Thuốc chữa sùi mào gà giai đoạn đầu sẽ được chỉ định phù hợp với tình trạng nhiễm virus HPV, thường gồm có Podophyllin 25%, Acid Trichloroacetic 80%, Podophyllotoxin 0,5%, Imiquimod 5%,... Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ có thể làm nhẹ triệu chứng và ngăn bệnh diễn tiến, không thể điều trị dứt điểm.
Sùi mào gà là gì?
Trước khi tìm hiểu danh sách nhóm thuốc chữa sùi mào gà giai đoạn đầu, nữ giới và nam giới cần biết sùi mào gà là gì. Đây là căn bệnh xã hội do virus HPV gây nên, đặc trưng với biểu hiện mụn sùi, mụn thịt như mào gà cùng các kích thước khác nhau.
Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà tương đối lâu, khoảng 2 - 3 tháng trước khi khởi phát triệu chứng đầu tiên như:
- Các nốt sẩn, mụn, u nhú hồng nhạt, nhỏ, mềm, có chân hoặc cuống ở bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc họng.
- Tổn thương không gây đau nhưng dễ chảy máu khi bị cọ xát.
(Những triệu chứng đầu tiên của sùi mào gà)
Dù ở giai đoạn đầu, bệnh sùi mào gà cũng không thể tự khỏi nên cần được điều trị chuyên môn, ngăn chặn sự diễn tiến. Hướng điều trị bằng thuốc chỉ nhằm làm giảm triệu chứng, tổn thương do virus gây ra.
Xem thêm: Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà là bao lâu? Cách nhận biết?
Thuốc chữa sùi mào gà giai đoạn đầu
Với nền y học hiện đại ngày nay, sùi mào gà có nhiều hướng điều trị khác nhau, gồm dùng thuốc, áp lạnh, đốt điện, laser,... Trong đó, phương pháp chữa trị bằng thuốc được ưu tiên dùng cho trường hợp bệnh nhẹ, ít tổn thương hoặc chưa xuất hiện tổn thương.
Lưu ý: Chưa có thuốc chữa sùi mào gà giai đoạn đầu đặc trị, tất cả chỉ có công dụng loại bỏ triệu chứng, ức chế virus thay vì tiêu diệt virus. Vậy nên, cần tỉnh táo trước những lời hứa hẹn dùng thuốc trị tận gốc sùi mào gà trên thị trường.
Thuốc Podophyllin 25%
Podophyllin 25% có nguồn gốc từ Thái Lan, một loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà chứa 11,5% chất Podophyllum và một số tá dược khác. Cách dùng thuốc rất đơn giản, bạn chỉ cần vệ sinh vùng tổn thương sạch sẽ và bôi 1 - 2 lần thuốc/ngày.
(Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước khi bôi Podophyllin 25%)
Chú ý, không dùng thuốc Podophyllin 25% cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Bởi một số hoạt chất trong thuốc có thể gây tác dụng phụ đến toàn thân, chỉ dùng khi có sự đồng ý hoặc đơn cây của bác sĩ.
Ngoài ra:
- Không dùng thuốc lên khu vực mắt.
- Không bôi thuốc lên vùng da khỏe mạnh.
- Không dùng thuốc lên các khu vực da chảy mủ, xuất huyết.
- Không dùng với người mắc bệnh đái tháo đường, suy giảm tuần hoàn máu.
Tùy mức tình trạng và mức độ tuân thủ dùng thuốc mà thời gian phát huy tác dụng, nhận thấy hiệu quả sẽ khác nhau. Bạn không nên nóng vội, nản chí tự ý tăng liều lượng hay bỏ thuốc, cản trở quá trình điều trị.
Thuốc Acid Trichloracetic 80%
Acid Trichloroacetic 80% gồm 3 thành phần chính là Acid Trichloracetic, Tr.Benzal co. To và tá dược. Người bệnh có thể dùng trực tiếp lên vùng da bị sùi mào gà, kéo dài 5 - 10 ngày, mỗi ngày 2 lần sáng tối.
(Thuốc Acid Trichloroacetic 80% có thể dùng trực tiếp lên vùng da sùi mào gà)
Loại thuốc trị sùi mào gà này có thể xảy ra tương tác với một số thành phần thuốc, như làm ảnh hưởng quá trình hấp thu, chuyển hóa, thải trừ, gây độc tính với cơ thể. Thế nên, trước khi nhận chỉ định dùng thuốc cần trao đổi với bác sĩ về một số loại thuốc đang sử dụng, tránh hệ quả không mong muốn.
Thuốc Podophyllotoxin 0,5%
Thuốc Podophyllotoxin 0,5% được bào chế thành 2 dạng, dung dịch và kem, hỗ trợ tối đa trong điều trị sùi mào gà giai đoạn đầu. Loại thuốc này có khả năng chống phân bào, ngăn chặn quá trình nhân đôi của tế bào gây bệnh.
(Podophyllotoxin 0,5% có khả năng chống phân bào, ngăn chặn quá trình nhân đôi tế bào gây bệnh)
Nhưng cần lưu ý, không dùng Podophyllotoxin 0,5% cho các tổn thương quanh hậu môn, trực tràng, miệng sáo, âm đạo và cổ tử cung. Phụ nữ mang thai cũng cần tránh sử dụng loại thuốc này để đảm bảo an toàn, trao đổi với bác sĩ để nhận hướng điều trị thay thế.
Kem imiquimod 5%
Kem imiquimod 5% có nguồn gốc tự Ấn Độ, được sản xuất đề điều trị sùi mào bằng cách bôi ngoài da. Loại thuốc này có khả năng kích thích sản xuất interferon và cytokine, chống lại tác nhân ngoại lai và điều hòa sự tương tác giữa các tế bào.
(Kem imiquimod 5% dùng bôi ngoài ra với bệnh sùi mào gà)
Thông thường, kem imiquimod 5% được hướng dẫn bôi trực tiếp lên các vùng thành mụn, 3 lần/ngày trong 16 tuần. Tuy nhiên, sau khi bôi khoảng 6 - 10 tiếng thì cần rửa lại bằng nước sạch, tránh gây kích ứng da.
Thuốc Trichloroacetic (TCA)
Thuốc chữa sùi mào gà giai đoạn đầu Trichloroacetic (TCA) thường được áp dụng điều trị với bề mặt da và niêm mạc, được đánh giá an toàn với phụ nữ mang thai và trẻ trên 10 tuổi. Không những vậy, loại thuốc bôi ngoài da này còn có khả năng trị mụn mắt cá, mụn cóc, mụn cơm, mụn cóc sinh dục.
Người bệnh nên chấm thuốc vào đúng vị trí nốt sùi, định kỳ hàng ngày, thường kéo dài 10 tuần. Lưu ý không bôi lan sang các vị trí xung vì có thể làm bỏng, tổn thương mô, có thể khoanh vùng trước bằng bicarbonate hoặc vaseline.
Lưu ý khi dùng thuốc chữa sùi mào gà giai đoạn đầu
Virus HPV là loại virus nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh chóng nên quá trình dùng thuốc điều trị cần tuân thủ nguyên tắc, kiên trì theo phác đồ của bác sĩ. Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần đến cơ sở y tế chuyên môn khám, kiểm tra để nhận đơn thuốc kê phù hợp.
- Dùng sản phẩm chính hãng, mua hàng tại địa chỉ phân phối, cung cấp uy tín.
- Không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc.
- Ngừng thuốc khi có biểu hiện ngứa, kích ứng.
- Vệ sinh đúng cách, đảm bảo sạch sẽ, tránh tổn thương lan rộng.
- Không thực hiện liệu pháp, không dừng giữa chừng.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng đãng và tránh xa ánh nắng mặt trời.
Xem thêm: https://benhvienphuongdong.vn/xet-nghiem-sui-mao-ga/
Kết lại, thuốc chữa sùi mào gà giai đoạn đầu chỉ có công dụng thuyên giảm triệu chứng, ngăn chặn sự phát triển của virus gây bệnh. Phác đồ điều trị bằng thuốc không có khả năng dứt điểm bệnh, người bệnh cần tỉnh táo trước những lời hứa hẹn không có căn cứ và tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.