Sốt xuất huyết là một trong những bệnh phổ biến thường gặp ở thời điểm mưa ẩm. Người khi mắc bệnh sốt xuất huyết cần được chẩn đoán, điều trị và chăm sóc kịp thời để tránh được những biến chứng của bệnh. Qua bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ hướng dẫn cho bạn đọc về cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà đơn giản và đạt hiệu quả nhất.
Tổng quan về sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm phổ biến do virus Dengue gây ra. Virus lây lan qua vật thể trung gian là muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn). Mầm bệnh sẽ được truyền từ người nhiễm bệnh sang người khoẻ mạnh qua vết muỗi đốt.
Sốt xuất huyết xuất hiện quanh năm và bùng phát nhiều vào thời điểm mùa mưa ẩm (từ tháng 3 đến tháng 4 từ đầu tháng 7 đến tháng 11 hàng năm). Đối tượng có thể mắc bệnh có thể là cả trẻ em và người lớn. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có tình trạng sốt, xuất huyết dưới da, thoát huyết tương,... Từ đó dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, suy tạng, rối loạn đông máu,... thậm chí có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Sốt xuất huyết được lây truyền qua muỗi vằn có chứa virus Dengue
Các giai đoạn của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết có 3 giai đoạn với các biểu hiện và triệu chứng khác nhau như:
- Sốt xuất huyết: Sau khi nhiễm virus từ muỗi mang mầm bệnh, cơ thể bắt đầu có những triệu chứng đầu tiên trong 2-7 ngày. Gồm các triệu chứng như: Nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, đau cơ và khớp và xuất hiện tình trạng phát ban.
- Sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo: Ở giai đoạn này, bệnh sẽ có tất cả các triệu chứng trên nhưng kèm theo các tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết. Lúc này, người bệnh có những biểu hiện: Gan to, đau bụng, xuất huyết lan rộng ở nhiều vị trí, tiểu cầu giảm thấp.
- Sốt xuất huyết nặng: Lúc này, người bệnh có tất cả các triệu chứng ở hai giai đoạn trên và có thêm tình trạng huyết tương thoát khỏi mạch máu dẫn đến chảy máu ồ ạt, có thể gây ra tử vong.
Dấu hiệu và biến chứng của sốt xuất huyết
Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết
Dựa vào mức độ của bệnh mà sẽ xuất hiện các dấu hiệu khác nhau, nhưng khi bị mắc bệnh sốt xuất huyết, người bệnh có một số dấu hiệu cơ bản như sau:
- Sốt cao (39- 41°C), sốt đột ngột và liên tục
- Có tình trạng xuất huyết như: sốt xuất huyết chảy máu cam, sốt xuất huyết chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu,...
- Có các nốt xuất huyết ở nhiều vị trí trên cơ thể.
- Đau cơ xương khớp, đau bụng, đau đầu,...
- Khi hết sốt có biểu hiện: Lạnh run, môi tím, đi tiểu ít,... Lúc này nếu không can thiệp y tế ngay lập tức có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Xuất hiện các nốt xuất huyết ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể
Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh có thể gây ra biến chứng nặng nề nếu không được theo dõi, chăm sóc và điều trị kịp thời. Một số biến chứng có thể xảy ra như:
- Xuất huyết: Chảy máu ồ ạt cả ở trong và ngoài cơ thể
- Suy tạng: Có tình trạng xuất huyết đường tiêu hoá và nội tạng. Các cơ quan có thể ảnh hưởng như: suy gan cấp, suy thận cấp, suy tim,...
- Tử vong
Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà
Khi xuất hiện các biểu hiện mà nghi ngờ là bệnh sốt xuất huyết, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định điều trị bệnh từ sớm. Với trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể được điều trị ở nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, đối với trường hợp sốt xuất huyết nặng cần phải theo dõi và được điều trị tại bệnh viện.
Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà
Đối với các trường hợp xuất huyết nhẹ, người bệnh có thể được điều trị ngoại trú, vì vậy người nhà bệnh nhân cần thực hiện chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà như sau:
- Người bệnh nên được thư giãn thoải mái, nghỉ ngơi tại nhà
- Uống nhiều nước, nước điện giải, nước trái cây và sữa.
- Bổ sung các loại vitamin cần thiết.
- Uống thuốc hạ sốt theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc bừa bãi.
- Chườm mát giúp giảm hạ sốt.
Không nên cho người bệnh sử dụng các loại thuốc steroid, mefenamic acid, ibuprofen,...
Bổ sung nước giúp cơ thể không bị mất nước và hạ sốt hiệu quả
Bên cạnh đó, chế độ ăn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trị bệnh. Dựa vào diễn biến của bệnh mà xây dựng chế độ ăn hợp lý:
- Tăng cường protein, đặc biệt là từ thịt, cá, trứng, sữa,...
- Tăng đường đơn, đường đôi (trong sữa và nước trái cây) và lipid thực vật để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Việc này giúp tránh gây ra cảm giác khó chịu khi ăn và tốt cho tiêu hoá của người bệnh.
- Nên ăn những món ăn mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hoá như cháo, súp,...
Chăm sóc bệnh nhi sốt xuất huyết tại nhà
Hầu hết, các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết cần được theo dõi và điều trị chặt chẽ để tránh được các biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, khi trẻ bị sốt xuất huyết, cha mẹ cần chăm sóc như sau:
- Uống thuốc hạ sốt theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý cho bé uống thuốc.
- Không cạo gió vì có thể khiến tình trạng chảy máu nặng hơn và gây nhiễm trùng cho bé.
- Nên cho trẻ uống nhiều nước, sữa và nước hoa quả giúp cơ thể không bị mất nước và giảm cơn sốt hiệu quả.
- Cần chú ý hơn đến chế độ sinh dưỡng của bé hơn khi bị mắc bệnh: Bổ sung các khoáng chất, vitamin để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể.
- Nên cho bé ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hoá và chia thành nhiều bữa nhỏ.
Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh
Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết
Khi bị bệnh sốt xuất huyết, chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết cần chú ý một số lưu ý quan trọng như sau:
- Không được tự ý truyền dịch, sử dụng thuốc kháng sinh tại nhà hoặc các phòng khám, cơ sở y tế không uy tín vì có thể gây ra tình trạng phù nề, suy hô hấp và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.
- Không thực hiện giác hơi, cạo gió khiến người bệnh chảy máu và nhiễm trùng.
- Cần thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ, nếu có tình trạng sốt li bì, đau bụng, chảy máu cam nhiều, xuất hiện nhiều nốt xuất huyết,... cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất, giàu vitamin giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.
Quá trình chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của bệnh để phát hiện sớm khi có dấu hiệu bất thường khác. Khi áp dụng các cách chăm sóc trên mà người bệnh không có thuyên giảm mà xuất hiện những triệu chứng nặng hơn cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện, tránh trường hợp xấu xảy ra.
Cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện nếu tình trạng bệnh ngày càng trở nặng
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc áp dụng cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ rất quan trọng. Khi có bất kỳ dấu hiệu của bệnh trở nặng, cần đưa người bệnh đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị tích cực.
Qua bài viết trên của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn đó về bệnh sốt xuất huyết và kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà hiệu quả. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một địa chỉ đáng tin cậy trong điều trị các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sốt xuất huyết. Với đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị các bệnh. Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh chính xác và chữa trị bệnh hiệu quả.
Vậy nên, ngay khi có triệu chứng, người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Liên hệ hotline BVĐK Phương Đông 1900 1806 để được tư vấn và hỗ trợ.