Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp vai và phương pháp điều trị

Lê Thảo

09-02-2022

goole news
16

So với thoái hóa khớp gối hay khớp háng thì thoái hóa khớp vai không quá phổ biến. Tuy nhiên, có khoảng 1/3 người trên 60 tuổi gặp phải vấn đề này. Bệnh gây đau nhức và giảm khả năng vận động ở người bệnh vùng bả vai và cánh tay. Nguy hiểm hơn đó là bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân. Vậy dấu hiệu nhận biết thoái hóa ở khớp vai là gì? Đâu là phương pháp điều trị hiện nay. BVĐK Phương Đông xin được giải đáp chi tiết tại bài viết dưới đây.

Thoái hóa khớp vai là gì?

Thoái hóa khớp vai là tình trạng thoái hóa xảy ra ở khớp vai. Bệnh tiến triển khi sụn khớp (bao bọc các đầu xương) và xương dưới sụn có dấu hiệu mòn đi (gọi là thoái hóa).

Tình trạng này gây ra hiện tượng viêm quanh khớp vai kèm biểu hiện sưng, đau nhức nghiêm trọng và lượng dịch khớp giảm nhiều.

Thoái hóa khớp vai thường gặp ở người trên 60 tuổiThoái hóa khớp vai thường gặp ở người trên 60 tuổi

Khớp vai thường xuyên phải cử động, chịu nhiều lực tác động lên tay cũng như cơ thể nên rất dễ bị thoái hóa. Có thể là thoái hóa khớp vai phải, vai trái hoặc cả 2 bên.

Người bị thoái hoá ở khớp vai thường bị đau nhức; ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nếu để lâu hoặc điều trị không đúng cách có thể sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tê liệt cổ, vôi hoá khớp vai, biến dạng khớp vai,...

Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp vai

Nguyên nhân từ bên ngoài

  • Ảnh hưởng của các vụ tai nạn, chấn thương, va đập mạnh; di chứng của tập thể thao quá sức: trước tiên thì các trường hợp này gây tổn thương trực tiếp lên xương, khớp làm viêm khớp vai. Lâu dần khiến các khớp bị thoái hóa.
  • Do thói quen và tính chất công việc: thường xuyên ngồi sai tư thế. Làm việc nâng vác đồ nặng hay tính chất ngành nghề như vận động viên cử tạ, cầu thủ bóng rổ,... đều có thể dẫn đến các chấn thương nhỏ ở khớp vai và lâu dần phát triển thành viêm khớp.

Thoái hóa khớp ở vai do mang vác nặng thường xuyênThoái hóa khớp ở vai do mang vác nặng thường xuyên

Nguyên nhân từ bên trong

  • Dị tật bẩm sinh: cấu trúc xương vai kém hoặc bị khiếm khuyết nên có nhiều khả năng bị trật khớp vai và dễ bị tổn thương hơn so với người bình thường. Từ đó làm tăng nguy cơ bị thoái hóa xương khớp vai.
  • Tuổi tác: theo thời gian thì các xương khớp bắt đầu lão hóa. Với các biểu hiện như giòn, dễ gãy, kém linh hoạt, sụn mỏng nên 2 đầu khớp cọ xát với nhau gây tổn thương. Do đó mà những người ngoài 50 tuổi thường hay bị mắc bệnh.

Tuổi càng cao thì khả năng khớp vai bị thoái hóa càng caoTuổi càng cao thì khả năng khớp vai bị thoái hóa càng cao

  • Béo phì: mặc dù xương vai không chịu nhiều trọng lượng của cơ thể. Nhưng các nghiên cứu cho biết những người béo phì có nguy cơ thoái hóa khớp vai cao hơn người chăm chỉ tập luyện thể dục. Bởi béo phì là nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm toàn thân ở cấp thấp; làm tăng nguy cơ viêm xương khớp.
  • Giới tính: theo các chuyên gia về cơ xương khớp thì nữ giới dễ bị thoái hóa khớp bả vai hơn so với nam giới do nội tiết tố sinh dục ở nữ.
  • Di truyền: ngoài các nguyên nhân kể trên thì yếu tố di truyền cũng cần được nhắc đến. Giống như tóc, màu da hay chiều cao thì bệnh xương khớp vai cũng liên quan đến di truyền. Nếu trong gia đình có người bị viêm khớp thì tỷ lệ họ hàng mắc phải là rất cao.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai triệu chứng dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Đau khớp vai:

Không giống như đau vai do căng cơ hoặc chấn thương vùng ngoài. Những cơn đau diễn ra ở sâu bên trong bộ phận này, người bệnh thường cảm thấy đau nhức, đau âm ỉ hoặc dữ dội mỗi khi vận động hay bê vác đồ nặng. Đau nhức ban đầu xảy ra ở khớp vai sau đó lan xuống bả vai, cổ và ức. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh.

  • Khớp vai sưng:

Ma sát giữa các đầu xương ở khớp vai làm kích thích phản ứng viêm xảy ra. Tình trạng viêm khiến các bộ phận xung quanh khớp bị tổn thương theo. Dẫn tới hiện tượng sưng đỏ, nóng ở các mô lân cận. Với triệu chứng này người bệnh dễ dàng nhận biết khi ấn nhẹ vào chỗ bị sưng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp vaiDấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp vai

  • Cứng khớp vai:

Ngoài tình trạng đau sưng thì người bệnh còn có cảm giác cứng ở khớp vai. Khả năng vận động giảm, kém linh hoạt, thậm chí nặng hơn có thể là bất động. Ngay cả khi có người hỗ trợ xoay cánh tay thì người bệnh dường như không thực hiện được động tác này. Triệu chứng này khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo,...

  • Phát ra tiếng kêu:

Khi người bệnh xoay bả vai sẽ phát ra tiếng kêu lạo xạo, lục cục. Nguyên nhân là do sụn ổ khớp, dịch ổ khớp đã hao mòn và cạn kiệt khiến xương không được bảo vệ làm lộ các đầu xương. Tạo ra sự ma sát nên có tiếng kêu phát ra.

  • Vai yếu và cơ teo:

Nếu bị thoái hóa khớp ở vai thì người bệnh sẽ có cảm giác vai của mình bị yếu đi. Nếu không được khắc phục kịp thời thì cơ sẽ bị teo, không rắn chắc được như bình thường.

  • Các triệu chứng trở nên tệ hơn vào buổi sáng:

Tình trạng đau, cứng vai có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi thức dậy vào buổi sáng. Nhưng nếu người bệnh thực hiện vài động tác xoay vai nhẹ nhàng thì sẽ cải thiện. Trường hợp cơ đau ở vùng vai trở nên nặng hơn sau những động tác lặp đi lặp lại thì người bệnh có thể đã bị viêm bao hoạt dịch.

Thoái hóa khớp vai thường gặp ở những ai

Ai cũng có nguy cơ mắc chứng thoái hóa xương khớp vai. Tuy nhiên những nhóm đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc cao hơn:

Đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp vùng vaiĐối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp vùng vai

  • Phụ nữ, những người ngoài 50 tuổi.
  • Người thường xuyên phải lao động nặng gây căng thẳng cho khớp vai.
  • Vận động viên hoặc những người thường xuyên chơi những môn thể thao có cường độ mạnh, sử dụng khớp vai quá mức.
  • Những người có tiền sử bị chấn thương, viêm xương khớp.
  • Người di truyền có khiếm khuyết.
  • Người bị thừa cân béo phì.

Thoái hóa khớp vai có nguy hiểm không?

Câu trả lời là: CÓ!

Thoái hóa xương khớp vai nếu không được phát hiện và điều trị, kiểm soát ngay từ đầu thì lớp sụn tại khớp vai sẽ bị bào mòn theo năm tháng. Kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những biến chứng nguy hiểm như:

  • Phá hủy hoàn toàn lớp sụn khớp vai:

Lớp sụn này đóng vai trò bảo vệ xương khỏi ma sát lẫn nhau ở mỗi cử động vai. So với khớp gối và háng thì lớp sụn ở khớp vai mỏng hơn nên càng dễ bị bào mòn, phá hủy khi quá trình thoái hóa diễn ra. Tình trạng này khiến các đầu xương cọ xát với nhau gây đau đớn đồng thời ảnh hưởng đến chức năng vận động của vai.

  • Gai xương phát triển:

Tình trạng gai xương hình thành và phát triển có thể xem là sự bù đắp của cơ thể cho phần sụn khớp bị mất đi do thoái hóa. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những mẩu xương thừa này lại càng khiến các đầu xương cọ sát với nhau nhiều hơn. Đồng thời làm hạn chế biên độ vận động của khớp vai. Không chỉ vậy, gai xương phát triển quá mức còn có thể làm tổn thương đến mô mềm và các dây thần kinh xung quanh gây tê liệt cánh tay.

Thoái hóa khớp vai gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sốngThoái hóa khớp vai gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sống

  • Tổn thương xương:

Phần sụn bị mất đi khiến cho các đầu xương bên dưới khó tránh được những tổn thương. Lúc này, những mô xương khỏe mạnh có thể bị thay thế bởi các mô bất thường làm hình thành các khối u tại đây. Tuy chỉ là u lành nhưng vẫn ảnh hưởng đến các cơn đau nhức xương khớp.

  • Yếu và teo cơ:

Tương tự như những trường hợp thoái hóa khác. Người bị thoái hóa khớp vai thường ít khi thực hiện các động tác cần đến vai (do tình trạng đau nhức, cứng khớp khó chịu). Thời gian dài có thể dẫn đến suy yếu hay thậm chí là teo cơ. Để tránh tình trạng này thì người bệnh cần loại bỏ thói quen xấu này.

  • Một số hệ lụy khác:

ngoài các vấn đề kể trên thì người bệnh còn có thể gặp phải một số vấn đề khác khi bị thoái hóa xương khớp vai như:

- Viêm gân, cơ, dây chằng

- Biến dạng xương

- Rối loạn giấc ngủ

- Trầm cảm

- Hoại tử xương

- Gãy xương bệnh lý

- Rách hoặc đứt dây chằng.

Phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp vai

Để chẩn đoán xem người đó có bị thoái hóa khớp ở vai hay không thì bác sĩ sẽ dựa vào chẩn đoán lâm sàng (kiểm tra tiền sử bản thân, gia đình, khám sức khỏe) và chẩn đoán cận lâm sàng (chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm).

1. Chẩn đoán lâm sàng

Kiểm tra tiền sử bản thân, tiền sử gia đình

  • Bác sĩ kiểm tra tiền sử chấn thương, bệnh lý, khiếm khuyết bẩm sinh, những đợt phẫu thuật trước đó.
  • Kiểm tra tiền sử gia đình để xác định xem có yếu tố di truyền hay không.
  • Xác định cân nặng và khả năng gây ảnh hưởng ở người bị thừa cân béo phì.

Khám sức khỏe

  • Bệnh nhân được yêu cầu mô tả lại thời điểm xảy ra bất thường, khởi đầu của những triệu chứng ở vai.
  • Mô tả cơn đau cũng như mức độ nghiêm trọng của cơn đau.
  • Kiểm tra triệu chứng sưng, tình trạng khớp cứng.

Chẩn đoán bệnh bằng lâm sàngChẩn đoán bệnh bằng lâm sàng

  • Kiểm tra, đánh giá phạm vi chuyển độ 2 tay, vai của người bệnh (gồm chủ động và bị động).
  • Xác định cụ thể những hoạt động làm tăng hoặc giảm đau.
  • Kiểm tra bệnh lý, chấn thương, tình trạng yếu cơ ở thời điểm hiện tại.
  • Kiểm tra tình trạng viêm ở những khớp khác để chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác như gout, viêm khớp dạng thấp.
  • Đánh giá các vấn đề ở lưng giữa, cổ, khuỷu tay,... có thể dẫn đến những cơn đau ở vị trí vai.

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Một số kỹ thuật dưới đây được chỉ định để chẩn đoán chính xác bệnh và các tổn thương liên quan.

Chụp X-quang

Hình ảnh X Quang cho phép bác sĩ quan sát được những tổn thương ở khớp vai. Từ đó chẩn đoán các tình trạng đang xảy ra. X quang thoái hóa khớp vai sẽ cho ra kết quả như sau:

  • Mất không gian khớp là biểu hiện tình trạng mất sụn
  • Mất đi khoảng trống giữa đầu xương và ổ khớp
  • Dị tật đầu xương, điển hình là gai xương.

Một số trường hợp, bệnh nhân không có triệu chứng và hình ảnh X-quang cũng không thể cung cấp thông tin để chẩn đoán. Thì người bệnh có thể được chỉ định chụp CT, MRI, siêu âm hoặc xét nghiệm để có kết quả cuối cùng.

Thoái hóa khớp vai XquangThoái hóa khớp vai Xquang

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Nhằm xem chi tiết về cấu trúc khớp, xương và mô mềm của vai. Ngoài ra còn tìm kiếm những tổn thương nhỏ nhất nhờ hình ảnh rõ nét.

Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Cung cấp hình ảnh 3 chiều với mặt cắt ngang, mặt phẳng dọc và mặt phẳng coronal. Hình ảnh này cho phép quan sát rõ được cấu trúc xương, khiếm khuyết hay tình trạng tổn thương ở xương vai.

Siêu âm

Mục đích của siêu âm là kiểm tra những tổn thương ở mô mềm, tình trạng bong gân, viêm gây hay dịch tụ ở dây chằng,... Trong khi siêu âm, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh xoay vai theo nhiều hướng khác nhau để đánh giá khả năng và phạm vi chuyển động của khớp vai, xác định tổn thương ở khu vực khó phát hiện cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Xét nghiệm

Được chỉ định nhằm loại trừ những nguyên nhân có thể gây ra cơn đau khớp vai. Đồng thời nhằm chẩn đoán phân biệt thoái hóa khớp với các bệnh lý khác như gút; viêm khớp dạng thấp; nhiễm trùng xương khớp hay viêm cột sống dính khớp. Tùy vào mục đích chẩn đoán mà người bệnh có thể được xét nghiệm máu hoặc/và chọc hút khớp vai.

Điều trị thoái hóa khớp vai

Mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp khác nhau để điều trị căn bệnh này. Không có một phác đồ chung nào để điều trị cho các bệnh nhân. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến được áp dụng hiện nay:

  • Chăm sóc tại nhà:

Để cải thiện trình trạng cứng khớp thì người bệnh có thể chườm nóng còn nếu có hiện tượng sưng thì chườm lạnh để giảm sưng đồng thời dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.

Điều trị thoái hóa khớp bằng vật lý trị liệuĐiều trị thoái hóa khớp bằng vật lý trị liệu

  • Vật lý trị liệu:

Tình trạng thoái hóa khiến khớp vai trở nên cứng, đau và khả năng vận động bị ảnh hưởng nên bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về phương pháp tập vật lý trị liệu, với các bài tập chuyên biệt sẽ giúp cải thiện tình trạng trên, giúp người bệnh linh hoạt hơn khi vận động khớp vai.

  • Điều trị bằng thuốc:

Tùy vào mức độ bệnh và thể trạng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc có thể được dùng đến như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ. Trường hợp dùng thuốc không đạt hiệu quả thì có thể được chỉ định tiêm ngoài màng cứng.

  • Phẫu thuật:

Phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro nên chi được chỉ định khi các phương pháp kể trên không cho kết quả khả quan. Bên cạnh đó thì việc phẫu thuật còn tùy vào tuổi tác của người bệnh.

Ngoài ra thì còn có một số phương pháp điều trị khác như thay khớp vai, cắt vỏ xương vai, tái tạo sụn,... Tuy nhiên những phương pháp này rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên ít được áp dụng.

Phòng ngừa nguy cơ thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai nguyên phát (liên quan đến tuổi tác, di truyền,..) không thể phòng ngừa được nhưng với những trường hợp thoái hóa thức phát (do chấn thương, bệnh lý,...) thì mọi người có thể tự phòng tránh bằng cách:

  • Tập đúng tư thế để giảm áp lực đè nặng lên khớp
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh
  • Kiểm soát lượng đường trong máu tốt
  • Cố gắng rèn luyện thể dục thể thao hàng ngày với cường độ phù hợp
  • Ăn uống lành mạnh, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng
  • Chú trong đến chế độ nghỉ ngơi
  • Cẩn thận trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày, chú ý tránh té ngã, chấn thương
  • Lắng nghe cơ thể mình để sớm phát hiện những bất thường và đi khám ngay.

Vậy cụ thể, thoái hóa khớp vai nên ăn gì? Thực phẩm giàu Omega-3 có trong cá béo, tôm cua,…Bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ và trái cây tươi, tôm, cá cua… Thực phẩm giàu Magie trong các loại ngũ cốc và bánh mì, hạt điều, hướng dương, hạnh nhân, cải mầm, cải xoăn, rau bina, bắp cải, bông cải xanh,...Thực phẩm giàu canxi có trong sữa tươi, sữa chua, phô mai, đậu Hà Lan, cá hồi,... 

Một số bài tập thoái hóa khớp vai

Ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì người bệnh nên thường xuyên luyện tập để hỗ trợ điều trị, giúp cơ thể nhanh hồi phục. Dưới đây là một số bài tập dành riêng cho người bị bệnh.

  1. Tx rolling extension (gập người với con lăn)

Bài tập cho người thoái hóa khớp ở vaiBài tập cho người thoái hóa khớp ở vai

Tư thế: ngồi quỳ trên gót chân, đặt 2 tay lên con lăn giãn cơ nằm ngang.

Thực hiện động tác: gập người hạ thấp trọng tâm, 2 tay trượt lên con lăn giãn cơ, thực hiện động tác 4 lần 8 nhịp.

Tác dụng: tăng tầm vận động gấp trước cho khớp vai.

  1. Cross arm stretch (ép gập khớp vai)

Bài tập Cross arm stretchBài tập Cross arm stretch

Tư thế: ngồi quỳ, 1 tay chống dưới đất, tay còn lại đặt lên con lăn giãn cơ.

Thực hiện động tác: ép người xuống tối đa và giữ trong 3s.

Tác dụng: tăng tầm vận động khép gập ngang cho khớp vai.

  1. Pec minor stretch (giãn cơ ngực bé)

Tư thế: nằm sấp, 1 tay đưa sang ngang.

Thực hiện: tay còn lại đẩy người lên cuộn vai và ghì chặt xuống, giữ trong khoảng 5s.

Tác dụng: tăng tầm vận động duỗi dạng ngang vai.

  1. Shoulder abduction with stick (kéo dạng vai với gậy)

Tư thế: nằm ngửa, hai tay cầm gậy ở tư thế ngửa cổ tay.

Thực hiện động tác: dùng 1 tay kéo gậy, tay còn lại giữ gậy, kéo xuống vị trí tối đa và giữ trọng khoảng 2- 3s.

Tác dụng: cải thiện tầm vận động dạng ngoài khớp vai.

  1. Shoulder pass-through (chuyển động qua vai)

Tư thế: đứng thẳng, hai tay cầm gậy.

Thực hiện động tác: đưa từ từ hai tay cầm gậy qua đầu hạ xuống gập vuông góc, từ từ đưa trở về vị trí ban đầu.

Tác dụng: tăng độ linh hoạt cho khớp vai.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bệnh lý thoái hóa khớp vai. Mong rằng với những kiến thức mà bài viết sẽ giúp ích trong việc điều trị cũng như giúp mọi người chủ động trong việc phòng tránh bệnh. BVĐK Phương Đông khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp với đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp, có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, đảm bảo mang đến cho khách hàng dịch vụ y tế chất lượng cao. Liên hệ ngay Hotline 1900 1806 để được tư vấn và đặt lịch khám nhanh chóng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,633

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

PGS.TS. Bác sĩ

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

PGS.TS. Bác sĩ

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám