Chăm sóc vết thương sau đốt sùi mào gà: Bí quyết phục hồi không để lại sẹo?

Nguyễn Phương Thảo

12-05-2025

goole news
16

Sau khi đốt sùi mào gà, quá trình chăm sóc vết thương đóng vai trò quyết định đến tốc độ hồi phục, nguy cơ tái phát và đặc biệt là khả năng để lại sẹo. Không ít người chủ quan sau khi thực hiện thủ thuật, dẫn đến nhiễm trùng, đau rát kéo dài, thậm chí là sẹo xấu gây mất thẩm mỹ. Vậy đâu là cách chăm sóc đúng? Bài viết này sẽ bật mí những nguyên tắc chăm sóc vết thương sau đốt sùi mào gà chuẩn y khoa và đảm bảo an toàn

Khái quát về bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà (genital warts), hay còn gọi là mụn cóc sinh dục, là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Bệnh thường biểu hiện bằng các nốt sùi mềm, màu hồng hoặc xám, có hình dạng giống súp lơ hoặc mào gà, xuất hiện ở bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng hoặc các khu vực khác trên cơ thể.

Bệnh sùi mào gà thường xuất hiện dưới dạng các mụn cóc nhỏ, mềm, có hình dạng giống như súp lơ hoặc mào gà Bệnh sùi mào gà thường xuất hiện dưới dạng các mụn cóc nhỏ, mềm, có hình dạng giống như súp lơ hoặc mào gà 

HPV là một nhóm virus bao gồm khoảng 150 chủng, trong đó có ít nhất 30-40 chủng lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Các chủng này được chia thành hai nhóm chính:

  • Nhóm nguy cơ cao: Gồm các chủng như HPV-16 và HPV-18, có khả năng gây ung thư ở các cơ quan như cổ tử cung, dương vật, âm hộ, âm đạo, hậu môn và hầu họng.
  • Nhóm nguy cơ thấp: Bao gồm các chủng như HPV-6 và HPV-11, thường gây ra các nốt sùi mềm, màu hồng nhạt, có hình dạng giống súp lơ hoặc mào gà tại bộ phận sinh dục.

Sau khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 3 tuần đến 9 tháng. Các nốt sùi thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng, và có thể gây khó chịu cho người bệnh. 

Việc hiểu rõ và phòng ngừa sùi mào gà hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin HPV và thực hành quan hệ tình dục an toàn. Điều trị bao gồm sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ các nốt sùi, tuy nhiên, không thể loại bỏ hoàn toàn virus HPV khỏi cơ thể. Do đó, việc theo dõi và kiểm tra định kỳ là cần thiết để ngăn ngừa tái phát và các biến chứng liên quan. 

Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau khi đốt sùi mào gà 

Sau khi trải qua các phương pháp tiểu phẫu để điều trị sùi mào gà, quá trình phục hồi của người bệnh không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm kỹ thuật can thiệp, sức khỏe tổng quát, lối sống và chế độ chăm sóc vết thương sau đốt sùi mào gà. Dưới đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi và khả năng ngăn ngừa tái phát bệnh.

Hệ miễn dịch của người bệnh: Hệ miễn dịch đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát virus HPV. Người có sức đề kháng tốt sẽ có khả năng làm lành vết thương nhanh hơn, đồng thời hạn chế nguy cơ virus tái hoạt động sau điều trị. Ngược lại, người suy giảm miễn dịch (ví dụ như người nhiễm HIV, người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch sau ghép tạng, người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường…) có thời gian hồi phục kéo dài hơn và nguy cơ tái phát cao hơn.

Phương pháp đốt và trình độ kỹ thuật: Tùy theo mức độ tổn thương và vị trí tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp đốt khác nhau như đốt điện, đốt laser CO₂ hoặc áp lạnh bằng nitơ lỏng. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng. Nếu thực hiện không đúng kỹ thuật (ví dụ đốt không triệt để hoặc đốt sâu gây tổn thương lan rộng), không những khiến quá trình phục hồi kéo dài mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và sẹo sau điều trị.

Phương pháp điều trị được áp dụng cũng ảnh hưởng lớn đến tốc độ hồi phụcPhương pháp điều trị được áp dụng cũng ảnh hưởng lớn đến tốc độ hồi phục

Chế độ chăm sóc sau thủ thuật: Vết thương sau đốt sùi mào gà cần được giữ khô, sạch và tránh ma sát. Nếu người bệnh không tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc (như vệ sinh bằng dung dịch phù hợp, tránh quan hệ tình dục đến khi lành hoàn toàn…), vết đốt có thể bị nhiễm trùng, chậm lành và để lại sẹo. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc bôi hay thuốc kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định cũng cần thực hiện nghiêm túc.

Tình trạng tâm lý và lối sống: Người bệnh sau điều trị sùi mào gà thường đối mặt với cảm giác lo lắng, mặc cảm hoặc stress kéo dài. Tình trạng này nếu không được hỗ trợ tâm lý đúng cách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch, làm giảm hiệu quả hồi phục. Bên cạnh đó, các hành vi rủi ro như quan hệ tình dục không an toàn, hút thuốc lá hay lạm dụng rượu bia cũng góp phần kéo dài thời gian lành thương và làm tăng nguy cơ tái phát.

Tái khám và theo dõi định kỳ: Việc tái khám theo lịch hẹn giúp bác sĩ kiểm soát tốt tình trạng hồi phục và phát hiện sớm dấu hiệu tái phát. Trong nhiều trường hợp, sùi mào gà có thể tái xuất hiện sau vài tuần đến vài tháng kể từ lần điều trị đầu tiên do virus vẫn còn tồn tại âm thầm trong cơ thể. Việc chủ quan, không tái khám có thể dẫn đến phát hiện muộn, điều trị lại nhiều lần và tăng nguy cơ biến chứng.

Tham khảo:

Các lưu ý về cách chăm sóc vết thương sau đốt sùi mào gà

Sau khi đốt, vùng da điều trị sẽ trở thành vết thương hở, đòi hỏi quá trình cách vệ sinh sau khi đốt sùi mào gà đặc biệt. Việc chăm sóc đúng cách không chỉ giúp da nhanh lành mà còn giảm nguy cơ tái phát.

Giữ vết thương sạch và khô

Sau khi đốt, vùng tổn thương có thể rỉ dịch nhẹ hoặc đóng mài. Điều quan trọng nhất trong những ngày đầu là giữ khu vực này sạch sẽ và khô thoáng. Người bệnh nên rửa nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn được chỉ định, sau đó thấm khô bằng khăn mềm, sạch. Đối với vùng sinh dục, cần đặc biệt cẩn trọng vì đây là khu vực ẩm ướt, dễ nhiễm khuẩn. 

Tuyệt đối không chà xát mạnh, không dùng cồn hoặc oxy già lên vết thương vì dễ gây tổn thương mô mới, làm chậm lành da và tăng nguy cơ hình thành sẹo.

Tránh ma sát và mặc đồ thoáng mát

Chọn những bộ đồ rộng rãi có chất liệu mềm mại giúp giảm thiểu cảm giác khó chịu và hạn chế nguy cơ nhiễm trùngChọn những bộ đồ rộng rãi có chất liệu mềm mại giúp giảm thiểu cảm giác khó chịu và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng

Môi trường ma sát cao và bí hơi khiến vùng da điều trị dễ viêm đỏ, lâu lành hoặc bị kích ứng. Vì thế, người bệnh nên mặc quần áo rộng, thấm hút tốt, tránh quần bó sát hay đồ lót làm từ sợi tổng hợp. Với vùng tổn thương ở hậu môn hoặc cơ quan sinh dục, việc giữ vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh và lau khô nhẹ nhàng là điều cần thiết.

Không quan hệ tình dục trong ít nhất 3–4 tuần hoặc đến khi vết thương lành hoàn toàn, để tránh làm trầy xước vùng da mới phục hồi cũng như nguy cơ lây nhiễm virus HPV.

Bổ sung dinh dưỡng giúp phục hồi da

Một chế độ ăn lành mạnh sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình tái tạo mô da. Người bệnh nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C (cam, bưởi, súp lơ xanh), vitamin E (hạt hướng dương, dầu thực vật, bơ), kẽm (thịt đỏ, hải sản, hạt bí) và protein (thịt nạc, trứng, đậu phụ) để da nhanh lành, hạn chế sẹo.

Việc bổ sung vi chất, đặc biệt là kẽm và vitamin A, giúp tăng tốc độ lành vết thương lên đến 30% (Theo nghiên cứu đăng trên Dermatology and Therapy (2021)

Ngoài ra, uống đủ nước và tránh đồ cay nóng, rượu bia cũng giúp da phục hồi nhanh hơn và giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Sử dụng thuốc bôi hỗ trợ liền da, chống sẹo

Sản phẩm bôi thoa giúp làm dịu và tái tạo da kích thích quá trình phục hồi, giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo xấuSản phẩm bôi thoa giúp làm dịu và tái tạo da kích thích quá trình phục hồi, giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo xấu

Sau giai đoạn khô mài, người bệnh có thể sử dụng các loại kem bôi chứa panthenol, allantoin, silicone gel hoặc chiết xuất nghệ nano theo hướng dẫn của bác sĩ. Các sản phẩm này giúp tăng tốc quá trình tái tạo biểu mô và hạn chế hình thành sẹo thâm, sẹo lồi.

Một số sản phẩm phổ biến như Contractubex, Strataderm, Mederma được chứng minh có hiệu quả trong điều trị sẹo sau phẫu thuật da liễu nếu sử dụng đúng giai đoạn.

Tuyệt đối không tự ý dùng kem chứa corticoid hoặc thuốc bôi không rõ nguồn gốc vì có thể gây bào mòn da, rối loạn sắc tố hoặc khiến vết thương lâu lành.

Tái khám và theo dõi định kỳ

Sau đốt sùi mào gà, bệnh nhân cần tái khám đúng hẹn để bác sĩ đánh giá tiến trình phục hồi và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Trường hợp có biểu hiện sưng đỏ, đau rát kéo dài, chảy dịch vàng hay mùi hôi tại vị trí tổn thương, cần báo ngay cho bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.

Các yếu tố khác 

Những bài tập nhẹ nhàng, giãn cơ có thể giúp tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng Những bài tập nhẹ nhàng, giãn cơ có thể giúp tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng 

Sùi mào gà do virus HPV gây ra nên việc kiểm soát hệ miễn dịch có vai trò then chốt. Người bệnh nên:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ, giảm stress, tránh thức khuya;
  • Bổ sung các vi chất miễn dịch như kẽm, vitamin D, selen;
  • Thực hiện lối sống lành mạnh: Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, luyện tập thể dục nhẹ nhàng;
  • Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêm vắc-xin HPV để phòng tái nhiễm các chủng virus chưa bị nhiễm trước đó.

Việc chăm sóc vết thương sau đốt sùi mào gà đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi da nhanh chóng, hạn chế biến chứng và ngăn ngừa sẹo xấu. Để đạt được kết quả tối ưu, người bệnh nên tuân thủ chỉ định y tế, duy trì vệ sinh cá nhân cẩn thận và xây dựng chế độ sống khoa học, lành mạnh. Trong mọi trường hợp, sự phối hợp chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa sẽ là yếu tố quyết định hiệu quả điều trị và phòng ngừa tái phát.

Liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám trên website để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

9

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám