Sốt xuất huyết chảy máu cam có nguy hiểm không

Nguyễn Thị Vân Anh

23-07-2022

goole news
16

Sốt xuất huyết chảy máu cam là một trong những biến chứng đặc biệt nguy hiểm. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tình trạng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người mắc, thậm chí là tử vong.

Sốt xuất huyết chảy máu cam là gì và biểu hiện

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue lây truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn). Hiện tượng sốt xuất huyết chảy máu cam, chảy máu chân răng, bầm dập da, xuất huyết các đường tiêu hóa, âm đạo,...là do tình trạng giảm tiểu cầu đột ngột. Căn bệnh đã được ghi nhận từ thế kỷ XIII, xuất hiện trên 100 nước với 50-100 triệu ca mắc mỗi năm trên toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra tuyên bố “Thế kỷ 21 là thế kỷ phòng chống bệnh sốt xuất huyết”.

Biểu hiện bệnh sốt xuất huyết lâm sàng rất đa dạng và dễ nhầm sang bệnh khác, tùy theo mức độ nhẹ đến nặng, biểu hiện nhận biết sốt xuất huyết cụ thể như:

Sốt xuất huyết nhẹ

Cấp độ sốt xuất huyết nhẹ thường xuất hiện ở người có lần đầu tiên mắc bệnh vì chưa có miễn dịch với Dengue. Đây là mức độ có các triệu chứng điển hình và không để lại biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường khởi phát với triệu chứng sốt kéo dài trong vòng 4 - 7 ngày tính từ khi bị bệnh. Ngoài ra, các triệu chứng khác cảnh báo bệnh như:

  • Sốt cao lên đến 40,5 độ C.
  • Đau đầu, đau phía sau mắt nghiêm trọng.
  • Đau cơ và khớp.
  • Mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa.

Các ban có thể xuất hiện trên cơ thể 3 - 4 ngày sau khi phát sốt và thuyên giảm sau 1 - 2 ngày. Người bệnh có thể bị nổi mẩn đỏ, phát ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

Thời gian khởi phát bệnh sốt xuất huyết kéo dài trong vòng 4 - 7 ngàyThời gian khởi phát bệnh sốt xuất huyết kéo dài trong vòng 4 - 7 ngày

Sốt xuất hiện nặng

Ở giai đoạn này, các dấu hiệu sốt xuất huyết bao gồm tất cả triệu chứng của dạng sốt xuất huyết nhẹ kèm theo các tổn thương ở mạch bạch huyết và mạch máu, chảy máu ở dưới da hoặc nướu. Cấp độ bệnh này có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. 

Hội chứng sốc sốt xuất huyết 

Sốc sốt xuất huyết là mức độ nặng nhất của bệnh, bao gồm các triệu chứng sốt xuất huyết nhẹ cùng với dấu hiệu chảy máu và hiện tượng huyết tương thoát khỏi mạch máu chảy ồ ạt trong và ngoài cơ thể. 

Thể bệnh này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng tiếp theo, khi trẻ em và người lớn đã có miễn dịch chủ động hoặc thụ động (do mẹ truyền sang con) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 - 5 ngày bệnh. Sốc sốt xuất huyết xảy ra phổ biến ở trẻ em, tỷ lệ ở người lớn ít hơn. Bệnh chuyển nặng nhanh chóng, gây suy đa cơ quan và tử vong nếu không được chữa trị kịp thời, đặc biệt là ở trẻ.

Sốt xuất huyết chảy máu cam do đâu?

Khi bệnh nhân hạ sốt thường xảy ra biểu hiện chảy máu trong cơ thể. Tình trạng này xảy ra ở cả sốt xuất huyết nhẹ và nặng. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng sốt xuất huyết chảy máu cam do cơ thể bị giảm tiểu cầu hoặc do các tối loạn tiểu cầu. 

Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, duy trì liên kết các mạch máu và tránh gây vỡ mạch máu. Bệnh nhân bị sốt xuất huyết thường bị sốc kéo dài, nhiễm toan chuyển hóa, do đó rối loạn máu đông và giảm tiểu cầu là không tránh khỏi. Bác sĩ chuyên khoa cho biết sốt xuất huyết chảy máu cam là do:

Giảm tiểu cầu đột ngột

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, giảm tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu nhỏ hơn hoặc bằng 150.000 tế bào/micro lít máu.

Nguyên nhân dẫn tới giảm tiểu cầu là do hoạt động của tế bào tủy xương bị ức chế, ức chế hoạt động của quá trình tạo máu và giải phóng các cytokine. Bên cạnh đó, tiểu cầu giảm có thể do trung gian miễn dịch phá hủy. Thời gian phá hủy khiến số lượng tiểu cầu cũng giảm đi nhanh chóng. 

Giảm tiểu cầu đột ngột gây tình trạng chảy máu cam ở bệnh nhân sốt xuất huyếtGiảm tiểu cầu đột ngột gây tình trạng chảy máu cam ở bệnh nhân sốt xuất huyết

Chứng rối loạn đông máu

Khi số lượng tiểu cầu giảm quá thấp thì quá trình đông máu sẽ bị chậm lại, có thể gây chảy máu tự phát bên trong hoặc ngoài da. Đối với các trường hợp tiểu cầu giảm nhẹ, chức năng đông máu và cầm máu có thể vẫn bình thường.

Đây là một trong số hội chứng kích thích hoạt động của quá trình đông máu, dẫn tới hình thành các cục máu đông, giảm và thiếu tiểu cầu trong quá trình máu đông. Cục máu đông có thể gây thiếu máu cục bộ, tắc nghẽn mạch máu. 

Điều trị chứng sốt xuất huyết chảy máu cam như thế nào?

Sốt xuất huyết chảy máu cam chỉ là một trong những dấu hiệu ở người bệnh sốt xuất huyết. Bác sĩ cần xem xét biểu hiện này trong tổng hợp toàn bộ các triệu chứng liên quan khác để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, từ đó đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp, hiệu quả nhất. Một số phương pháp điều trị bệnh lý phổ biến hiện nay như:

  • Ngăn ngừa mất nước: Bổ sung nước bằng cách cho bệnh nhân uống nhiều nước sạch, muối và nước điện giải. Biện pháp này cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. 
  • Điều trị giảm đau và hạ sốt: Bệnh nhân sốt xuất huyết nếu có biểu hiện sốt cao sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng paracetamol. Người bệnh cần dùng thuốc đúng liều lượng, không tự ý sử dụng quá liều vì có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe.

Bệnh nhân sốt xuất huyết cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Bệnh nhân sốt xuất huyết cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa 

  • Khi bị sốt xuất huyết chảy máu cam nên tránh các loại thuốc như aspirin,naproxen sodium, ibuprofen,... Đây là nhóm thuốc có thể gây ức chế khả năng đông máu khiến chảy máu cam thêm nặng. 
  • Nghỉ ngơi kết hợp với theo dõi sức khỏe tại nhà, bệnh nhân sốt xuất huyết nhẹ sẽ tự thuyên giảm triệu chứng sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình trạng chảy máu cam, đi ngoài phân sẫm màu, chảy máu chân răng hay triệu chứng bệnh tái phát, cần thông báo bác sĩ để được đưa phương án điều trị y tế phù hợp.

Khi tình trạng sốt xuất huyết chảy máu cam đi kèm với các biến chứng như không thuyên giảm, liên tục và nuốt phải máu vào miệng cần tới ngay cơ sở chuyên khoa để có biện pháp cấp cứu kịp thời. 

Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh

Đối với người bị sốt xuất huyết, việc chăm sóc sức khỏe chu đáo, cẩn thận sẽ giúp họ nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Đầu tiên, bệnh nhân cần dành nhiều thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, hạn chế tối đa căng thẳng, mệt mỏi.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu, uống nhiều nước, dung dịch điện giải để cơ thể không rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng. Đặc biệt, không được phép lạm dụng thuốc giảm đau, giảm ngứa hay kháng sinh bừa bãi, tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng cũng như cách dùng thuốc.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới tình trạng sốt xuất huyết chảy máu cam. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích để xử trí khi không may mắc bệnh. Liên hệ hotline 1900 1806 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

3,843

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

ThS. Bác sĩ

LÊ THỊ HẰNG NGA

Khoa Khám Bệnh

ThS. Bác sĩ

LÊ THỊ HẰNG NGA

Khoa Khám Bệnh
19001806 Đặt lịch khám