Chế độ dinh dưỡng chăm sóc bệnh nhân ung thư buồng trứng

Nguyễn Phương Thảo

04-10-2024

goole news
16

Ung thư buồng trứng là một căn bệnh nguy hiểm, đòi hỏi quá trình điều trị phức tạp. Bên cạnh các phương pháp y tế,  một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng cường đề kháng và giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị. Trong bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng dành riêng cho việc chăm sóc bệnh nhân ung thư buồng trứng

Chế độ dinh dưỡng chăm sóc bệnh nhân ung thư buồng trứng 

Nguyên tắc dinh dưỡng 

Duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối là yếu tố then chốt giúp bệnh nhân phục hồi tốt hơn sau quá trình điều trị, đặc biệt là trong việc nâng cao sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng cần tuân thủ khi chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư buồng trứng:

  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu: Bao gồm các khoáng chất, vitamin cần thiết để cơ thể hoạt động hiệu quả và đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên, không nên quá đà trong việc bồi bổ vì điều này có thể dẫn đến các vấn đề như béo phì, tiểu đường hoặc rối loạn mỡ máu.
  • Đảm bảo khẩu phần ăn hợp lý: Khẩu phần ăn hàng ngày cần cung cấp đủ protid, glucid, lipid và các vitamin cần thiết. Uống đủ nước và tránh xa các loại đồ uống có cồn, thực phẩm cay nóng.
  • Không kiêng khem quá mức: Tránh việc kiêng cữ quá đà, gây thiếu chất dinh dưỡng, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe trong quá trình hồi phục.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Nếu bệnh nhân cảm thấy chán ăn hoặc gặp tác dụng phụ từ hóa trị, chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp duy trì lượng dinh dưỡng cần thiết mà không gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Thận trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc: Trước khi sử dụng các loại thực phẩm được quảng cáo quá mức hoặc không rõ nguồn gốc, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng mà còn giảm nguy cơ tái phát các biến chứng.

Thực phẩm nên bổ sung 

Thực phẩm có lợi khi chăm sóc bệnh nhân ung thư buồng trứng

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất cho bệnh nhân ung thư

Để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng như làm cho bữa ăn mỗi ngày trở nên phong phú và đa dạng thì dưới đây chính là một số gợi ý về thực phẩm nên bổ sung cho bệnh nhân trong quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư buồng trứng: 

  • Thịt gà: Thịt gà rất giàu đạm, ít béo rất phù hợp trong chế độ dinh dưỡng để chăm sóc sau điều trị ung thư buồng trứng. Bên cạnh đó, thịt gà còn giàu selenium và niacin (vitamin B3) giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, hỗ trợ chống lại các tế bào ung thư. 
  • Cá: Cá được đánh giá là thực phẩm giàu năng lượng giúp tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân ung thư buồng trứng. Người bệnh có thể thay đổi 1 tuần ăn 2-3 bữa cá để bổ sung chất. 
  • Các chất béo có lợi: Dầu olive, dầu cá, các loại hạt, quả bơ,...chứa nhiều chất béo có lợi (như Omega-3) giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu (Vitamin A, D, E, K), tốt cho bệnh nhân ung thư.
  • Trái cây tươi: Ưu tiên các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, beta-carotene,...giúp hỗ trợ ngăn cản sự phát triển của các tế bào gây ung thư, cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao đề kháng tự nhiên. 
  • Rau củ sạch: Nên chọn các loại rau có màu sẫm bởi chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất. 
  • Ngũ cốc: Chẳng hạn như lúa mạch, lúa mì, đậu nành,...đẩy mạnh quá trình chuyển hoá cho người ung thư buồng trứng. Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra ngũ cốc chứa các chất giảm nguy cơ ung thư phytochemicals. 

Xem thêm:

Thực phẩm cần tránh 

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, cũng có một số loại thực phẩm cần tránh khi chăm sóc bệnh nhân ung thư buồng trứng để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như quá trình điều trị.

Thực phẩm có hại khi chăm sóc bệnh nhân ung thư buồng trứng

Tránh các thực phẩm không lành mạnh trong quá trình hồi phục

  • Thực phẩm muối và lên men: Những thực phẩm này thường là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển, có thể gây hại đến sức khỏe của người bệnh. Việc tiêu thụ thực phẩm muối và lên men có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị ung thư.
  • Tránh thức ăn chiên, nướng và cay nóng: Thức ăn chiên được nấu đi chiên lại nhiều lần hoặc nướng ở nhiệt độ cao có thể gây hại cho cơ thể, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và các vấn đề sức khỏe khác. Ngoài ra, đồ ăn cay nóng cũng có thể gây kích ứng và làm tăng sự khó chịu cho bệnh nhân. Do đó, nên tránh sử dụng các loại gia vị cay và nóng trong khẩu phần ăn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe.
  • Bia, rượu và các loại thức uống có cồn khác: Các loại đồ uống chứa cồn và các chất kích thích có thể làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị và tăng nguy cơ biến chứng sức khỏe. Thay vào đó, bệnh nhân nên chọn các loại thức uống không có cồn như nước lọc, nước ép trái cây tự nhiên hoặc trà thảo mộc để duy trì sức khỏe tốt hơn.

Đối với bệnh nhân ung thư buồng trứng, việc lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý là vô cùng quan trọng để hỗ trợ quá trình điều trị và duy trì sức khỏe. Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng này, bệnh nhân có thể tối ưu hóa hiệu quả điều trị và giảm thiểu các biến chứng không mong muốn.

Lời khuyên khi chăm sóc bệnh nhân ung thư buồng trứng tại nhà 

Dưới đây là những lời khuyên chi tiết và toàn diện khi chăm sóc sau điều trị ung thư buồng trứng tại nhà:

Chăm sóc bệnh nhân ung thư buồng trứng tại nhà

Chăm sóc sau điều trị ung thư buồng trứng tại nhà 

  • Chăm sóc tinh thần và cảm xúc người bệnh: Người bệnh cần được lắng nghe và chia sẻ cảm xúc để giải tỏa lo âu. Hỗ trợ tinh thần và sự động viên là yếu tố quan trọng giúp họ vượt qua quá trình điều trị. Khuyến khích bệnh nhân tham gia các hoạt động thư giãn như đọc sách, xem phim, nghe nhạc hoặc thực hiện các bài tập thiền, yoga nhẹ nhàng.
  • Hỗ trợ dinh dưỡng hợp lý: Cung cấp cho bệnh nhân chế độ dinh dưỡng giàu protein, vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi sức khỏe. Bệnh nhân có thể gặp tình trạng chán ăn hoặc buồn nôn, nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và ưu tiên các món ăn dễ tiêu hóa. Tránh thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, đồ ăn nhanh và rượu bia.
  • Tuân thủ hướng dẫn điều trị: Bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ lịch trình uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bao gồm các loại thuốc hóa trị, xạ trị, hoặc thuốc giảm đau. Bảo đảm bệnh nhân đi tái khám theo lịch để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần.
  • Tạo thói quen vận động nhẹ nhàng: Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc bài tập thể dục giãn cơ giúp bệnh nhân duy trì sức khỏe và tăng cường tâm lý tích cực. Hạn chế các hoạt động nặng hoặc căng thẳng gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường sống: Hỗ trợ bệnh nhân trong việc giữ vệ sinh cá nhân, đảm bảo bệnh nhân luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Môi trường sống cần thoáng đãng, sạch sẽ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt khi bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu.
  • Chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ: Luôn sẵn sàng trong các tình huống khẩn cấp như cơn đau dữ dội, khó thở, hoặc các triệu chứng nghiêm trọng khác. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào xuất hiện. Người chăm sóc và gia đình cần chuẩn bị tâm lý cho mọi tình huống có thể xảy ra, đồng thời luôn đảm bảo bệnh nhân được chăm sóc tốt nhất trong mọi giai đoạn của bệnh.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư buồng trứng cần sự quan tâm toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Sự phối hợp giữa gia đình, người chăm sóc, và đội ngũ y tế sẽ đảm bảo bệnh nhân được chăm sóc tốt nhất, từ điều trị y tế đến hỗ trợ tâm lý và dinh dưỡng, giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc chiến chống lại ung thư.

Nếu có các thắc mắc nào thì quý khách hàng đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Phương Đông để được hỗ trợ.

Kết luận 

Chế độ dinh dưỡng là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị ung thư. Việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng để chăm sóc bệnh nhân ung thư buồng trứng sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống và hỗ trợ quá trình điều trị. Tuy nhiên, để có một chế độ ăn uống phù hợp, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
40

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám