Can thiệp động mạch vành qua da (PCI): Những điều bạn chưa biết

Nguyễn Phương Thảo

28-11-2024

goole news
16

Can thiệp động mạch vành qua da là một kỹ thuật xâm lấn thường được áp dụng để giảm đau thắt ngực và ngăn ngừa các cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về quá trình này cũng như những yếu tố cần cân nhắc trước và sau khi can thiệp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về can thiệp động mạch vành qua da (PCI) và giải đáp những thắc mắc phổ biến để giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị này.

Khái quát về thủ thuật can thiệp động mạch vành qua da (PCI)

Động mạch vành (Coronary Artery Disease - CAD) là một bệnh tim thường được điều trị thông qua việc sử dụng thuốc kết hợp với lối sống và chế độ ăn uống khoa học. Trong trường hợp tình trạng bệnh nhân trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể đưa ra đề xuất can thiệp động mạch vành qua da (PCI) để cải thiện tình trạng của động mạch. 

PCI - Percutaneous Coronary Intervention: Là thuật ngữ mô tả quá trình mở rộng các động mạch vành bị hẹp, khi mà các mạch máu cung cấp oxy đến cơ tim trở nên hạn chế do các mảng bám (bao gồm các chất béo như cholesterol) và cục máu đông có thể hình thành trong các động mạch, làm cho chúng trở nên cứng và hẹp, ảnh hưởng đến lưu lượng máu dẫn đến động mạch vành. 

Thủ thuật can thiệp động mạch vành qua da (PCI)

Thủ thuật can thiệp động mạch vành qua da (PCI)

Hiệu quả của can thiệp động mạch vành qua da (PCI) có thể điều trị và làm giảm các triệu chứng của mạch vành như đau ngực, khó thở hay các tổn thương cơ tim trong hoặc sau quá trình điều trị. 

Phân biệt các loại can thiệp động mạch vành qua da

Có nhiều phương pháp can thiệp động mạch vành qua da khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều mang một mục đích chung đó là mở rộng các động mạch bị tắc. Tuỳ vào tình trạng hiện tại của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp: 

  • Nong bóng: Đưa một quả bóng được bơm căng vào động mạch để đẩy sạch mảng bám của khỏi đường đi. 
  • Nong mạch vành bằng laser (hiếm sử dụng): Sử dụng tia laser để làm bay mảng bám thông qua ống thông. 
  • Khoan mảng bám xơ vữa bằng mũi khoan kim cương: Sử dụng mũi khoan để làm sạch cặn canxi trong động mạch. 
  • Nong mạch bằng stent: Dùng một quả bóng để mở động mạch sau đó đặt một cuộn dây kim loại vĩnh viễn vào trong để giữ động mạch mở ra. 

Trường hợp được chỉ định can thiệp động mạch vành qua da

Việc chỉ định phương pháp can thiệp động mạch vành qua da thường là những trường hợp: 

  • Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên đi kèm các triệu chứng thiếu máu cục bộ kéo dài dưới 48 tuổi. 
  • Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, không có triệu chứng thiếu máu cục bộ kéo dài dưới 12 giờ. 
  • Cải thiện khả năng sống sót cho người bệnh hẹp > 50 % và các nghiệm pháp cho thấy suy giảm chức năng mạch vành. 
  • Bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp tính không ST chênh lên (NSTE - ACS), biểu hiện suy tim, hở vai hai lá mới hoặc nặng hơn, huyết động không ổn định hay nhịp nhanh/rung thất kéo dài. 
  • Bệnh nhân có nồng độ troponin xấu đi cần phải điều trị sớm (trong vòng 24h). 
  • Bệnh nhân bị đau thắt ngực không ổn định. 
  • Bệnh nhân bị đau thắt ngực ổn định không đáp ứng điều trị nội khoa. 
  • Bệnh nhân đau thắt ngực tương đương (thấy khó thở, rối loạn nhịp tim, chóng mặt hay ngất xỉu). 
  • Bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. 
  • Bệnh nhân bị hẹp động mạch vành nặng, không đủ tiêu chuẩn phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. 

Chống chỉ định đối với những trường hợp bao gồm: 

  • Bệnh đông máu. 
  • Một mạch duy nhất cấp toàn bộ máu cho tim bị hẹp.
  • Tình trạng hẹp nặng thân chung động mạch vành trái, đặc biệt khi không có tuần hoàn bàng hệ bù đắp từ các nhánh khác hoặc trong trường hợp bệnh nhân đã từng thực hiện phẫu thuật bắc cầu nối mạch vành tới động mạch liên thất trước. Điều này có thể gây suy giảm nghiêm trọng lượng máu cung cấp cho tim, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hoặc suy tim nếu không được điều trị đúng cách.
  • Tổn thương lan toả hệ động mạch vành mà không có chỗ hẹp khu trú. 
  • Tình trạng tăng đông máu. 
  • Không có sẵn đơn vị phẫu thuật tim hỗ trợ khi cần thiết. 
  • Hẹp động mạch vành <50% 
  • Tắc hoàn toàn một nhánh động mạch vành. 

Quy trình tiến hành can thiệp động mạch vành qua da (PCI)  

Trước khi thực hiện thủ thuật 

Trước khi can thiệp động mạch vành qua da, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết như điện tâm đồ (ECG), siêu âm tim, chụp cắt lớp CT hoặc chụp mạch vành để xác định mức độ tắc nghẽn và tình trạng của động mạch vành để đánh giá sát nhất về tình trạng của bệnh nhân. 

Người bệnh cần nhịn ăn từ 6- 8 giờ trước khi can thiệp và có thể được dùng thuốc kháng tiểu cầu hoặc thuốc chống đông để giảm nguy cơ đông máu.

Trong quá trình thực hiện thủ thuật 

Người bệnh sẽ được gây tê cục bộ ở vùng đùi hoặc cổ tay, đảm bảo vẫn giữ được sự tỉnh táo trong suốt quá trình bác sĩ thực hiện mà không có cảm giác đau đớn nào. 

Quá trình thực hiện can thiệp động mạch vành qua da

Quá trình thực hiện can thiệp động mạch vành qua da 

Bác sĩ chọc kim để đưa một catheter nhỏ vào động mạch đùi hoặc động mạch quay và tiến vào động mạch vành. Để xác định vị trí và mức độ tắc nghẽn, bác sĩ tiêm chất cản quang vào động mạch qua catheter và thực hiện chụp X-quang mạch vành (angiogram).

Sau đó, một bóng nhỏ gắn ở đầu catheter được đưa đến chỗ động mạch bị hẹp hoặc tắc và được bơm căng để ép mảng xơ vữa vào thành mạch, tạo ra không gian cho máu lưu thông.

Khi đã mở rộng được động mạch, bác sĩ có thể đặt một stent (giá đỡ kim loại hoặc hợp kim) tại vị trí này để giữ cho mạch máu mở rộng và ngăn chặn tái hẹp

Cuối cùng, tháo ống thông và băng ép động mạch.

Sau khi thực hiện thủ thuật

Sau khi đặt stent, bác sĩ sẽ kiểm tra lại lưu thông máu qua động mạch để đảm bảo rằng máu đã lưu thông trở lại bình thường. Kiểm tra mọi thứ đã hoàn tất, bác sĩ sẽ rút catheter ra và áp lực hoặc băng ép sẽ được áp dụng để cầm máu tại điểm chọc kim.

Đối với người bệnh sau khi thực hiện can thiệp cần được nghỉ ngơi và theo dõi tại bệnh viện từ 4-6 giờ để tránh chảy máu từ vị trí đưa ống thông vào (thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào vị trí đặt ống thông). Sau khi xuất viện, người bệnh nên tái khám theo lịch hẹn và duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm kiểm soát chế độ ăn uống, tập thể dục và bỏ thuốc lá nếu có hút thuốc, nhằm giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh.

Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi để tránh biến chứng sau khi kết thúc tiểu phẫu

Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi để tránh biến chứng sau khi kết thúc tiểu phẫu

Tham khảo:

Thời gian can thiệp động mạch vành qua da 

Thời gian thực hiện PCI có thể thay đổi tùy theo mức độ phức tạp của ca bệnh, loại can thiệp, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và kinh nghiệm của bác sĩ. 

Thông thường, thủ thuật PCI kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ. Trong các trường hợp đơn giản, có thể chỉ mất khoảng 30-60 phút. Tuy nhiên, ở những trường hợp phức tạp, ví dụ như khi nhiều mạch máu bị tắc hoặc có các tổn thương phức tạp, thời gian thực hiện có thể lâu hơn.

Bên cạnh đó, thời gian thực hiện PCI còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân (như tiền sử bệnh nền, tuổi tác), mức độ tắc nghẽn của mạch máu và sự phức tạp của tổn thương trong động mạch. Các tổn thương mạch máu phức tạp hoặc khi có nhu cầu đặt nhiều stent có thể làm kéo dài thời gian can thiệp.

Chi phí can thiệp động mạch vành qua da 

Vì phương pháp can thiệp động mạch vành qua da là một dịch vụ kỹ thuật cao, để có một sự chuẩn bị tốt người bệnh cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ. Chi phí phụ thuộc vào các yếu tố cơ sở y tế thực hiện, các xét nghiệm tiền phẫu, dụng cụ- trang thiết bị y tế được sử dụng, loại stent được chọn, vấn đề y tế sau khi thực hiện,...

Để được giải đáp chi tiết hơn, khách hàng có thể liên hệ qua Hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám, bác sĩ tại Phương Đông sẽ hỗ trợ bạn sớm nhất. 

Các phương pháp chẩn đoán hỗ trợ can thiệp mạch vành qua da 

  • Chụp và can thiệp động mạch vành qua da: Khi chụp động mạch vành qua da bằng tia X sẽ giúp bác sĩ sẽ xác định được vị trí và mức độ tắc nghẽn của các động mạch nuôi tim, hướng đưa ống thông, bóng và stent đặt vào đúng vị trí. 
  • IVUS: Đây là phương pháp chẩn đoán siêu âm trong lòng mạch vành, cho phép sử dụng đầu dò siêu âm mini ở đầu ống thông để quan sát thành động mạch vành một cách chuẩn xác. Từ đây có thể mô tả hình thái và tần suất phân bố mảng bám, khảo sát được chính xác mức độ tổn thương động mạch vành, giúp bác sĩ có quyết định can thiệp và điều trị chính xác hơn. 
  • Kỹ thuật FFR/iFFR: Kỹ thuật giúp xác định chính xác các tổn thương hẹp gây lưu lượng máu giảm. Nhờ đó, bác sĩ sẽ đánh giá khách quan nhất, giảm những biến chứng tối đa sau khi can thiệp. 

Đánh giá ưu điểm và nhược điểm khi can thiệp động mạch vành qua da (PCI)

Ưu điểm 

Can thiệp động mạch vành qua da là một kỹ thuật hiện đại trong điều trị bệnh động mạch vành, có nhiều ưu điểm nổi bật như:

Can thiệp PCI giải quyết dứt điểm và nhanh chóng tình trạng hẹp hoặc tắc mạch vành

Can thiệp PCI giải quyết dứt điểm và nhanh chóng tình trạng hẹp hoặc tắc mạch vành

  • PCI giúp mở rộng động mạch vành bị hẹp, cải thiện lưu lượng máu đến tim và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Việc tái lập lưu lượng máu nhanh chóng giúp giảm thiểu tổn thương tim, đặc biệt trong trường hợp cấp cứu nhồi máu cơ tim. 
  • Khác với phẫu thuật bắc cầu mạch vành (CABG), PCI là phương pháp xâm lấn tối thiểu, không cần phẫu thuật mở ngực, do đó bệnh nhân có thể xuất viện và trở lại sinh hoạt bình thường trong thời gian ngắn, thường từ 1 đến 3 ngày.
  • PCI được thực hiện bằng cách đưa ống thông vào mạch máu qua da, thường ở cổ tay hoặc bẹn. Vì thế đây được xem là một phương pháp điều trị ít xâm lấn và đau đớn hơn so với phẫu thuật truyền thống.
  • Đối với những người cao tuổi, có bệnh lý nền như tiểu đường hoặc suy thận thường có nguy cơ cao khi phẫu thuật. PCI là lựa chọn an toàn hơn do giảm thiểu biến chứng và thời gian nằm viện ngắn hơn.

Hiệu quả của can thiệp động mạch vành qua da đang ngày càng phổ biến nhờ hiệu quả điều trị cao và khả năng giảm biến chứng. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và tư vấn của bác sĩ.

Nhược điểm 

Can thiệp động mạch vành qua da (Percutaneous Coronary Intervention - PCI) là phương pháp Bên cạnh lợi ích trong điều trị bệnh tim, PCI cũng có một số nhược điểm và rủi ro như:

  • Biến chứng ngắn hạn sau can thiệp: Các mạch máu ở khu vực can thiệp, thường là động mạch đùi hoặc động mạch quay, có thể gặp biến chứng như tụ máu, xuất huyết, hoặc hình thành cục máu đông.
  • Tác dụng phụ do thuốc cản quang: PCI sử dụng thuốc cản quang để nhìn rõ mạch máu, và một số bệnh nhân có thể gặp dị ứng, tổn thương thận hoặc nhiễm độc thận do loại thuốc này, đặc biệt ở những người có vấn đề về thận từ trước.
  • Tái hẹp động mạch: Tình trạng tái hẹp (khoảng 10-20% trong vòng một năm sau can thiệp) có thể xảy ra khi mô sẹo hình thành xung quanh vị trí đặt stent, dẫn đến tình trạng động mạch bị thu hẹp lại.
  • Phụ thuộc thuốc chống đông máu dài hạn: Sau khi đặt stent, bệnh nhân phải dùng thuốc chống đông máu trong một khoảng thời gian dài để ngăn ngừa cục máu đông hình thành quanh stent, gây ra nguy cơ chảy máu. Điều này có thể bất tiện và làm tăng nguy cơ chảy máu lâu dài.
  • Biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ do mảng xơ vữa hoặc cục máu đông bị đẩy ra trong quá trình can thiệp, dẫn đến tắc nghẽn ở các vị trí khác của hệ tuần hoàn. Trong một số ít trường hợp, có thể xảy ra nguy cơ tử vong đối với những bệnh nhân có nhiều bệnh nền tim mạch nghiêm trọng hoặc động mạch vành phức tạp.

Kết luận

Can thiệp động mạch vành qua da (PCI) là một bước tiến lớn trong y học giúp cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân tim mạch. Việc hiểu rõ về phương pháp PCI sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn trong chăm sóc sức khỏe. Nếu bạn hoặc người thân đang đối diện với bệnh lý về động mạch vành, đừng ngần ngại tìm đến các chuyên gia y tế để được tư vấn và can thiệp kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
57

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám