Các loại chấn thương vai thường gặp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và có mức độ từ nhẹ tới nghiêm trọng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tổn thương sẽ dẫn tới các hậu quả khó lường gây ảnh hưởng cho cuộc sống người bệnh. Hãy cùng Bệnh viện Phương Đông tìm hiểu về loại chấn thương này ở bài viết sau đây nhé.
Vai được tạo thành do 3 xương chính gồm có xương đòn, xương vai và đầu trên xương cánh tay. Đầu trên của xương cánh tay có dạng chỏm cầu và tiếp khớp với mặt khớp lõm của xương bả vai, hay còn gọi là ổ chảo. Đầu ngoài của xương đòn tiếp khớp với mỏm cùng vai ở khớp cùng vai - đòn.
Bao quanh vai là một nhóm dây chằng và cơ. Các dây chằng có nhiệm vụ kết nối các xương của vai và giúp giữ vững khớp vai. Trong khi đó, gân nối giữa cơ và các xương sẽ có nhiệm vụ giúp cử động khớp vai. Bất cứ bộ phận nào trong khớp vai cũng cần được bảo vệ bởi có thể chấn thương bất cứ lúc nào.
Vai có cấu tạo khá phức tạp và nhiều bộ phận
Do có cấu tạo từ nhiều xương, dây chằng và cơ khác nhau nên các chấn thương vai cũng rất đa dạng, thuộc nhiều bộ phận và có mức độ khác nhau. Một số các chấn thương thường gặp nhất sẽ được đề cập dưới đây.
Tình trạng trật khớp vai xảy ra khi chỏm xương cánh tay bị trật khỏi ổ chảo xương bả vai và là chấn thương thường gặp nhất. Trật khớp xảy ra khiến người bệnh cảm thấy đau dữ dội và bị sưng, bầm vùng vai. Đồng thời, các khớp vai không thể di chuyển như bình thường được và nếu trật khớp nặng, xung quanh sẽ biến dạng, có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
Dạng tổn thương này gồm có 2 loại là tổn thương sụn viền trước (tổn thương Bankart) và tổn thương sụn viền trên (tổn thương SLAP). Đây là một trong những dạng chấn thương thể thao thường gặp, đặc biệt là chấn thương vai khi chơi tennis. Triệu chứng của tình trạng này tương tự như chấn thương ở khớp và khớp vai sẽ tạo tiếng lạo xạo khi cử động.
Đây là một trong những chấn thương thường gặp
Đây chính là hội chứng chóp xoay xảy ra ở nhóm gân cơ chóp xoay và phổ biến nhất là rách gân. Triệu chứng của chấn thương này dễ nhận thấy nhất chính là đau nhức vai, đặc biệt là vào ban đêm, không thể nằm nghiêng ở bên vai bị thương. Lâu dần, chức năng của vai sẽ yếu dần và không thể hoạt động linh hoạt như bình thường được nữa.
Xương có thể bị gãy và nứt nếu bạn gặp va chạm mạnh. Các vị trí gãy thường gặp nhất chính là vùng xương đòn rồi tới đầu xương trên cánh tay. Khi gãy xương, bạn sẽ thấy đau nhức dữ dội và có dấu hiệu bầm tím xung quanh. Đồng thời, vai khi bị chấn thương sẽ chảy xệ và bạn không thể nhấc cánh tay lên như bình thường được.
Gãy xương đòn xảy ra khi bạn va chạm mạnh
Đây là hội chứng chấn thương vai có thể xảy ra trong các hoạt động nâng cao cánh tay, do cơ chóp xoay bị cọ xát với bờ dưới của mỏm cùng vai. Trường hợp chấn thương do bắt chẹn này cần được điều trị sớm vì tình trạng viêm có thể gây nên tổn thương nghiêm trọng hơn và bệnh nhân có thể sẽ bị đứt gân hoặc dính khớp vai.
Đông cứng khớp hay còn gọi là viêm dính bao khớp vai, là tình trạng vai bị cứng, khó khăn trong cử động và gây đau. Tình trạng này tiến triển rất chậm, thường là sau khi bị chấn thương. Đông cứng khớp vai còn có thể liên quan tới một số các bệnh lý như đái tháo đường. Khớp vai bị sưng dẫn tới tình trạng hình thành các mô sẹo khiến mô xung quanh bị cứng lại.
Tuy vai có cấu tạo phức tạp nhưng chỉ có duy nhất một dây chằng đi qua, gọi là dây chằng quạ, là đường dây nối xương bả vai và mỏm cùng vai. Dây chằng có thể bị rách hoặc đứt trong trường hợp vận động quá sức, tập luyện sai tư thế, mang vác vật nặng quá sức,... Dây chằng cần được phục hồi tổn thương sớm, nếu không sẽ bị viêm do xương khớp cọ xát vào.
Đứt dây chằng là một trong những chấn thương mức độ nặng
Bao hoạt dịch là phần chứa chất nhầy nằm giữa mỏm xương cùng vai và cơ trên gai có thể bị kích thích hoặc sưng nếu bạn lặp lại cùng chuyển động, va chạm hoặc té ngã. Bạn sẽ khó để xác định được chính xác vị trí chấn thương và khớp vai có thể sẽ bị sưng đỏ lên. Dù không hay xảy ra nhưng bạn vẫn cần cần lưu ý với chấn thương vai này.
Bạn có thể bị chấn thương vai trong nhiều trường hợp khác nhau, thậm chí ngay cả khi đang thực hiện những hành động thường nhật. Những nguyên nhân thường gặp sau đây sẽ được đề cập giúp bạn nắm được và hạn chế nguy cơ bị thương.
Xoay vai đột ngột, vung tay quá cao, nâng hoặc đẩy các vật quá nặng, ngã đập vai xuống đất với lực quá mạnh,... là những tình huống dễ dẫn tới tổn thương vai. Chấn thương vai khi chơi cầu lông, chơi bóng chuyền, quần vợt,... rất hay gặp bởi đây là những môn thể thao chủ yếu sử dụng tới tay.
Chơi các môn thể thao dùng tay rất dễ gây ra chấn thương vai
Gãy xương đòn, trật khớp, rách sụn viền khớp vai,... là những chấn thương khó tránh khỏi nếu bạn bị ngã từ trên cao xuống hoặc trong va chạm giao thông. Va chạm càng mạnh, mức độ chấn thương càng cao hơn. Do đó, bạn cũng không nên chủ quan nếu có sơ sẩy trượt chân trong khi chạy nhảy.
Chấn thương vai khi tập tạ là chuyện không còn xa lạ gì và nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do tập sai kỹ thuật, tập quá sức hoặc sử dụng các dụng cụ không phù hợp. Đặc biệt, khi thực hiện các động tác nâng tạ qua đầu và hạ tạ xuống sau vai sẽ rất dễ chấn thương, điển hình là rạn hoặc gãy xương, trật khớp vai, rạn cơ chóp xoay,...
Không phải chấn thương vai chỉ xảy ra khi có tác động lực mạnh vì đã có nhiều trường hợp hoạt động lặp đi lặp lại cũng có thể khiến bạn bị chấn thương bất cứ lúc nào. Ví dụ một số công việc như cuốc đất, sơn tường, chơi cầu lông,... Áp lực lớn sẽ chèn ép lên phần trên của xương bả vai và lâu dần khiến xương rạn nứt gây đau đớn.
Hành động lặp lại sẽ có thể khiến vai bị trật khớp
Nâng vác các vật nặng bằng lực tay và vai mà không có sự trợ giúp của các vật dụng lao động trong thời gian dài có thể sẽ gây bong gân hoặc kích ứng gân, thậm chí là trật khớp. Do đó, bạn đừng bắt đôi vai phải chịu đựng gánh nặng quá lớn trong khi hoàn toàn có thể san sẻ với mọi người xung quanh hoặc áp dụng các loại máy móc hiện đại.
Bạn tới cơ sở y tế và phàn nàn với bác sĩ về cơn đau kèm theo một số triệu chứng bất thường, bác sĩ sẽ cho tiến hành kiểm tra phạm vi chuyển động của vai. Tiếp đó, bạn sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm nhằm đánh giá tình trạng khớp một cách kỹ càng hơn và đưa ra biện pháp điều trị chấn thương vai đúng đắn nhất.
Các hình ảnh thu được về khớp vai sẽ giúp bác sĩ loại bỏ được các nguyên nhân gây đau như gai đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ,... Đồng thời, nhìn vào các hình ảnh chi tiết này, bác sĩ sẽ xác định được chính xác loại chấn thương ở vai đó là gì và mức độ chấn thương là bao nhiêu.
Phương pháp này được ứng dụng để giúp ghi loại hoạt động liên tục của cơ khớp vai và thần kinh. Từ đó, bác sĩ dựa vào kết quả điện cơ để có thể chẩn đoán được loại chấn thương và chấn thương đó có ảnh hưởng tới dây thần kinh hay không.
Các biện pháp chẩn đoán giúp xác định chấn thương vai chính xác
Mục đích của xét nghiệm máu và dịch khớp là để xác định xem liệu đau khớp vai có liên quan tới yếu tố viêm hay không. Đánh giá nguy cơ viêm giúp bác sĩ có thể xử lý chấn thương ở vai toàn diện và hiệu quả hơn.
Tùy thuộc vào loại chấn thương cùng với mức độ chấn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể hướng điều trị. Mục tiêu cao nhất của phác đồ chữa trị chấn thương ở vai chính là giảm thiểu xuống mức thấp nhất các nguy cơ phẫu thuật. Dưới đây là các biện pháp được ứng dụng trong điều trị chấn thương vai đối với các mức độ khác nhau.
Chấn thương nhẹ đề cập tới những tổn thương phần mềm như dây chằng, cơ, gân. Các chấn thương này gây nên tình trạng sưng, đau và bầm tím nhưng khớp vai vẫn cử động được. Các giải pháp phục hồi chấn thương vai trong trường hợp này gồm:
Bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn thuốc giảm đau, chống viêm để có thể làm dịu đi cảm giác khó chịu ở bờ vai. Để giúp bạn có thể kiểm soát tốt cơn đau, các đơn thuốc có thể được kể trong 1 - 2 tuần cho tới khi triệu chứng giảm hẳn.
Tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào vai thường sẽ được chỉ định khi các loại thuốc uống không phát huy công dụng. Cách này giúp bạn giảm đau nhanh hơn nhưng bác sĩ khuyên không nên tiêm nhiều hơn 3 mũi trong 1 năm.
Dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài sẽ gây hại cho dạ dày, thận, gan và dẫn tới hiện tượng phù nề do tích nước trong cơ thể. Để hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị cũng như giảm việc sử dụng thuốc điều trị, bạn nên sử dụng thêm dưỡng chất hỗ trợ xương khớp chứa thành phần thiên nhiên với tác dụng giảm đau từ gốc. Các sản phẩm này vừa an toàn, vừa giúp thúc đẩy quá trình hồi phục chấn thương.
Một cách giảm sưng, đau tại nhà thường xuyên được áp dụng chính là chườm lạnh khi thấy khớp bị sưng, đỏ và chườm nóng khi các khớp cứng và đau. Bạn có thể luân phiên sử dụng nhiệt bằng cách chườm ấm sau 1 - 3 ngày chườm lạnh lên toàn bộ vai bị ảnh hưởng bởi chấn thương. Mỗi ngày thực hiện 3 lần và mỗi lần khoảng 15 phút để giảm chấn thương vai.
Khi vai bị chấn thương, bạn tuyệt đối không được khiêng, vác vật nặng cũng như thực hiện những động tác gây áp lực lên vai và cánh tay như giơ tay quá đầu, dang tay rộng hoặc gõ bàn phím trong nhiều giờ liên tục. Vai của bạn cần được nghỉ ngơi, thư giãn và chỉ có thể quay lại hoạt động thường ngày khi các triệu chứng đó đã được cải thiện.
Bạn thực hiện xoa bóp vai bằng cách làm nóng một chút tinh dầu rồi xoa đều lên toàn bộ bả vai, bóp nhẹ nhàng, sẽ giúp giảm cơn đau và mang lại cảm giác thư thái cho bờ vai. Mỗi ngày, bạn chỉ cần thực hiện việc xoa bóp vai trong khoảng từ 5 - 10 phút bằng một lực vừa phải và tránh xoa bóp quá lâu, quá mạnh gây chấn thương vai.
Điều trị chấn thương nhẹ ở vai chỉ cần áp dụng các cách đơn giản
Cấp độ chấn thương vai nặng phải để đến là rách sụn viền, đứt dây chằng, trật khớp và đông cứng khớp. Các chấn thương này không chỉ gây đau nhức mà còn làm biến dạng và suy giảm chức năng vận động khớp vai.
Khi đó, bạn cạnh việc sử dụng thuốc và các thực phẩm bổ sung, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị chuyên sâu như băng nẹp để cố định vết thương và phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn các bài tập vật lý trị liệu để có thể rút ngắn thời gian phục hồi và lấy lại sự linh hoạt, sức mạnh của vai.
Khi gặp các chấn thương nặng, vai có thể sẽ mất từ 3 - 6 tháng hoặc lâu hơn là 1 năm để có thể bình phục hoàn toàn. Bạn cần nhẫn nại trong việc dưỡng thương và phục hồi sau chấn thương theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đừng vội để vai hoạt động khi chưa thực sự khỏe mạnh bởi điều này sẽ khiến quá trình hồi phục bị rối loạn, đồng thời tăng cao nguy cơ tái chấn thương.
Trường hợp chấn thương nặng cần được điều trị phẫu thuật
Thông thường, các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sau điều trị sẽ hướng dẫn bạn một số các bài tập cơ bản nhằm tăng cường cơ bắp vùng vai và phục hồi chấn thương nhanh hơn. Dưới đây là một số các bài tập giúp bạn tăng sức mạnh cơ bắp và tránh các chấn thương hiệu quả.
Bạn cột dây thun có đàn hồi vào 2 bàn chân, ngồi thẳng lưng và nhẹ nhàng kéo dây về phía cơ thể. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5 giây rồi cứ thế lặp lại 5 lần với mỗi cánh tay và thực hiện đều đặn 2 lần/ngày.
Bạn đứng thẳng đối mặt với từng rồi chống 2 tay lên tường và 2 chân dang rộng. Từ từ thực hiện hành động chống đẩy lặp lại 5 lần và mỗi lần giữ 5 giây, thực hiện 2 lần/ngày.
Bạn ngồi thẳng vào ghế tay vịn, 2 chân chạm sàn nhà và sử dụng cánh tay từ từ nâng cơ thể lên khỏi ghế. Hãy giữ động tác này trong khoảng 5 giây, lặp lại 5 lần và thực hiện 2 lần/ngày.
Thường xuyên luyện tập để phục hồi vai sớm
Chọn cơ sở y tế khám, điều trị chấn thương là yếu tố vô cùng quan trọng và bạn cần tìm hiểu kỹ càng. Một gợi ý cho bạn chính là Bệnh viện đa khoa Phương Đông. Khoa ngoại bệnh viện được đầu tư rất bài bản về hạ tầng và trang thiết bị đồng bộ, hiện đại. Đội ngũ y bác sĩ đầu ngành được đào tạo từ những trường y khoa danh tiếng trong và ngoài nước.
Khoa ngoại là khoa mũi nhọn của Phương Đông với hệ thống 5 phòng mổ vô khuẩn một chiều đạt chuẩn quốc tế hiện đại. Các phòng mổ được trang bị đầy đủ dụng cụ phẫu thuật cho mổ mở cũng như mổ nội soi. Ngoài ra, bệnh viện còn có các phòng điều trị nội trú với trang thiết bị và dịch vụ cao cấp tiêu chuẩn 5 sao, mang lại cho người bệnh cảm giác thoải mái, thư giãn.
Tới đây khám và điều trị chấn thương vai, bạn sẽ không phải lo lắng bởi hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như chuyên môn của các bác sĩ. Các phương pháp điều trị được ứng dụng rất đa dạng, hiện đại cùng chi phí phẫu thuật hợp lý. Từ đó, bạn có thể hoàn toàn an tâm và an dưỡng, điều trị nhanh chóng hồi phục.
Bài viết trên đây đã được Bệnh viện Phương Đông tổng hợp và chia sẻ, giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng chấn thương thường gặp, là chấn thương vai. Hãy chú ý đừng vận động quá sức nhằm hạn chế nguy cơ bị các chấn thương, ảnh hưởng tới sức khỏe chung bạn nhé.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.