6 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh cơ xương khớp
Bệnh cơ xương khớp là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tàn phế ở người. Tìm hiểu 6 nguyên nhân bệnh cơ xương khớp phổ biến nhất.
Căng cơ ở bắp chân là một tình trạng xảy ra khá phổ biến không chỉ xuất hiện ở các vận động viên thể thao mà bất cứ đối tượng nào cũng có thể xuất hiện. Khi gặp tình trạng này, các bạn cần chú ý tuân theo các chỉ định từ bác sĩ nhằm giảm thiểu các biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ trang bị cho mọi người một số kiến thức về cách trị căng cơ bắp chân nhằm rút ngắn thời gian bị chấn thương.
Căng cơ bắp chân là tình trạng tổn thương các cơ ở phía sau chân. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất vẫn là nam giới từ 30 đến 50 tuổi và những vận động viên thể thao.
Các cơ ở bắp chân bị căng không những gây ra cảm giác chân bị căng cứng rất khó chịu mà cả bàn chân, mắt cá chân và đầu gối của bệnh nhân cũng không hoạt động được như bình thường. Điều này làm cho người bệnh không thể tham gia một số hoạt động thể thao yêu thích như: chạy bộ, cầu lông, bóng đá… Thậm chí, ngay cả việc đi lại bình thường lúc này cũng hoàn toàn khó khăn.
Căng thẳng là nguyên nhân phổ hàng đầu gây ra hiện tượng này. Tình trạng căng thẳng, lo âu nếu tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng rất xấu tới hệ thần kinh. Nó có thể dẫn đến tình trạng rối loạn quá trình não bộ truyền tín hiệu thần kinh đến cơ. Hệ thống thần kinh thường phản ứng đối với căng thẳng bằng cách tăng áp lực lên các mạch máu. Tình trạng này làm suy giảm lưu lượng máu đến cơ, rất dễ dẫn đến căng cơ.
Khởi động kỹ trước khi tập luyện và khi thi đấu là điều vô cùng cần thiết. Khâu chuẩn bị này sẽ giúp cơ thể nóng lên, hỗ trợ lượng máu chảy nhiều hơn đến các cơ. Từ đó, cơ thể sẽ thích ứng với vận động tốt hơn, ngăn chặn xảy ra chấn thương khi thực hiện những động tác mạnh.
Căng cơ bắp chân thường xảy ra khi chơi thể thao
Tuy nhiên, khá nhiều người tập lại hay bỏ qua bước khởi động. Điều này đã làm gia tăng nguy cơ chấn thương trong thể thao. Ngoài ra với chế độ tập luyện thường xuyên, tần suất dày đặc cùng với cường độ cao sẽ làm cho các cơ luôn ở trong tình trạng quá tải. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơ bắp bị căng cứng.
Nhiều người hay nghĩ rằng chỉ khi tập luyện các hoạt động quá sức hoặc là ở cường độ cao thì mới có thể dẫn đến hiện tượng căng cơ. Thực ra đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Vì tình trạng chấn thương có thể xảy ra ngay cả khi bạn đi bộ, chạy, nhảy, nâng vật nặng… với một tư thế không đúng.
Căng cơ bắp chân có thể xảy ra khi cơ bắp bị sử dụng quá tải. Trường hợp này rất thường gặp ở những vận động viên chạy bộ, chạy nước rút, thể dục dụng cụ… Tình trạng này sẽ làm hạn chế độ linh hoạt của các cơ và gây ra những cơn đau nhức dai dẳng trong một thời gian dài.
Nguyên nhân cho việc này là do các chuyển động được lặp lại nhiều lần tại một phần cơ thể làm mất cân bằng hệ thống cơ bắp, tạo áp lực lớn lên các khớp và dây thần kinh. Và lâu dài, dẫn đến chấn thương ở những vùng thường xuyên hoạt động, gây nên những cơn đau nhức nghiêm trọng.
Mang giày cao gót cũng làm tăng nguy cơ bị căng cơ
Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về bệnh sử và các triệu chứng hiện tại của họ, sau đó sẽ tiến hành kiểm tra vận động nhằm chẩn đoán tình trạng căng cơ. Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm nhằm tìm kiếm những tổn thương ở cơ cùng các nguy cơ tiềm ẩn khác. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên do gây căng thẳng cơ bắp, mức độ tổn thương cũng như là phát hiện một số tổn thương đi kèm (nếu có).
Dưới đây là một số xét nghiệm thường được chỉ định:
Chụp X-quang là một phương án hay dùng để chẩn đoán tình trạng căng cơ
Phần lớn thì các trường hợp đều có thể tự chữa trị tại nhà. Nếu gặp chấn thương căng cơ sau tập luyện hay sau trị liệu, bạn có thể áp dụng phương pháp R.I.C.E như sau:
Chú ý nghỉ ngơi trong quá trình bị căng cơ
Tùy theo nguyên do và mức độ nghiêm trọng của tình trạng tổn thương cơ bắp, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên môn đề nghị các phương án điều trị thích hợp.
Thuốc giãn cơ và thuốc kháng viêm mạnh thường được các bác sĩ chỉ định cho những trường hợp căng cơ do không đáp ứng được với thuốc giảm đau không kê đơn, cụ thể là:
Thuốc giãn cơ | Thuốc corticoid | Thuốc kháng sinh/kháng virus |
Giúp cải thiện tình trạng thắt cứng cơ và co cứng cơ, và giảm giảm đau ở các vùng cơ bị tổn thương, từ đó cải thiện khả năng vận động. | Giúp kháng viêm mạnh, có tác dụng trị viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch, cải thiện tình trạng bị sưng đau… | Thường được chỉ định cho người bệnh bị căng cơ có liên quan đến nhiễm trùng. |
Bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị người bệnh tập vật lý trị liệu nhằm giúp họ thư giãn và khôi phục các chức năng của cơ, đặc biệt ở trường hợp điều trị rách cơ sau phẫu thuật. Phương án điều trị này giúp giảm đau, tăng cường sức mạnh của cơ và khối lượng cơ cũng như là cải thiện sức mạnh và phục hồi chức năng vận động cho người bệnh.
Bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị người bệnh tập vật lý trị liệu
Người bệnh thường sẽ được hướng dẫn một số bài tập kéo giãn để tăng cường sức cơ với cường độ phù hợp. Một số trường hợp khác có thể sẽ được chỉ định thực hiện một số phương pháp như: siêu âm trị liệu, massage, nhiệt trị liệu…
Bác sĩ thường sẽ chỉ định can thiệp phẫu thuật cho những trường hợp như:
Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật khi điều trị bảo tồn thiếu hiệu quả
Bác sĩ sẽ tiến hành gây mê toàn thân cho người bệnh, sau đó rạch một đường trên da và nối 2 đầu cơ và mạch máu vào với nhau. Sau khi đã phẫu thuật, người bệnh cần bó bột trong 3 đến 4 tuần hoặc cho tới khi nào tổn thương thực sự lành hẳn. Sau đó, chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn cho các bạn các bài tập nhằm tăng cường sức cho các cơ và khối lượng cơ, cải thiện sức mạnh và phục hồi chức năng vận động.
Bị căng cơ bắp chân khi ngủ, căng cơ bắp chân khi chạy bộ… là những tổn thương thường xảy ra trong cuộc sống. Vì vậy nhằm hạn chế các rủi ro này, các bạn nên:
Nên vận động sau thời gian ngồi làm việc kéo dài
Căng cơ bắp chân là một tình trạng xảy ra khá phổ biến và đối tượng nào cũng có khả năng mắc phải. Chính vì vậy, trong khi làm việc và sinh hoạt mọi người nên cố gắng vận động mỗi ngày để tạo sự linh hoạt cho cơ. Bên cạnh đó cũng cần phải tạo thói quen hoạt động đúng tư thế…Khi gặp phải chấn thương, cần phải đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chữa trị kịp thời.
Nếu các bạn còn có thắc mắc gì cần giải đáp, các bạn có thể liên hệ đặt lịch tại bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được hướng dẫn chi tiết hơn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Nguồn tham khảo
Bệnh cơ xương khớp là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tàn phế ở người. Tìm hiểu 6 nguyên nhân bệnh cơ xương khớp phổ biến nhất.