúc trước đó, sẽ bị virus xâm nhập. Đây là một con đường lây lan bệnh dễ gặp nhất. Và đó cũng là câu trả lời thực tế nhất cho câu hỏi cảm lạnh có bị lây không nếu như dùng chung đồ với người bệnh.
Cảm lạnh lây truyền do tiếp xúc qua trung gian
Cảm lạnh lây truyền trực tiếp từ người nhiễm bệnh
Nguy cơ bị nhiễm bệnh khi nói chuyện, tiếp xúc trực tiếp với người đang bị cảm lạnh mà không có bất cứ biện pháp phòng ngừa nào là rất cao. Virus gây bệnh sẽ thông qua dịch tiết mồ hôi, nước bọt, hắt hơi, ho bay ra ngoài không khí.
Khi hít phải không khí có dịch tiết chứa virus, hoặc sau khi bắt tay người bệnh, sờ vào mồ hôi trên cơ thể người bệnh thì sẽ có nguy cơ bị bệnh. Nguy cơ này xảy ra ngay cả khi người bệnh mới chỉ đang ở thời điểm ủ bệnh, chưa có hoặc chưa có nhiều triệu chứng của cảm lạnh. Vì vậy, trong một số trường hợp, người bị lây bệnh lại có biểu hiện bệnh trước cả người nhiễm bệnh đầu tiên.
Khoảng thời gian dễ lây cảm lạnh cho người khác
Việc bị cảm lạnh kéo dài không chỉ bản thân người bệnh cảm thấy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của họ. Những người xung quanh, nhất là những người thân, đồng nghiệp cũng vì vậy mà chịu ảnh hưởng theo.
Khoảng thời gian bị bệnh
Theo các chuyên gia y tế, thông thường triệu chứng của bệnh cảm lạnh sẽ kéo dài từ vài ngày đến 14 ngày. Những ngày đầu tiên là khoảng thời gian các triệu chứng như ho, hắt hơi, ngạt mũi, sốt sẽ nặng nhất. Dần dần, dưới sự “chiến đấu” của các kháng thể cùng sự hỗ trợ của một số loại thuốc (nếu có), các triệu chứng này sẽ thuyên giảm dần.
Khoảng thời gian dễ lây cho người khác
Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, bất kỳ giai đoạn nào của cảm lạnh cũng hoàn toàn có thể làm lây lan virus cho người khác. Đó là lý do mà câu trả lời cho câu hỏi “Cảm lạnh có lây không?” là “Có!”.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy, khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày đầu là dễ lây lan bệnh nhất. Bởi vì đây là lúc virus hoạt động và phát triển nhanh. Các triệu chứng của bệnh như viêm họng, ho, sốt… cũng nặng nề nhất.
Lượng virus tồn tại trong cơ thể cao, việc bài tiết của cơ thể cũng diễn ra mạnh mẽ nên nồng độ virus trong các dịch tiết bị bài trừ ra ngoài cũng cao hơn. Việc ho khi viêm họng, đổ mồ hôi khi sốt… gây nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh.
Thời gian dễ lây cảm lạnh cho người khác là từ 2– 3 ngày đầu nhiễm bệnh
Khoảng thời gian ít có khả năng lây bệnh
Sau khi qua 1 tuần đầu, dù người bệnh có các triệu chứng cảm lạnh kéo dài bao lâu thì nguy cơ lây bệnh cũng giảm đi hẳn. Lúc này, người bệnh vừa có thể sinh hoạt bình thường, vừa không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề lây nhiễm cho người khác.
Người bị cảm lạnh bao lâu thì khỏi
Ngoài vấn đề cảm lạnh có lây không thì câu hỏi bị cảm lạnh bao lâu thì khỏi cũng là mối quan tâm của nhiều người. Các chuyên gia y tế cho biết, để trả lời câu hỏi này cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là sức đề kháng của cơ thể.
Với người bình thường
Thông thường, tình trạng bệnh với các triệu chứng cảm lạnh kéo dài trong khoảng từ 7 đến 14 ngày. Đây là khoảng thời gian trung bình để cơ thể sản sinh kháng thể tiêu diệt virus có hại. Điều tiết các hoạt động của cơ thể, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh và đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng.
Với người có sức khỏe tốt
Những người có sức khỏe tốt đồng nghĩa với việc họ sở hữu một hệ miễn dịch tốt. Sức đề kháng với các mầm bệnh nói chung và các loại virus gây cảm lạnh thông thường cao.
Vậy với những người này, bệnh cảm lạnh có lây không? Về cơ bản thì câu trả lời vẫn là Có. Dù là ai thì cũng đều cẩn trọng trong quá trình tiếp xúc với người bệnh, tuyệt đối không được chủ quan sức khỏe tốt mà không áp dụng các biện pháp phòng ngừa tích cực.
Tuy nhiên, với những người có sức khỏe tốt, dù có nhiễm virus, khả năng xuất hiện các triệu chứng bệnh có thể có hoặc không. Nếu có thì các triệu chứng cũng rất nhẹ và nhanh chóng thuyên giảm với thời gian chỉ khoảng 2 đến 3 ngày là khỏi. Do đó, đôi khi họ không quan tâm nhiều lắm đến vấn đề cảm lạnh mấy ngày thì khỏi.
Người có sức khỏe tốt chỉ 2– 3 ngày là thuyên giảm triệu chứng cảm lạnh
Với người sức đề kháng kém
Người có sức khỏe kém sẽ thường hay bị những bệnh lặt vặt như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, ho sốt… Nguyên nhân là sức đề kháng kém dẫn đến khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh là không cao.
Vậy với những đối tượng này, "bị cảm lạnh bao lâu thì khỏi?" thì câu trả lời tùy thuộc vào hoạt động của hệ miễn dịch cũng như sự hỗ trợ của các tác nhân bên ngoài như thuốc men, dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi…
Theo các nghiên cứu, thời gian mà virus cảm lạnh có thể tồn tại trong cơ thể người kéo dài đến 3 tuần. Do vậy, nếu không được điều trị thích hợp thì người có sức đề kháng kém có thể bị cảm lạnh trong suốt khoảng thời gian này.
Với người già, trẻ nhỏ, người bị bệnh nền
Các đối tượng là người già, trẻ nhỏ và người mắc một số bệnh lý nền thường sẽ có sức đề kháng kém. Do vậy, khi bị cảm lạnh, thời gian bị bệnh có thể sẽ kéo dài hơn người bình thường.
Nếu quý khách hàng cần giải đáp thắc mắc hay hỗ trợ về bệnh cảm lạnh vui lòng gọi 19001806 hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần để đặt lịch khám tại Phương Đông.
Bị cảm lạnh kéo dài lâu ngày không khỏi do đâu?
Trên thực tế, có nhiều người bị cảm lạnh lâu ngày không khỏi dù đã sử dụng thuốc điều trị. Những tác động của bệnh khiến cho cuộc sống sinh hoạt thường nhật, học tập, làm việc bị ảnh hưởng không nhỏ. Vậy lý do của tình trạng này là gì thì hãy cùng khám phá dưới đây.
Chưa khỏi hẳn bệnh
Việc virus gây cảm lạnh vẫn còn tồn tại trong cơ thể dù các triệu chứng đã thuyên giảm hoặc dứt hẳn là nguyên nhân đầu tiên của tình trạng cảm lạnh kéo dài. Khi gặp các yếu tố thuận lợi như thời tiết thay đổi, cơ thể mệt mỏi do áp lực,… sẽ khiến virus có cơ hội sinh sôi, phát triển lại.
Với nguyên nhân này, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi và điều trị dứt điểm bằng các biện pháp y tế thích hợp. Hạn chế sự tác động của những cơn cảm lạnh cho sức khỏe nói riêng và cuộc sống nói chung.
Bị cảm lạnh kéo dài do chưa khỏi hẳn bệnh
Bị dị ứng
Dị ứng với thời tiết, phấn hoa, lông động vật, mùi hương, hải sản… Tất cả đều có nguy cơ khiến cho cơ thể con người có những biến đổi nhất định, gây ra các tình trạng như ho, hắt hơi, ngứa mắt, chảy nước mắt, chảy nước mũi…
Không chỉ vậy, hiện tượng dị ứng còn làm cho cơ thể phải “gồng mình” chống chọi với các tác nhân gây nên dị ứng. Điều này giúp virus gây cảm lạnh có cơ hội xâm nhập và điều kiện để phát triển. Từ đó, tình trạng bệnh kéo dài khó dứt.
Bệnh nhân bị viêm phổi
Thời gian điều trị cảm lạnh thông thường là từ 7 đến 10 ngày. Nếu sau thời gian này mà người bệnh vẫn còn bị ho với những cơn ho kéo dài, ho có đờm nâu hoặc xanh. Kèm theo đó là hiện tượng khó thở, sốt thì có thể là bị viêm phổi.
Tình trạng cảm lạnh những bệnh nhân bị viêm phổi phụ thuộc vào quá trình điều trị bệnh và khả năng phản ứng với thuốc của cơ thể. Với những người bị một số bệnh phổi mãn tính như khí phế thủng, hen suyễn thì thời gian bị cảm lạnh có thể sẽ lâu hơn.
Người bị viêm phổi nếu bị cảm lạnh sẽ lâu khỏi hơn
Do tác dụng phụ của thuốc
Trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị cảm lạnh và một số loại bệnh khác, nhiều trường hợp sẽ gặp phải tác dụng phụ của thuốc dẫn đến việc bị cảm lạnh lâu khỏi. Nguyên nhân là nhiều loại thuốc điều trị bệnh trên nguyên lý ức chế miễn dịch. Khiến cho cơ thể bị hạn chế trong việc sản sinh kháng thể chống lại virus cảm lạnh.
Với các trường hợp này, bác sĩ điều trị có thể xem xét tình huống thực tế để đổi loại thuốc khác cho bệnh nhân. Người bệnh cũng cần phải tích cực phối hợp trong việc nghỉ ngơi, ăn uống và dùng thuốc đúng hướng dẫn để sức khỏe ổn định tốt hơn.
Bệnh viện đa khoa Phương Đông vừa giúp bạn tìm câu trả lời cho thắc mắc: "Cảm lạnh có lây không". Hy vọng rằng thông tin bài viết hữu ích, giúp bạn có những hiểu biết đúng đắn về vấn đề này!
Quý khách hàng có thể liên hệ để được tư vấn theo số tổng đài 19001806 nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần để đặt lịch khám.