Dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng giai đoạn 1

Nguyễn Phương Thảo

03-10-2024

goole news
16

Ung thư buồng trứng, một căn bệnh "sát thủ âm thầm" đối với sức khỏe phụ nữ, thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, việc nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo có thể là chìa khóa để tăng khả năng điều trị thành công. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn 1 của bệnh, từ đó chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân.

Tổng quan về bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 1

Trong những năm gần đây, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh ung thư buồng trứng tại Việt Nam có xu hướng gia tăng, mỗi năm có khoảng 1.500 bệnh nhân với gần 900 người tử vong. Ban đầu các triệu chứng xuất hiện khá nghèo nàn, đa số các trường hợp bị ung thư buồng trứng đều được chẩn đoán muộn nên việc điều trị gặp ít nhiều khó khăn, không thể khỏi hoàn toàn. 

Ung thư buồng trứng giai đoạn 1 là sự xuất hiện của tế bào ung thư trong buồng trứng hoặc vòi trứng với tốc độ lây lan chưa mạnh và xa đến các hạch bạch huyết hay các vùng khác của cơ thể. Biểu hiện của các triệu chứng ở giai đoạn này thường chưa rõ ràng, cách xử lý có thể là phẫu thuật, hoặc tỷ lệ cao hơn là phải điều trị hoá chất sau phẫu thuật.  

Theo hệ thống FIGO của Liên đoàn Phụ khoa và Sản khoa Quốc tế, bệnh nhân bị ung thư buồng trứng được chia thành 4 giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào kích thước khối u cũng như mức độ di căn trong cơ thể. Nếu bạn may mắn phát hiện ra những triệu chứng sớm của bệnh thì tỷ lệ sống sót là rất cao.  

Quá trình hình thành và phát triển của bệnh ung thư buồng trứng theo giai đoạn 

Quá trình phát triển của ung thư buồng trứng theo từng giai đoạn 

Giai đoạn IA: Ung thư nằm hoàn toàn bên trong một bên buồng trứng hoặc vòi trứng. Lúc này vò buồng trứng vẫn còn được giữ nguyên vẹn, không xuất hiện u và tế bào ung thư trong dịch ổ bụng. 

Giai đoạn IB: Ung thư đã nằm hoàn toàn bên trong cả hai bên buồng trứng hoặc vòi trứng. Vỏ buồng trứng vẫn còn nguyên vẹn, không xuất hiện u và tế bào ung thư trong dịch ổ bụng.

Giai đoạn IC: Ung thư ở một hoặc cả hai bên buồng trứng, cộng với bất kì tình trạng nào sau đây: 

  • IC1: Vỏ bọc xung quanh khối u bị mở trong quá trình phẫu thuật. Điều này đồng nghĩa là các tế bào ung thư có thể xâm nhập vào bụng và xương chậu.
  • IC2: U phá vỡ vỏ trước khi phẫu thuật khiến cho các tế bào ung thư thoát ra. Hoặc u ở về mặt buồng trứng/vòi trứng. 
  • IC3: Tìm thấy các tế bào ung thư trong dịch của ổ bụng hoặc trong dịch rửa ổ bụng. 

Xem thêm:

Dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng giai đoạn 1 

Ung thư buồng trứng giai đoạn 1 là khi các tế bào ung thư chỉ giới hạn ở một hoặc cả hai bên buồng trứng và chưa lan ra ngoài khu vực này. Việc phát hiện sớm ung thư buồng trứng là rất khó, do các triệu chứng ban đầu thường mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng bệnh lý khác. Dưới đây là các dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu:

Biểu hiện của ung thư buồng trứng giai đoạn 1Đau bụng âm ỉ là một triệu chứng nhỏ của bệnh ung thư 

  • Triệu chứng liên quan đến tiêu hóa và đường ruột: Cảm giác đầy hơi thường xuyên không giảm đi dù đã ăn ít hoặc thay đổi chế độ ăn uống. Đau âm ỉ hoặc khó chịu kéo dài ở khu vực bụng dưới hoặc vùng chậu. Biểu hiện rối loạn tiêu hóa, như khó tiêu hoặc cảm giác buồn nôn không rõ nguyên nhân. Ngoài ra còn có thể đến từ việc các khối u đang phát triển và gây chèn ép ở vùng bụng. 
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường, như kinh nguyệt quá nhiều, quá ít hoặc chảy máu giữa các chu kỳ. Đau dữ dội hơn so với bình thường.
  • Thay đổi trong thói quen đi vệ sinh: Cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên hoặc cấp bách, ngay cả khi lượng nước tiểu ít. Tình trạng táo bón kéo dài, không giải thích được bằng các nguyên nhân khác.
  • Khó chịu toàn thân: Mệt mỏi kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Mất cảm giác thèm ăn hoặc cảm thấy no chỉ sau khi ăn một lượng thức ăn nhỏ.
  • Sút hoặc tăng cân không rõ nguyên nhân: Vùng bụng có cảm giác sưng lên, hoặc tăng cân mà không thay đổi chế độ ăn uống hay lối sống.
  • Đau khi quan hệ tình dục: Cảm giác đau hoặc khó chịu trong khi quan hệ, đặc biệt là ở vùng bụng dưới hoặc vùng chậu.
  • Đau lưng dưới: Đau lưng dưới không rõ nguyên nhân, thường kéo dài và không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị thông thường.

Có thể thấy các biểu hiện của ung thư buồng trứng giai đoạn đầu trên đây khá tương đồng với các bệnh lý khác, không gây hiệu quả gì nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán của bệnh ung thư. Tuy nhiên, người bệnh không được chủ quan, khi nhận thấy dấu hiệu bất thường cần đi thăm khám sớm, tránh dẫn đến nhiều trường hợp nghiêm trọng ở những giai đoạn cuối.

Chẩn đoán ung thư buồng trứng giai đoạn 1 

Các phương pháp có thể thực hiện để chẩn đoán ung thư buồng trứng giai đoạn 1 bao gồm: 

Bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 1

Ung thư buồng trứng giai đoạn 1 

Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra bằng cách cảm nhận trực tiếp các bất thường trong vùng bụng dưới và buồng trứng để phát hiện sự thay đổi về kích thước hoặc kết cấu của các cơ quan này. Sau khi đã thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác hơn. 

Siêu âm qua ngả âm đạo và ổ bụng: Siêu âm qua ngả âm đạo (TVS - Transvaginal Ultrasound) là phương pháp hình ảnh học đầu tiên được sử dụng để phát hiện các khối u bất thường trong buồng trứng (dạng rắn hay dạng nang). Bên cạnh đó, siêu âm ổ bụng cũng có thể được sử dụng để kiểm tra chi tiết hơn về cấu trúc và tính chất của buồng trứng và các cơ quan xung quanh.

Qua hình ảnh, thăm dò chức năng và y học hạt nhân

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) vùng bụng và vùng chậu để xác định rõ hơn vị trí và kích thước của khối u trong buồng trứng. CT cũng giúp kiểm tra xem liệu ung thư có lan ra ngoài buồng trứng hay không.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) là sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan nội tạng. MRI có thể giúp đánh giá chi tiết cấu trúc của buồng trứng và mức độ lan rộng của ung thư.
  • Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET Scan)là một phương pháp hình ảnh học sử dụng chất đánh dấu phóng xạ để tìm kiếm các tế bào ung thư trong cơ thể. Phương pháp này có thể xác định xem ung thư có di căn đến các cơ quan khác ngoài buồng trứng hay không.

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu CA-125 nhằm đo mức độ protein CA-125, một chất có thể tăng cao khi bị ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, CA-125 không phải là chỉ số duy nhất cho ung thư buồng trứng, vì nồng độ này có thể tăng cao trong các tình trạng lành tính khác, như viêm nhiễm vùng chậu hoặc lạc nội mạc tử cung. Ngoài CA-125, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác để kiểm tra các chỉ số khối u khác như HE4.

Xét nghiệm di truyền: Gia đình có tiền sử mắc ung thư buồng trứng hoặc các loại ung thư khác (như ung thư vú), bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm di truyền để kiểm tra các đột biến gen BRCA1 và BRCA2, hai gen liên quan đến nguy cơ bị ung thư buồng trứng và ung thư vú cao hơn.

Thực hiện sinh thiết: Nếu bác sĩ phát hiện một khối u trong buồng trứng thông qua các phương pháp hình ảnh, họ có thể đề nghị sinh thiết, tức là lấy một mẫu mô từ khối u để phân tích dưới kính hiển vi. Sinh thiết thường là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán ung thư. Trong một số trường hợp, sinh thiết có thể được thực hiện trong quá trình phẫu thuật để loại bỏ khối u hoặc buồng trứng nếu các xét nghiệm hình ảnh cho thấy nghi ngờ ung thư.

Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn 1

Phẫu thuật 

Đối với bệnh nhân bị ung thư buồng trứng giai đoạn đầu thì phẫu thuật luôn là phương pháp được lựa chọn hàng đầu. 

Bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ tối đa tổn thương từ khối u thông qua hình thức phẫu thuật mở hoặc nội soi. Ở giai đoạn đầu khả năng chỉ cắt bỏ một bên buồng trứng và ống dẫn trứng, để bảo toàn mong muốn sinh sản cho chị em phụ nữ trong tương lai.   

Hoặc phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung, buồng trứng và vòi tử tử cung hai bên,mạc nối lớn dưới đại tràng ngang, ruột thừa, đánh giá hạch vùng để hạn chế nguy cơ tái phát trong trường hợp người bệnh không còn nhu cầu sinh đẻ thêm. 

Hoá trị 

Phẫu thuật tiêu chuẩn để loại bỏ ung thư vẫn là phương pháp điều trị đầu tiên. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị tiếp tục làm hoá trị bổ trợ để giảm nguy cơ tái phát. Thường từ 3- 6 chu kỳ điều trị bằng carboplatin và paclitaxel.

Biện pháp phòng ngừa ung thư buồng trứng giai đoạn 1

Phòng ngừa ung thư buồng trứng, đặc biệt ở giai đoạn đầu là một thách thức, do nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, có một số biện pháp có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng. Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa mà bạn có thể cân nhắc:

Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn 1

Bệnh nhân cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Chẳng hạn như đi khám phụ khoa định kỳ, bao gồm siêu âm vùng chậu và xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường liên quan đến buồng trứng. Mặc dù không phải lúc nào cũng phát hiện được ung thư giai đoạn đầu, nhưng nó vẫn là một biện pháp phòng ngừa quan trọng.

Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, bao gồm cả ung thư buồng trứng. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.

Duy trì cân nặng hợp lý: Bởi thừa cân hoặc béo phì có liên quan đến nguy cơ cao mắc nhiều loại ung thư, bao gồm cả ung thư buồng trứng. Việc duy trì cân nặng lý tưởng thông qua tập luyện và ăn uống cân bằng có thể giúp phòng ngừa.

Tập thể dục thường xuyên: Tập luyện thể dục thường xuyên và đều đặn không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Việc tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể mang lại lợi ích sức khỏe toàn diện.

Trao đổi và tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ cao như tiền sử gia đình mắc ung thư, bạn nên thảo luận với bác sĩ về các biện pháp theo dõi hoặc phòng ngừa cụ thể như xét nghiệm di truyền, kiểm tra định kỳ và các phương pháp điều trị dự phòng.

Nếu có các thắc mắc nào thì quý khách hàng đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Phương Đông để được hỗ trợ.

Câu hỏi liên quan 

Câu 1: Bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 1 còn sống được bao lâu?

Nếu được chẩn đoán và phát hiện ung thư buồng trứng sớm ở giai đoạn đầu, tỷ lệ người bệnh có thể sống sót tối thiểu là 5 năm. Tuy nhiên, đây chưa phải là con số thực sự chính xác 100% vì tuỳ thuộc vào tình trạng mỗi người là khác nhau, không áp dụng với trường hợp khối u tái phát và tiến triển. 

Câu 2: Ung thư buồng trứng giai đoạn 1 nên tránh ăn món gì?

Các thực phẩm chế biến sẵn hay đồ ăn nhanh, cay nóng hay đồ ăn được lên men, thịt nguội, đồ ăn nhiều đường, đồ uống có cồn,...là những món ăn người ung thư buồng trứng giai đoạn 1 cần tránh. 

Kết luận 

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau điểm qua 10 dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng giai đoạn 1. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu này là vô cùng quan trọng, giúp tăng khả năng điều trị thành công. Hãy nhớ rằng, ung thư buồng trứng không phải là một "án tử" nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, các chị em nên thường xuyên đi khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe bản thân. Hãy biến việc chăm sóc sức khỏe thành một thói quen hàng ngày!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
158

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám