Cảm nóng và cảm lạnh là gì? Phân biệt cảm nóng và cảm lạnh

Thu Hiền

01-12-2023

goole news
16

Cảm nóng và cảm lạnh có triệu chứng điển hình hoàn toàn khác biệt, và chúng cũng cần được điều trị theo phác đồ riêng. Hãy cùng với Bệnh viện Phương Đông tìm hiểu về 2 căn bệnh này nhé. Bạn sẽ hiểu hơn về chúng và biết cách chăm sóc cơ thể đúng đắn hơn khi không may mắc bệnh đấy.

Cảm nóng là gì?

Cảm nóng là bệnh thường gặp do nhiệt, nên nó còn được gọi là cảm nhiệt. Tùy cơ địa và điều kiện gặp phải, bệnh có thể gây ra những biểu hiện khó chịu với mức độ nặng nhẹ khác biệt ở từng người. Bệnh thường do bệnh nhân tiếp xúc với nắng nóng, nhiệt độ cao bất thường trong thời gian dài dẫn tới những phản ứng tiêu cực của cơ thể.

Cảm nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, có nhiều triệu chứng nóng, bùng nhiệtCảm nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, có nhiều triệu chứng nóng, bùng nhiệt

Khi nhiệt độ cơ thể một người tăng lên hơn 40 độ C trong một thời gian dài, các tế bào sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Thậm chí, nhiều tế bào sẽ bị tổn thương không thể phục hồi.

Hệ quả tất yếu chính là sự suy kiệt, suy sụp và tổn thương của nhiều cơ quan khác nhau. Hai tình trạng cảm nóng cần chú ý xử lý sớm nhất là:

  • Say nắng - heat exhaustion: còn được gọi là kiệt sức do nóng
  • Tai biến do nóng - heat stroke

Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh còn được gọi là cảm hàn, là một căn bệnh đường hô hấp chưa có thuốc đặc trị hay vacxin phòng bệnh hữu hiệu. Nó là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra bởi các loại virus. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào.

Bệnh cảm lạnh có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng thời tiết đông xuân chính là thời điểm dễ bị bệnh nhất do virus bùng phát mạnh, đồng thời cơ thể người cũng đang suy yếu do sự thay đổi thời tiết nhanh chóng.

Điểm giống nhau giữa cảm nóng và cảm lạnh

Có thể thấy, triệu chứng của cảm lạnh và cảm nóng là khác biệt. Tuy nhiên, cả hai tình trạng này đều gây rối loạn các chức năng, môi trường trong cơ thể. Từ đó, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng, các hoạt động sống của người bị cảm.

Cả cảm nóng và cảm lạnh đều khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức

Chính vì vậy, dù bị cảm nóng hay cảm lạnh mọi người cần chú ý đặc biệt. Từ đó, điều trị đúng cách và giúp cơ thể nhanh phục hồi, khỏe mạnh trở lại hơn.

Điểm khác nhau giữa cảm lạnh và cảm nóng

Do triệu chứng và nguyên nhân khác biệt, cách điều trị cảm hàn và cảm nhiệt rất khác nhau. Dưới đây, cùng tìm hiểu những điểm khác biệt rõ ràng của hai bệnh này nhé.

Cách điều trị cảm nóng, cảm lạnh

Với những người bị cảm nóng, vấn đề nghiêm trọng nhất là nhiệt độ cơ thể tăng cao. Người bệnh cần được hạ sốt nhanh chóng, làm giảm nhiệt độ cơ thể. Từ đó, tránh làm ảnh hưởng đến các tế bào cũng như chức năng của cơ thể. Cách làm mát cơ thể, hạ sốt là dùng các vị thuốc mát như atiso, râu bắp, đậu má… hoặc có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Còn khi bị cảm lạnh thì bệnh nhân cần được giải cảm. Các loại thuốc, mẹo vặt dân gian sẽ giúp ổn định nhiệt độ cơ thể, làm dịu các triệu chứng cảm hàn như ho, hắt hơi, ngạt mũi, khó chịu… Ngoài thuốc cảm, bệnh nhân có thể xông hơi, sử dụng các bài thuốc giải cảm dân gian quen thuộc. Các món thích hợp cho người bệnh cảm hàn là cháo miến, cháo cá, cháo gà… Người bệnh nên thêm các món này vào khẩu phần để giải cảm nhanh, giúp cơ thể có thêm năng lượng.

Chăm sóc bệnh nhân cảm nóng và cảm lạnh

Chăm sóc bệnh nhân cảm nóng

Bệnh nhân cảm nóng sẽ thấy những triệu chứng khó chịu như cảm giác cả cơ thể nóng bừng, môi khô, bứt rứt, nghẹt thở khó chịu, nhức đầu và cảm giác rất khó chịu, không thể chịu được thời tiết nóng. Nếu nhiệt độ môi trường ở mức cao, hay uống phải đồ nóng, ăn phải đồ nóng, người cảm nóng sẽ thấy khó chịu.

Khi bị cảm nóng, cần chú ý đưa bệnh nhân nghỉ ngơi ở chỗ mátKhi bị cảm nóng, cần chú ý đưa bệnh nhân nghỉ ngơi ở chỗ mát

Lúc này, ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm làm mát, người bệnh cần được tránh nóng. Do đó hãy để người bệnh nghỉ ngơi trong môi trường mát mẻ, dễ chịu. Nếu có triệu chứng sốt, hãy nhanh chóng thực hiện các biện pháp chườm lạnh, ngâm chân trong nước lạnh.

Chăm sóc bệnh nhân cảm lạnh

Người mắc bệnh cảm hàn sẽ rơi vào trạng thái lạnh, sợ lạnh đến mức run lên. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ có hàng loạt triệu chứng khó chịu như ho có đờm, mệt mỏi, chảy mũi, đau đầu âm ỉ không ngừng. Thông thường, bệnh nhân sẽ nhận thấy đỡ các triệu chứng ngay khi đến chỗ ấm áp, ăn hoặc uống các món nóng.

Chính vì vậy khi bị cảm lạnh nên chú ý nghỉ ngơi ở nơi ấm áp, tránh gió lạnh, tránh nước lạnh cho đến khi triệu chứng giảm hẳn.

Sự khác nhau về cách tăng sức đề kháng cho người bệnh

Ngoài việc xử lý triệu chứng bệnh, tăng sức đề kháng cho người bệnh là việc tối quan trọng. Nếu sức đề kháng tốt, mọi người có thể tránh làm bệnh phát tán nặng, gây mệt mỏi nghiêm trọng và kéo dài tình trạng cảm.

Dù là cảm hàn hay cảm nóng, mọi người đều có thể tăng sức đề kháng thông qua việc bổ sung dinh dưỡng. Nhưng với cảm lạnh và cảm nóng, cách bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng là khác nhau.

Ở người bệnh cảm lạnh

Với người cảm hàn, lúc này cần chú ý sử dụng các thực phẩm có tính ấm. Nổi bật là các loại cháo như cháo gà, cháo cá, thịt có màu sắc đậm như thịt bò, thịt lợn…

Đây là những loại đồ ăn có nhiều dinh dưỡng, mang tính ấm và có khả năng bồi bổ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng nhanh. Sau khi ăn, người bệnh sẽ thấy ấm lên, triệu chứng cảm giảm đi nhanh chóng. Đồng thời, là cách để giúp cơ thể có dinh dưỡng để chống chịu với vi khuẩn gây bệnh, nhanh phục hồi hơn sau cảm.

Cách tăng sức đề kháng ở người cảm nóng

Với người bị cảm nóng, các triệu chứng khó chịu rất nhiều nhưng tập trung vào trạng thái nóng, bùng của cơ thể. Nên lúc này, người bệnh cần ăn những món mát để làm tăng sức đề kháng và giải quyết cảm giác nóng nhanh chóng hơn.

Khi bị cảm nóng, người bệnh nên đun nước các loại thảo dược như bông mã đề, mía lau, rễ tranh, đậu xanh nguyên vỏ, rau má… Những loại nước này giúp cơ thể dễ chịu hơn nhiều sau khi uống, đồng thời có tác dụng làm mát cơ thể lâu dài.

Các thức uống mát sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh cảm nóngCác thức uống mát sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh cảm nóng

Ngoài ra, hãy bổ sung các loại trái cây có tác dụng làm mát cơ thể như cam, chanh, bưởi, ổi… Chúng giúp bổ sung lượng vitamin C lớn để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, ăn thêm nhiều rau xanh để làm mát. Chú ý chia nhỏ lượng hoa quả, rau xanh thành từng lượng nhỏ, ăn cách nhau 1 tiếng. Với cách này, cơ thể sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn đảm bảo có đủ lượng vitamin cần thiết cho cơ thể để nhanh chóng vượt qua cảm giác nóng bức, khó chịu kéo dài.

Phòng ngừa bệnh cảm nóng và cảm lạnh như thế nào?

Dù là cảm nóng hay cảm lạnh, bệnh đều ảnh hưởng rất nhiều đến người mắc. Chính vì vậy, bạn nên tuân thủ những biện pháp phòng bệnh dưới đây để bảo vệ cơ thể tốt nhất.

Cách phòng ngừa bệnh cảm nóng

  • Khi thời tiết thay đổi, nên chú ý làm mát cơ thể thường xuyên để cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn cũng có thể tắm nước ấm, hoặc đơn giản hơn là dùng nước mát vỗ lên mặt.
  • Uống nhiều nước hơn trong những ngày nắng nóng. Bạn có thể tăng lên lượng 3 - 3,5 lít mỗi ngày.
  • Lựa chọn trang phục mát mẻ, rộng rãi.
  • Nên ở trong chỗ mát, tránh ra ngoài khiến cơ thể bị nóng bức làm cho khó chịu.
  • Chú ý làm mát không khí trong môi trường sống cũng như môi trường làm việc.
  • Tránh ra ngoài trời vào những thời điểm nắng nóng nhất trong ngày.
  • Đội mũ nón, mặc quần áo chống nắng, tìm cách tránh ánh nắng khi phải ra ngoài. Chú ý không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào gáy nếu không cơ thể sẽ kiệt sức rất nhanh vì nhiệt độ.
  • Không thực hiện các hoạt động mạnh hay những công việc nặng nhọc trong ngày.
  • Bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể như A, E và C để có thêm khả năng chống chịu.
  • Chú ý rèn luyện sức khỏe thường xuyên, nhẹ nhàng và vừa sức.

Cách phòng chống cảm hàn hiệu quả

Nếu bạn lo lắng bị cảm hàn, nên chú ý những dấu hiệu sau để phòng ngừa bệnh cảm lạnh, cảm hàn:

  • Hạn chế để người ướt, ngấm nước trong điều kiện trời lạnh, nhiệt độ giảm.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể trong những thời điểm chuyển mùa.
  • Luyện tập thể thao nhẹ nhàng, thường xuyên.
  • Nếu bị đổ mồ hôi, nên chú ý thay đồ, tắm ngay để tránh mồ hôi ngấm ngược vào gây cảm lạnh.
  • Mở cửa sổ thường xuyên, hạn chế ngồi máy lạnh lâu.
  • Sử dụng thêm tinh dầu có mùi ấm áp như quế, sả và chanh để hỗ trợ làm mát không khí và khử trùng.
  • Hàng ngày nên uống 1 cốc nước ấm, có thả 1 chút chanh và gừng tươi.
  • Chú ý giữ ấm khi đi xe máy, tiếp xúc với gió lớn.
  • Không tắm muộn.
  • Không tắm ngay sau khi hoạt động mạnh.
  • Chú ý sấy khô tóc ngay sau khi gội đầu để tránh cảm lạnh.

Lời kết

Như vậy, bạn đã hiểu hơn về bệnh cảm nóng và cảm lạnh. Từ đó, có cách nhận diện bệnh và chăm sóc phù hợp với từng triệu chứng của mỗi bệnh. Để được điều trị bệnh nhanh chóng và an toàn, nên đến ngay Bệnh viện Phương Đông hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc nhé.

Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
9,109

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám