Trật khớp vai - Những dấu hiệu liên quan và cách điều trị bệnh hiệu quả

Nguyễn Thu Hà

07-07-2022

goole news
16

Trật khớp vai là một trong những chấn thương khá phổ biến hiện nay, gây ra nhiều khó khăn khi vận động và sinh hoạt. Vậy nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Trật khớp vai là chấn thương thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng vận động. Nếu như không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như sai lệch khớp xương, cứng khớp vai… gây nhiều khó khăn sinh hoạt và lao động. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời bạn tham khảo những thông tin được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chia sẻ sau đây.

Tổng quan về bệnh trật khớp vai

Trong cơ thể người, phần khớp vai là phần khớp có khả năng di động nhất, bao gồm trụ cầu cà hõm chứa đầu cầu. Tình trạng chệch khớp vai xảy ra khi các đầu tận cùng của xương bị tác động làm cho chúng dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu. Tình trạng này làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn và bất động khớp, không thể vận động tạm thời.

Trên thực tế, trật khớp có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân… Ngay khi phát hiện, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám, nắn chỉnh khớp về đúng vị trí để tránh trường hợp xảy ra biến chứng. Nếu như được điều trị đúng cách, khớp sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường, nhưng nếu hoạt động sai tư thế tình trạng này có thể tái diễn.

Tình trạng chệch khớp vai xảy ra khi các đầu tận cùng của xương bị tác động

Tình trạng chệch khớp vai xảy ra khi các đầu tận cùng của xương bị tác động

Dạng trật khớp vai điển hình hiện nay

Thông thường, khớp vai là phần khớp thường xuyên vận động, di chuyển theo nhiều hướng khác nhau trong cơ thể, nên có thể trật về phía trước, phía sau và xuống dưới. Dựa vào phần vị trí của chỏm xương, cánh tay so với ổ chảo xương vai, tình trạng lệch khớp vai thường được chia thành 3 dạng chính, đó là:

  • Trật khớp vai ra trước: Tình trạng này chiếm khoảng 95% các trường hợp bệnh nhân trật khớp tại vùng vai. Chỏm xương bị lật ra trước tại ổ chảo xương vai, có thể hướng vào trong hoặc hướng xuống. Gồm dạng chỏm dưới mỏ quạ, chỏm ngoài mỏ quạ và chỏm dưới xương đòn.
  • Trật khớp vai dưới ổ chảo: Trường hợp này hiếm gặp là tình trạng cánh tay quật ngược lên phía trên.
  • Trật vai ra sau: Vì có xương bả vai án ngữ nên cũng xuất hiện, chiếm khoảng gần 5%. Thường do ngã chống tay trong tư thế vai khép hoặc liên quan đến động kinh hoặc điện giật.

Trật khớp vai ra trước chiếm khoảng 95% các trường hợp

Trật khớp vai ra trước chiếm khoảng 95% các trường hợp

Nguyên nhân trật khớp vai

Thực tế, có nhiều người không nắm rõ được nguyên nhân gây nên tình trạng trật khớp vai nên rất dễ tái phát bệnh. Thông thường, chấn thương vai xảy ra khi có một lực tác động rất mạnh đến phần phía trước hoặc phần trên cùng của vai khiến cho các khớp xương lệch ra khỏi vị trí ban đầu.

Người bị chệch khớp vai có thể bị một phần hoặc trật hoàn toàn và những nguyên nhân gây ra tình trạng này gồm:

  • Chấn thương do chơi thể thao: Vai bị trật khớp thường là chấn thương dễ gặp khi chơi các môn thể thao như bóng rổ, bóng đá, cầu lông hoặc những môn thể thao dễ té ngã như trượt tuyết phản lực, trượt tuyết núi cao…
  • Do các va chạm đột ngột: Như vật thể nặng rơi trúng vào vai, va đập mạnh do tai nạn lao động, tai nạn giao thông…
  • Té ngã: Ngã chống tay, đập vai khiến cho vùng vai chịu ảnh hưởng trực tiếp như ngã do sàn trơn trượt, ngã cầu thang…
  • Mang đồ nặng: Khuân vác hay mang vác đồ đạc nặng không đúng tư thế cũng có thể làm tăng nguy cơ gia tăng chệch khớp vai.
  • Một số trường hợp trật khớp vai khi ngủ: Người bệnh nằm sai tư thế, điển hình là ngủ nghiêng trong thời gian dài, không gian ngủ không thoải mái,... làm cho khớp vai lệch sau khi ngủ dậy.

Vai bị trật khớp thường là chấn thương dễ gặp khi chơi các môn thể thao

Vai bị trật khớp thường là chấn thương dễ gặp khi chơi các môn thể thao

Dấu hiệu nào cho thấy trật khớp vai

Khi bị trật khớp vai nhiều lần, người bệnh có thể dễ dàng tự nhận biết hơn so với những người mới chệch khớp vai lần đầu. Và những triệu chứng điển hình của bệnh như sau:

  • Phần khớp vai khó khăn khi cử động, người bệnh cảm thấy đau đớn tại vùng vai, thậm chí xuất hiện những cơn đau dữ dội khi cử động khớp vai.
  • Khi thăm khám kiểm tra thấy vai bị vuông.
  • Hõm khớp bị rỗng, sờ bằng tay thấy chỏm xuất hiện ở những vị trí bất thường, chỏm xương cánh tay có thể bật hẳn ra ngoài. Cánh tay chỉ ở một tư thế cố định, nếu như đầy tay chuyển tư thế khác, bỏ tay ra lại về tư thế cũ.
  • Chỗ trật khớp bị bầm tím và sưng đỏ, tê yếu biên độ vận động giảm hoặc không thể cử động được.
  • Cơ bắp vai có thể co thắt, trở nên đau dữ dội, bằng mắt thường có thể nhìn thấy vai bị trật.

Phần khớp vai khó khăn khi cử động, người bệnh cảm thấy đau đớn tại vùng vai

Phần khớp vai khó khăn khi cử động, người bệnh cảm thấy đau đớn tại vùng vai

Những biến chứng do trật khớp vai gây ra

Biến chứng do lệch khớp vai thường xảy ra khi người bệnh không phát hiện sớm cũng như không có các phương án điều trị kịp thời. Người bệnh trật tại khớp vai có thể gặp nhiều dạng biến chứng, cụ thể:

  • Gây tổn thương thần kinh: Theo thống kê, có khoảng 15% bệnh nhân có biến chứng tổn thương thần kinh sau khi lệch khớp vai, đặc biệt là liệt dây thần kinh mũ. Tình trạng này khiến cho người bệnh mất cảm giác tại vùng cơ delta, sau khi nắn khớp vẫn khó có thể cử động dang cánh tay. Với những trường hợp biến chứng nặng có thể liệt hẳn đám rối thần kinh của cánh tay.
  • Tổn thương mạch máu: Có khoảng 1% trường hợp vai bị trật khớp khiến cho những động mạch nách có thể tắc do tổn thương lớp áo giữa và phần lớp áo trong hoặc rách thành bên do đứt gốc một nhánh bên hoặc co thắt.
  • Tổn thương chóp xoay vai: Biến chứng này khoảng 55% ở người bị chệch khớp vai phía trước và tăng lên 80% ở những người trên 60 tuổi, gây tình trạng đau đớn kéo dài, cử động ngoài bị yếu.
  • Gãy xương kèm theo: Khoảng 30% bệnh nhân bị trật khớp vai gãy xương kèm theo và có biến chứng khác. Điển hình như vỡ bờ ổ chảo, biến dạng vùng chỏm xương cánh tay Hill-Sachs…

Khoảng 30% bệnh nhân bị chệch khớp vai gãy xương kèm theo

Khoảng 30% bệnh nhân bị chệch khớp vai gãy xương kèm theo

Các phương pháp điều trị bệnh trật khớp vai

Trước tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và thực hiện chụp X quang trật khớp vai để xác định được tình trạng của khớp vai. Thông thường, phương pháp được áp dụng là kéo nắn trật khớp vai và băng bất động khoảng từ 2-4 tuần với tình trạng nhẹ, tình trạng nặng hơn như trật khớp vai tái hồi sẽ áp dụng can thiệp phẫu thuật, cụ thể:

Nắn lại khớp vai

Đây là phương pháp điều trị trật khớp vùng vai phổ biến và áp dụng đối với mức độ nhẹ. Bác sĩ sẽ thực hiện một số thao tác để giúp cho phần xương vai trở lại vị trí chính xác. Tùy thuộc vào tình trạng sưng, mức độ đau, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc phù hợp để cải thiện các triệu chứng và để phần vai hồi phục.

Bác sĩ sẽ thực hiện một số thao tác để giúp cho phần xương vai trở lại vị trí

Bác sĩ sẽ thực hiện một số thao tác để giúp cho phần xương vai trở lại vị trí

Phẫu thuật

Bệnh nhân có thể được chỉ định làm phẫu thuật trong trường hợp khớp vai hoặc phần dây chằng yếu, có yếu tố tái đi tái lại nhiều lần mặc dù đã phục hồi và chức năng tăng cường. Trong một số trường hợp, sẽ can thiệp phẫu thuật nếu như có biến chứng dây thần kinh mạch máu tổn thương.

Phương pháp được áp dụng phổ biến điều trị lệch khớp vai hiện nay là dùng nội soi. Theo đó, các bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ chuyên biệt cùng với các máy quay đưa vào bên trong khớp thông qua vết mổ sẵn. Phương pháp này giúp cho vết mổ nhanh lành hơn, ít nhiễm trùng đồng thời phục hồi nhanh hơn.

Phương pháp cố định

Đây là phương pháp có dùng đai cố định để giúp cho vai được ổn định trong vài tuần. Thời gian đeo đai sẽ phụ thuộc vào tình trạng của khớp vai bị trật.

Đây là phương pháp có dùng đai cố định để giúp cho vai được ổn định

Đây là phương pháp có dùng đai cố định để giúp cho vai được ổn định

Dùng thuốc

Phương pháp này được sử dụng kết hợp với những phương pháp khác. Các thuốc được bác sĩ chỉ định sẽ giúp cho quá trình điều trị thoải mái hơn, giảm đau đớn và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục của chấn thương.

Phục hồi chức năng

Khi được nẹp vai hoặc gỡ bỏ băng cố định, bệnh nhân sẽ bắt đầu quá trình phục hồi chức năng. Những bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp cho người bệnh phục hồi được tầm vận động của khớp, đồng thời phục hồi cả về sự ổn định lẫn sức mạnh cho vai. Bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để nhận được kết quả tốt nhất, không nên vận động quá sức gây tổn thương nghiêm trọng.

Với những phương pháp trên, bạn nên đến những cơ sở y tế chất lượng, uy tín với bác sĩ có trình độ tay nghề cao đảm bảo kết quả tốt nhất. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông triển khai dịch vụ thăm khám, nắn khớp và điều trị nội soi ít xâm lấn. Hệ thống phòng hiện đại, công nghệ cao cùng đội ngũ y bác sĩ đầu ngành nên được hàng ngàn người bệnh tin tưởng và lựa chọn.

Những bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp cho người bệnh phục hồi được tầm vận động

Những bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp cho người bệnh phục hồi được tầm vận động

Phòng ngừa trật khớp vai

Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng việc chệch khớp vai gây đau đớn, khó chịu khi người bệnh hoạt động, đây là tình trạng phổ biến diễn ra hiện nay mà bất cứ đối tượng nào cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, mỗi người đều có thể kiểm soát được bệnh từ chính những yếu tố nguy cơ.

Với người bệnh cần hồi phục

Thống kê cho thấy có hơn 90% trường hợp chệch khớp vai tái diễn nhiều lần sau lần chệch khớp đầu tiên, đặc biệt là người trẻ tuổi do nhu cầu hoạt động nhiều. Để phòng tránh tình trạng bệnh tái diễn, người bệnh cần:

  • Thực hiện uống thuốc, xoa thuốc cho khớp vai theo đúng chỉ định mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bên ngoài để tự điều trị khi chưa biết chính xác được tình trạng bệnh.
  • Khi khớp đã hồi phục trở lại bình thường tốt nhất không nên thực hiện những động tác mạnh như chơi thể thao, cần tĩnh dưỡng phù hợp, tránh tình trạng còn yếu khiến bị tái hồi bệnh.
  • Nên di chuyển, hoạt động khớp vai nhẹ nhàng và những hoạt động thường ngày cũng nên chú ý để tránh va chạm khớp.
  • Trường hợp điều trị tại nhà mà khớp cho dấu hiệu sưng đau và tái phát nên liên hệ đến bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị kịp thời.
  • Cố gắng tránh những cử động gây đau đớn, không bê vật nặng quá đầu cho đến khi khớp vai được cải thiện hoàn toàn.
  • Chườm mát: Nên chườm mát quanh vùng vai để giảm viêm, dùng túi mát chườm vết thương khoảng 15-20 phút và thực hiện nhiều lần trong ngày.
    Hạn chế vận động không đồng nghĩa với bất động, bạn nên duy trì sự linh hoạt của khớp với các bài tập trị liệu để duy trì phạm vi di chuyển vùng vai.

Nên chườm mát quanh vùng vai để giảm viêm tại đây

Nên chườm mát quanh vùng vai để giảm viêm tại đây

Với những người bình thường

Với những người khỏe mạnh, chưa từng bị trật khớp vai cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa:

  • Thực hiện rèn luyện bản thân, thường xuyên rèn luyện thân thể để giúp cho cơ thể, hệ cơ bắp săn chắc cũng như các khớp hoạt động một cách linh hoạt.
  • Thực hiện khởi động kĩ khi tập thể dục, thể thao, tránh các hoạt động vận động quá mức.
  • Hạn chế mang vác vật nặng tư thế sai, cẩn thận hơn trong các hoạt động thường ngày.

Thực hiện khởi động kĩ khi tập thể dục, thể thao để tránh sai khớp

Thực hiện khởi động kĩ khi tập thể dục, thể thao để tránh sai khớp

Câu hỏi thường gặp về trật khớp vai

Trật khớp vai khiến cho người bệnh khó khăn khi vận động, sau đây Bệnh viện Đa khoa Phương Đông xin giải đáp một số câu hỏi thường gặp về tình trạng này như sau:

Trật khớp vai bao lâu thì khỏi, những di chứng có thể gặp?

Rất khó có thể đưa ra được câu trả lời chính xác chệch khớp vai khi nào sẽ khỏi bởi thời gian bình phục của mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ chấn thương, tuổi tác, cách chăm sóc và hướng điều trị. Nếu tình trạng bệnh ở dạng nhẹ, không ảnh hưởng đến những dây thần kinh lớn hoặc có tổn thương phía trong khớp để vai có thể được cải thiện trong vài tuần.

Tuy nhiên, nếu như hoạt động quá sớm khi trật khớp vai có thể gây ra tổn thương cho khớp vai hoặc chệch khớp lần nữa. Thông thường, những người trẻ tuổi bị chệch khớp vai đều có tốc độ bình phục nhanh hơn so với những người lớn tuổi. Một số người do không kiêng cữ được phải cử động nhiều cũng lâu lành hơn. Thông thường phải chờ ít nhất 2 tuần cho đến 2 tháng để hồi phục hoàn toàn chức năng của khớp vai.

Thông thường phải chờ ít nhất 2 tuần cho đến 2 tháng để hồi phục hoàn toàn vai

Thông thường phải chờ ít nhất 2 tuần cho đến 2 tháng để hồi phục hoàn toàn vai

Khi bị trật khớp vai, nên xử trí như thế nào cho đúng?

Trước khi đến bệnh viện, ngay tại nhà hãy thực hiện các bước sơ cứu để tránh để lại những di chứng sau đây:

Bước 1: Hạn chế di chuyển, cử động tay chân

Khi chệch khớp vai, đầu tiên đừng di chuyển cử động để tránh tạo áp lực lên khớp gây đau đớn. Các động tác lắc tay, xoang khớp hoặc nắn khớp có thể khiến cho khớp bị tổn thương, dây thần kinh, dây chằng, các nhóm cơ và mạch máu có thể ảnh hưởng không nhỏ.

Bước 2: Cố định khớp vai

Dùng băng cố định khớp vai ở tư thế hiện tại để khớp vai được nâng đỡ, điều này cũng giúp cho người bệnh đỡ đau đớn và thoải mái hơn.

Bước 3: Chườm lạnh

Cho đá hoặc nước lạnh vào trong túi chườm và chườm lên vùng khớp vai để giúp làm dịu nhanh đi cơn đau, đồng thời làm giảm sưng hiệu quả. Lưu ý tránh các phương pháp chườm nóng, bóp muối hay xoa rượu thuốc sẽ không mang đến hiệu quả giảm đau mà có thể gây tổn thương các mạch máu và dây thần kinh.

Bước 4: Đến trung tâm y tế

Trật khớp vai tuy không quá nguy hiểm nhưng sau khi cố định khớp và chườm lạnh, bạn sẽ cảm thấy cơn đau thuyên giảm. Tuy nhiên vẫn nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để có thể kiểm tra kịp thời, giúp chữa trật khớp nhanh chóng và an toàn hơn.

Nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để có thể kiểm tra vai kịp thời

Nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để có thể kiểm tra vai kịp thời

Như vậy, qua những thông tin tổng hợp về trật khớp vai bạn đã có cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng chấn thương này. Nếu như cảm thấy nghi ngờ bản thân gặp phải chấn thương hãy đến ngay Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với chất lượng tuyệt vời, đảm bảo an toàn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,525

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp vai và phương pháp điều trị

Có khoảng 1/3 người trên 60 tuổi bị thoái hóa khớp vai, gây đau nhức và giảm khả năng vận động. Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân.

09-02-2022
19001806 Đặt lịch khám